Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ người việt nam di cư trái phép sang anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng (Trang 29 - 30)

Ở cấp độ vĩ mô, các vấn đề liên quan đến di cư trái phép ra nước ngoài và tái hòa nhập cho người di cư hồi hương đã và đang được Đảng và Nhà nước ta thể hiện ở nhiều văn bản khác nhau. Đầu tiên phải kể đến Hiến pháp năm 2013. Bản hiến pháp này quy định công dân Việt Nam ở nước ngoài đươ ̣c nhà nước ta bảo hộ (Khoản 3, Điều 17), mọi công dân đều có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước (Điều 23) và đặc biệt là quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34).

Bên dưới văn bản có tính pháp lý cao nhất này là hai văn bản có các điều khoản liên quan trực tiếp đến vấn đề di cư trái phép ra nước ngoài và tái hòa nhập. Đó là Luật

Người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng (có hiệu lực thi hành

từ 1/7/2007), Luật Phòng, chống mua bán người (có hiệu lực thi hành từ 1/1/2012). Phải đề cập đến Luật Phòng, chống mua bán người ở đây vì trong số những người di cư trái phép ra nước ngoài (hoặc di cư ra nước ngoài mà không có giấy tờ hợp lệ) có những người là nạn nhân của các đường dây đưa người trái phép, nạn nhân của sự bóc lột sức lao động và lạm dụng tình dục.

Điều 7 của Luật Người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng quy định một số hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài (Khoản 5); Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc khi chưa đăng ký hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này (Khoản 7); Lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định của pháp luật (Khoản 10). Bên cạnh đó, vấn đề hỗ trợ việc làm và khuyến khích tạo việc làm cho người lao động sau khi về nước được quy định rõ tại Điều 59 và Điều 60.

Đối với vấn đề phòng chống mua bán người, Điều 3 của Luật Phòng chống mua bán người quy định một loạt những hành vi bị nghiêm cấm như: cấm chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì

19

mục đích vô nhân đạo khác; cấm tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác. Điều 6 quy định về quyền của nạn nhân trong đó có quyền được hưởng các chế độ hỗ trợ và được bảo vệ. Các điều từ Điều 7 đến 18 quy định về trách nhiệm của nhà nước trong việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người và tư vấn về phòng ngừa mua bán người. Các Điều từ 24 đến 40 quy định về việc giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập. Trách nhiệm của các cơ quan hữu quan trong vấn đề phòng chống mua bán người và hỗ trợ tái hòa nhập được nêu trong các điều còn lại.

Ngoài hai luật nêu trên thì Chính phủ cũng thể hiện sự quan tâm đối với vấn đề phòng chống buôn bán người thông qua việc triển khai Chương trình hành động quốc gia phòng chống tội phạm buôn bán người giai đoạn 2011-2015 (theo quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 18/8/2011). Theo đó, một trong những mục tiêu của chương trình này là nâng cao hiệu quả của công tác xác minh, tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán trở về.

Trong hợp tác với chính phủ Anh nhằm ngăn chặn tình trạng công dân Việt Nam di cư trái phép sang Anh, vào năm 2004, hai nước Việt – Anh đã ký kết một biên bản ghi nhớ về các vấn đề di cư. Trên cơ sở biên bản ghi nhớ này, nhiều hoạt động liên quan sau đó đã được triển khai với sự hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật từ chính phủ Anh. Vấn đề hợp tác trong công tác phòng chống di cư trái phép và buôn bán người tiếp tục được bàn đến trong các cuộc Đối thoại Chiến lược giữa hai nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ người việt nam di cư trái phép sang anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng (Trang 29 - 30)