Ngoài những rủi ro, nguy hiểm trên đường di chuyển từ Việt Nam (hoặc từ một nước khác) đến Anh, người di cư còn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong thời gian ở Anh. Đó là tình trạng công việc bấp bênh lúc có lúc không, thu nhập không như mong đợi, bị đe đọa và đánh đập bởi các băng nhóm tội phạm, bị các chủ trang trại trồng cần sa lừa gạt và đặc biệt là nguy cơ bị bắt giữ, xử tù và trục xuất về Việt Nam bất cứ lúc nào.
Biểu đồ 2.13. Những vấn đề mà người di cư gặp phải
Kết quả khảo sát cho thấy có 88,8% số người được hỏi cho rằng họ đã bị các chủ trại trồng cần sa giam giữ tại nơi làm việc: “Khi mình vào nhà trồng cần sa thì chỉ được ở trong nhà và phải thực hiện mọi quy tắc mà chủ yêu cầu. Thức ăn sẽ có người mang đến hàng tháng. Mình chỉ được ra ngoài một ngày khi thu hoạch xong. Mà cũng phải ra lén lút để hàng xóm không nhìn thấy. Chủ chỉ chở đi chơi một ngày rồi vào làm vụ tiếp, nếu
chưa bị bắt hay bị cướp” (VNH, nam, 38 tuổi, Hà Tĩnh).
Bên cạnh đó cũng có 6,2% số người được hỏi cho biết là họ đã bị lừa gạt, và 4,7% cho rằng bị bóc lột sức lao động (bị trả lương thấp hoặc tỷ lệ ăn chia sau mỗi vụ thu hoạch
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Giam giữ Lừa gạt Bóc lột sức LĐ Chậm lương Quỵt tiền lương Đánh đập Vấn đề khác 88,8 6,2 4,7 2,9 2,6 1,5 1,8
56
trồng cần sa không rõ ràng, không tương xứng với công sức bỏ ra). Sự lừa gạt mà họ đề cập ở đây là những hứa hẹn không chắc chắn về công việc của đường dây đưa người hoặc không cung cấp đẩy đủ thông tin (loại hình công việc, mức độ nguy hiểm và rủi ro) về việc họ sẽ tham gia vào các khâu khác nhau của hoạt động trồng cây cần sa. Anh LTT (nam, 34 tuổi, Quảng Bình) nhớ lại: “Thực tế cuộc sống bên Anh diễn ra không giống hình dung. Khi ở nhà mình chỉ nghĩ đi thế này là hên xui, nhưng khi sang đến bên kia, lúc bắt tay vào công việc cụ thể thì mới thấy được sự nguy hiểm của việc trồng cần sa. Ở nhà nghĩ đi là thắng, vấn đề chỉ là được nhiều hay ít. Sang đến Anh mới biết là việc này vừa
nguy hiểm đến tính mạng vừa nhiều rủi ro”. Sự nguy hiểm đến tính mạng mà người đàn
ông này đề cập là nguy cơ bị tấn công khi phải đối mặt với các nhóm cướp cần sa hoặc khi bị cảnh sát truy bắt. Theo chia sẻ của những người tham gia khảo sát thì có người đã chết do bị vấp ngã khi bị cảnh sát truy đuổi.
Hộp 2.9. Bị lừa tham gia vào hoạt động trồng cần sa
Hỏi: Hồi ở Anh và ở Pháp, anh có gặp phải vấn đề nào không?
Đáp: Mình cũng bị lừa. Mình khẳng định là bị lừa. Chẳng hạn người ta nói mày vô trong nhà này dọn dẹp giúp tao cái này, nhưng vô trong là làm việc khác.
Hỏi: Anh có thể nói rõ hơn được không?
Đáp: Khi bọn anh vô làm là người ta khóa cửa lại, chỉ có liên lạc bằng điện thoại. Sau khi xong công việc người ta kiểm tra rồi người ta chở về bằng ô tô. Nhưng mà hầu như không ai biết chính xác việc cả. Nhiều người họ nói thẳng là các em không cần biết công việc. Làm vậy đó, anh trả vậy đó, có đi làm thì đi. Còn công việc hầu như nó không nói trước.
Hỏi: Tức là lúc đầu người ta bảo mình dọn dẹp, sửa sang nhà cửa bình thường thôi, nhưng sau đó người ta lại yêu cầu mình làm việc khác?
Đáp: Người ta bảo mình sửa nhà để làm cái gì đó chứ không phải để ở. Làm xong là mình đi, không biết sau đó người ta làm gì.
57
Những người khác thì cho biết họ không được chủ trại trồng cần sa nói rõ về tính chất công việc và những rủi ro cũng như nguy hiểm khi tham gia vào các công đoạn khác nhau của công việc này: “Hồi đó em không biết là đi trồng cần sa. Họ nói đi vào trồng hoa. Trồng hoa mà cũng phải ở trong nhà chứ không được ra ngoài. Rồi đến một hôm tự
nhiên thấy công an đập cửa vào bắt”, anh NCM (28 tuổi, Hà Tĩnh) nhớ lại. Hoặc họ được
các chủ trại khuyến khích tham gia bằng việc nói về mức thu nhập cao, như chia sẻ của anh LHT (38 tuổi, Hà Tĩnh): “Sau khoảng bốn tháng sang Anh thì đi trồng cần sa. Người chủ không nói gì về nguy hiểm khi đi trồng cần sa, ngược lại người ta còn khuyến khích mình đi làm. Họ nói làm công việc này lợi nhuận cao. Tôi thấy cũng được, người ta bỏ
của, mình bỏ công, nếu không may thì người ta mất vốn. Coi như năm ăn, năm thua”.
Mặc dù tham gia các hoạt động liên quan đến trồng cây cần sa có nhiều nguy hiểm như vậy nhưng không phải ai cũng được các chủ trại nhận vào làm. Những người đã được nhận vào làm thì luôn phải đối mặt với nguy cơ bị đuổi vì không làm được việc.
Hộp 2.10. Công việc trồng cần sa cũng bấp bênh
“Trước đây người Việt ở Anh còn ít, các việc khác như làm bếp, làm móng còn dễ xin thì không phải ai cũng chấp nhận mạo hiểm để đi trồng cần sa, nên chủ rất chiều chuộng người trồng cần sa. Giai đoạn sau này, người muốn đi làm thì nhiều mà nhà trồng cây thì liên tục bị vỡ do cướp hoặc do cảnh sát bắt, nên nếu người trồng không chịu thì sẽ có người khác thay ngay” (TVT, nam, 28 tuổi, Hà Tĩnh).
“Bây giờ chủ rất kén người, khi nhận ai họ còn xem tuổi hoặc xem số người định thuê có đen không, nhà trồng có hay bị cướp không. Nếu như trồng thử một thời gian mà thấy chất lượng trồng kém chủ nó cũng thay người khác. Nói chung là anh em cũng khổ trăm bề. Làm 3 tháng không đạt sản phẩm thì đuổi ngay. Ví dụ không đạt 70g/ cây thì thay người khác” (ĐXC, nam, 41 tuổi, Hà Tĩnh).
Đặc biệt, nguy cơ lớn nhất mà cả người tham gia trồng cần sa và chủ trại phải đối mặt là bị cảnh sát Anh bắt giữ và bị xử tù. Theo kết quả khảo sát, có tới 90,1% số người được hỏi cho biết đã từng bị cảnh sát Anh bắt giữ, trong đó có những người bị bắt giữ tới bốn lần. Lý do bị bắt giữ chủ yếu là do người di cư bị phát hiện tham gia vào đường dây
58
trồng cây cần sa (số này chiếm tới chiếm 63%). Đáng chú ý là những người bị bắt vì trồng cần sa có xu hướng tái phạm nhiều lần. Cụ thể, trong số những người bị bắt giữ tới bốn lần thì có tới 90,5% trong số đó là vì trồng cần sa. Điều đó cho thấy hoạt động trồng cần sa mặc dù là bất hợp pháp nhưng vì có khả năng tạo ra thu nhập rất cao trong một thời gian ngắn nên nhiều người bất chấp rủi ro để làm việc.
Bảng 2.4. Tình trạng bị bắt giữ
Số lần bị bắt giữ Tỷ lệ bị bắt giữ nói chung Do tham gia trồng cần sa
nói riêng
Không bị bắt giữ lần nào 9,9 -
Có bị bắt giữ 90,1 63 Bị bắt giữ 1lần 61,4 60.3 Bị bắt giữ 2 lần 22,4 69,5 Bị bắt giữ 3 lần 5,7 90,5 Bị bắt giữ 4 lần 0.6
Những rủi ro và khó khăn nêu trên mà người di cư phải đối mặt cho thấy cuộc sống của họ ở Anh không hề dễ dàng. Không có việc làm hoặc công việc được trả lương thấp và đặc biệt là việc bị bắt giữ và trục xuất về nước đã khiến nhiều người hồi hương về Việt Nam trong tình trạng không có tiền và không có khả năng trả nợ số tiền đã vay mượn để đi Anh. Điều này sẽ khiến họ gặp phải nhiều khó khăn như được phân tích ở phần tiếp theo.
59
Chƣơng 3: NHU CẦU VỀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ TÁI HÒA NHẬP 3.1. Thực trạng đời sống của ngƣời di cƣ trái phép sang Anh hồi hƣơng
Trong khi hồi hương là quyết định tự nguyện của một số người di cư trái phép thì đa phần hồi hương do bị ép buộc. Kết quả khảo sát cho thấy có 81,8% số người được hỏi cho biết họ đã bị chính phủ Anh trục xuất. Trong số những người tự trở về (18,2%) thì có tới hơn một nửa (53,2%) là do không có việc làm hoặc công việc có thu nhập quá thấp. Như vậy là họ buộc phải trở về nước trước kế hoạch dự kiến ban đầu và số tiền mang về cũng không nhiều như kỳ vọng hoặc hoàn toàn không có tiền. Đây là khó khăn đầu tiên và cũng là lớn nhất của họ sau khi hồi hương.