Phân tích môi trƣờng kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoạch định chiến lược công ty cổ phần thép Việt Trung (full) (Trang 53)

6. Tổng quan tài liệu

2.3.1. Phân tích môi trƣờng kinh doanh

a. Phân tích môi trường bên ngoài

Yếu tố công ty quan tâm nhất đó là yếu tố khách hàng bao gồm chủ đầu tƣ đối với các công trình xây dựng, các nhà thầu xây dựng… Từ đó đã chỉ ra các sức ép từ khách hàng nhƣ: khả năng tạo cạnh tranh giảm giá, khả năng chiếm dụng vốn, trì hoãn chậm thanh toán.

Ngoài ra công ty còn phân tích các yếu tố về môi trƣờng kinh doanh nhƣ tình hình kinh tế, GDP hàng năm, sản xuất công nghiệp so với nông nghiệp, v.v... Đồng thời công ty còn quan tâm tới xu hƣớng thay đổi cơ cấu kinh tế, nhu cầu đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, v.v...

Công ty cũng tập trung sự quan tâm tới các yếu tố chính trị, luật pháp nhƣ xu hƣớng xây dựng các tập đoàn mạnh trong nƣớc, sự ra đời của các chính sách, luật mới có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.

b. Phân tích nguồn lực của Công ty Nguồn nhân lực

Công ty CP Thép Việt Trung là đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trên nhiều lĩnh vực nên nhu cầu về nguồn nhân lực là rất lớn và đa dạng. Hiện tại, công ty có số lƣợng lao động không lớn so với các doanh nghiệp hay công ty khác trong thành phố nhƣng nhiệm vụ của họ rất quan trọng. Công ty luôn xác định con ngƣời là yếu tố then chốt, quyết định đến khả năng thích ứng với tốc độ phát triển công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng sự chuyển đổi của môi trƣờng kinh doanh ở hiện tại và tƣơng lai.

Bảng 2.2: Tình hình nguồn nhân lực qua các năm (2011-2013)

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

SL (Ngƣời) Tỷ lệ (%) SL (Ngƣời) Tỷ lệ (%) SL (Ngƣời) Tỷ lệ (%) Tổng số lao động 103 100 116 100 118 100 I. Số lƣợng lao động 1. Lao động chính thức 85 82,52 95 81,90 101 85,59 2. Lao động mùa vụ 18 17,48 21 18,10 17 14,41 II. Giới tính 1. Nam 68 66,02 78 67,24 75 63,56 2. Nữ 35 33,98 38 32,76 43 36,44

III. Cơ cấu lao động

2. Lao động gián tiếp 40 38,83 42 36,21 45 38,14 IV. Trình độ lao động 1. Đại học trở lên 25 24,27 30 25,86 31 26,27 2. Cao đẳng 18 17,48 20 17,24 21 17,80 3. Trung cấp 12 11,65 14 12,07 13 11,02 4. Công nhân kỹ thuật 26 25,24 25 21,55 25 21,19 5. Lao động phổ thông 22 21,36 27 23,28 28 23,73 (Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự)

Từ số liệu ở bảng 2.2 cho thấy:

Để tối ƣu hóa số lƣợng lao động làm sao giảm đƣợc chi phí sản xuất kinh doanh, công ty thực hiện chính sách thuê ngoài đối với nhân công trong thời gian cao điểm về nhu cầu sản phẩm. Cụ thể lao động mùa vụ chiếm 17,48% năm 2011 tăng lên 18,1% năm 2012 và lại giảm còn 14,41% năm 2013.

Về cơ cấu giới tính, công ty đã cố gắng ngoài sắp xếp công việc phù hợp với năng lực còn chú ý đến giới tính của nhân viên có phù hợp với công việc hay không. Do đặc thù ngành thì nam giới chiếm đa số trong tỷ lệ này.

Với đặc thù công việc của công ty nên việc sử dụng lao động trực tiếp nhiều hơn số lao động gián tiếp, với tỷ lệ 61,17%/31,83% trong năm 2011, cơ cấu này là phù hợp.

Xét vê trình độ thì lao động có trình độ sơ cấp và phổ thông (năm 2011) chiếm tỷ trọng rất cao, có đến 48 trong tổng số 103 CBCNV trong ông ty ở trình độ này, chiếm tỷ trọng 46,6%. Số lƣợng CBCNV có trình độ đại học và cao đẳng trong năm 2011 chiếm tỉ lệ khá cao (chiếm 24,27%) và tăng đần qua từng năm. Trong công ty ngoài các nhân viên kỹ thuật giỏi còn phải có đội

ngũ nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm và đƣợc đào tạo bài bản, bởi họ là ngƣời trực tiếp tiếp xúc với đối tác, khách hàng, phải tạo đƣợc ấn tƣợng tốt về công ty. Công ty cũng đã cố gắng thƣờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo nhân viên nhƣng kết quả chƣa cao. Tuy nhiên, đội ngũ quản lý của Công ty đều có trình độ Đại học, có kinh nghiệm lâu năm nên rất thuận lợi cho Công ty trong việc quản lý.

Nhìn chung, lao động trong công ty đƣợc đào tạo ngày càng tăng. Bởi công ty luôn coi trọng nhân tố con ngƣời, đã chú trọng công tác đào tạo và tuyển dụng, chỉ trong 3 năm số lƣợng lao động có trình độ chuyên môn qua đào tạo đều tăng, cụ thể là một bộ phận lớn lao động chƣa qua đào tạo đã đƣợc đào tạo để đạt đƣợc trình độ chuyên môn và lực lƣợng lao động có trình độ thấp hơn đƣợc đào tạo để nâng lên trình độ cao hơn trong giai đoạn này. Nhờ đó đã dần nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật của mình. Qua đây công ty có điều kiện để nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Tình hình tài chính

Phân tích các chỉ số tài chính cho phép nhà quản trị đánh giá thƣờng xuyên những mặt mạnh yếu về tình hình tài chính cũng nhƣ hoạt động kinh doanh nhƣ: khả năng thanh toán, thông số hoạt động, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời,…Ngoài ra, đây còn là cơ sở để ra các quyết định tài chính của công ty. Qua các kết quả sau quá trình phân tích nhà quản trị doanh nghiệp sẽ biết đƣợc những tồn tại, khó khăn đang vƣớng mắc và tìm cách khắc phục.

Tổng tài sản và tổng nguồn vốn là những số liệu công ty quan tâm đầu tiên, điểm đáng chú ý là nợ phải trả của công ty là rất cao năm 2013 tỷ lệ này so với tổng nguồn vốn là 76%, tổng nợ phải trả đến năm 2013 là 129.466 triệu đồng, giảm nhẹ 0,7% so với năm 2012. Trong đó, vay và nợ ngắn hạn là 72.108 triệu đồng.

Nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng dần qua các năm, cụ thể là năm 2013 là 40.871 triệu đồng, giảm 1,9% so với năm 2012 và tăng 1,45% so với năm 2011. Sự tăng này là do tài sản cố định tăng qua các năm.

Bảng 2.3: Hiệu suất hoạt động của công ty

Các chỉ số tài chính 2011 2012 2013

I. Khả năng thanh toán

1. Khả năng thanh toán hiện thời 2,14 2,19 2,21 2. Khả năng thanh toán nhanh 2,03 2,13 2,14 II. Thông số hoạt động

1. Vòng quay hàng tồn kho 60,87 78,22 97,01 2. Vòng quay các khoản phải thu 2,51 3,03 3,33 3. Kỳ thu tiền bình quân 145,42 120,32 109,50 III. Thông số đòn bẩy tài chính

1. Thông số nợ trên tài sản 0,798 0,758 0,760 2. Thông số nợ trên vốn chủ sở hữu 3,94 3,13 3,17 IV. Khả năng sinh lời

1. Lợi nhuận gộp biên (%) 6,57 8,11 8,02 2. Lợi nhuận ròng biên (%) 1,17 1,51 1,10 3. Lợi nhuận trên tài sản (%) 3,9 3,3 3,2 4. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (%) 19,4 13,8 13,3

-Thông số khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán hiện thời: hệ số thanh toán hiện thòi của công ty nhìn chung đều đƣợc duy trì ở mức lớn hơn 2, cho biết khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của công ty khá tốt. Khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty là khá cao, điều này đã tạo cho công ty có uy tín trên thị trƣờng, nó cho biết để đối phó với một đồng nợ ngắn hạn năm 2013 thì công ty phải có 2,21 đồng tài sản ngắn hạn, năm 2012 thì cần phải có 2,19 đồng, năm 2011 là 2,14 đồng tài sản ngắn hạn để thanh toán đến nợ ngắn hạn. Nhƣ vậy so với năm 2011 thì số tài sản ngằn hạn cần có để đối phó với 1 đồng nợ ngắn hạn năm 2012 tăng 0,05 đồng, năm 2013 tăng 0,02 đồng so với năm 2012. Tỷ số này tăng không đáng kể chứng tỏ công ty chủ động về vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khả năng thanh toán nhanh: Các chỉ tiêu qua 03 năm cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty đã tăng lên, năm 2011 khả năng thanh toán nhanh của công ty đạt mức 2,03 trong khi đó năm 2012 con số này ở mức 2,13 đến năm 2013 chỉ còn ở mức 2,14, sở dĩ khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng dần qua 03 năm vì hàng tồn kho của công ty giảm dần qua các năm, chính vì hàng tồn kho ít nên vòng quay hàng tồn kho tăng qua các năm là diều dễ hiểu cụ thể: Năm 2011 là 60,87 vòng, đến năm 2012 giảm xuống 78,22 vòng, tiếp tục giảm xuống còn 97,01 vòng năm 2013. Có thể thấy trong thời gian qua công ty quản trị tốt vấn đề tồn kho nên đã nâng cao khả năng thanh toán cho công ty, làm cho nguồn vốn của công ty không bị ứ đọng, hiệu quả sử dụng vốn khá cao. Tuy nhiên không nên để chỉ số này quá cao và tăng nhiều qua các năm vì nhƣ thế có nghĩa là lƣợng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trƣờng tăng đột ngột thì rất có khả năng công ty bị mất khách hàng và bị đối thủ canh tranh giành thị phần.

-Thông số hoạt động

Kỳ thu tiền bình quân: Chỉ số này cho ta thấy thời gian bình quân mà các khoản phải thu của công ty có thể chuyển hoá thành tiền (tức là doanh số duy trì dƣới hình thức khoản phải thu cho đến khi đƣợc thu hồi và chuyển hoá thành tiền). Đó chính là các khoản phải thu từ khách hàng hay từ các đon vị trực thuộc, chỉ số này vào năm 2011 là 145,42 ngày, sang năm 2012 chỉ số này tăng lên 120,32 ngày và đến năm 2013 đã tăng lên 109,5 ngày. Mặc dù khoản phải thu của công ty có giảm qua các năm nhƣng vì công ty chƣa quản lý tốt hệ thống kênh phân phối của mình (nhƣ chính sách bán nợ, các phƣơng thức thanh toán của khách hàng, quản lý công nợ...) nên đây là kết quả khó khăn của công ty.

Vòng quay phải thu: Có chiều hƣớng giảm, cụ thể: Năm 2011 là 2,51 vòng, năm 2012 tăng lên 3,03 vòng và năm 2013 tiếp tục tăng 3,33 vòng, đồng nghĩa với việc vòng quay phải thu tăng thì kỳ thu tiền bình quân sẽ giảm xuống. Điều này có nghĩa là công ty đang cải thiện dần trong vấn đề thu nợ từ khách hàng. Những món nợ khó đòi vẫn luôn làm đau đầu các nhà quản lý bởi vì có thế sẽ có nguy cơ mất luôn các khoản nợ này mặc dù đã có nhiều biện pháp để thu hồi, đây là vấn đề khó khăn mà công ty cần phải khắc phục trong thời gian tới. Nhƣng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chi số này quá cao thì có thể công ty sẽ bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thòi gian tui dụng dài hơn, công ty nên cân nhắc chính sách tín dụng đối với từng khách hàng để không làm tổn hại đến lợi ích của công ty trong dài hạn.

-Thông số đồn bẩy tài chính

Thông sổ nợ trên tài sản: Thông số này cho biết tổng tài sản đã đƣợc tài trợ bằng vốn vay nhƣ thế nào. Thông số nợ trên tài sản qua 03 năm đều nhỏ hon 1. Năm 2011 có 79,8% vốn để tài trợ cho tài sản là từ nợ phải trả. Sau đó

giảm xuống 75,8% vào năm 2012 và lại tăng lên 76% năm 2013. Thông số nợ trên tài sản nhỏ hơn 1 chứng tỏ tống tài sản của công ty có thể đối phó đƣợc với tổng nợ. Thông thƣờng các tổ chức tín dụng thƣờng xem xét giá trị tổng tài sản của công ty trƣớc khi quyết định cho vay.

Thông số nợ trên vốn chủ sở hữu: Thông số này đƣợc dùng để đánh giá mức độ sử dụng vốn vay của công ty. Tỷ lệ này chứng tỏ công ty đang sử dụng nhiều vốn vay để tài trợ cho nguồn vốn, điều này tạo ra một cảm giác không an toàn. Nhƣng qua đây cũng có thể thấy đƣợc uy tín của công ty trong việc huy động vốn. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của mình công ty không nên để cho chỉ tiêu này tăng lên quá cao, vì lúc này công ty không chủ động đƣợc nguồn vốn, phụ thuộc vào vốn của các tổ chức khác.

-Thông số khả năng sinh lợi

Lợi nhuận gộp biên: Thông số này chỉ ra tƣơng quan giữa lợi nhuận gộp với doanh thu thuần, nó phản ánh hiệu quả của hệ thống sản xuất. Lợi nhuận gộp năm 2012 là 8,11% tăng so với năm 2011 là 6,57%, nhƣng vào năm 2013 thì con số này giảm trở lại là 8,02%, cho thấy việc đầu tƣ công nghệ, máy móc sản xuất đã có ảnh hƣởng rất lớn và tích cực đến giá vốn hàng bán từ hoạt động sản xuất của công ty, một bộ phận cấu thành nên lợi nhuận gộp biên.

Lợi nhuận ròng biên: Lợi nhuận ròng năm 2012 là 1,51% tăng so với năm 2011 là 1,17%, nhƣng vào năm 2013 thì có xu hƣớng giảm trở lại là 1,1%. Công ty cần phải cố gắng hơn nữa trong công tác quản lý nguồn vốn và giảm chi phí của mình một cách hiệu quả để đạt đƣợc mức lợi nhuận ròng cao hom.

Lợi nhuận trên tài sản (ROA): Qua bảng phân tích ta thấy tỷ so ROA của công ty năm 2011 là 3,9% và giảm xuống còn 3,3% trong năm 2012. Đến năm 2013 thì chỉ số này tiếp tục giảm còn 3,3%, điều này cho thấy khả năng

sinh lợi của công ty liên tục giảm qua các năm. Công ty cần cố gắng hơn trong công tác quản trị chi phí cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Tỷ số này đo lƣơng khả năng sinh lợi trên mỗi đồng của cổ đông, qua số liệu ta thấy rằng ROE của công ty năm 2011 là 19,4% và giảm mạnh vào năm 2012 (13,8%), đến năm 2013 thì tỷ số này có giảm không nhiều so với năm 2012 (13,3%). Nhƣ vậy chứng tỏ năm 2012 công ty đã sử dụng không hiệu quả nguôn vôn cổ đông và đã làm ăn không tốt vào năm này.

Qua phân tích các chỉ số tài chính cuả Công ty ta thấy các chỉ số khá ổn định và ở trong mức cho phép đối với Công ty. Mặc dù vẫn còn một số chỉ số gần với mức không an toàn nhƣng công ty cũng đã nhìn nhận đƣợc và đã có những biện pháp tích cực để chế ngự. Ngoài ra, đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án mới cũng là yêu cầu bức thiết đối với công ty.

Cơ sở vật chất

Công ty CP Thép Việt Trung là một công ty cổ phần nên hầu hết cở sở vật chất đều tự thân vận động và đƣợc trang bị chủ yếu bằng vốn chủ sở hữu và vốn vay.

Trong thời gian đầu thành lập, cơ sở vật chất phục vụ chp văn phòng làm việc, kho bãi gần nhƣ phải thuê mƣớn hoàn toàn, chính vì thế làm ảnh hƣởng rất lớn đến giá thành sản phẩm của công ty. Công ty hiểu rõ điều này tuy nhiên với nguồn vốn ít ỏi ban đầu thì giải pháp thuê mƣớn để nhanh chóng phục vụ cho công tác kinh doanh là giải pháp ƣu việt.

Sau khi đã ổn định hơn trong kinh doanh, có thị phần, đối tác, khách hàng công ty đã cố gắng đầu tƣ hơn vào cơ sở vật chất để ngày càng chủ động hơn. Đến nay công ty đã có trụ sở là việc riêng, sở hữu kho bãi, nhà xƣởng và một số đại lý VLXD ở khu vực miền Trung, công ty cũng mua thêm xe, máy móc chuyên dụng để phục vụ tốt việc phân phối đi các địa phƣơng xa trung tâm.

Tóm lại, cơ sở vật chất của công ty là không thể so với các doanh nghiệp khác trên địa bàn, nhƣng nó cũng góp một phần lớn trong việc chủ động kinh doanh và phát triển lâu dài của công ty.

Hoạt động Marketing

Chính sách sản phẩm: Công ty thực hiện chính sách chất lƣợng cao, công ty có nhiều nỗ lực trong quản lý và sản xuất nhằm nâng cao chất lƣợng sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoạch định chiến lược công ty cổ phần thép Việt Trung (full) (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)