10273 Hà Mi, Những con đường lậu sang Anh,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ người việt nam di cư trái phép sang anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng (Trang 113)

11 Hậu bị buôn bán: Trải nghiệm và thách thức trong quá trình (tái) hoà nhập của người bị buôn bán trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông

10273 Hà Mi, Những con đường lậu sang Anh,

73. Hà Mi, Những con đường lậu sang Anh,

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/03/130304_uk_viet_illegal_immigra nts.shtml, cập nhật ngày 4/3/2013.

74. Nghiên cứu Đông Nam Á, Nhu cầu nghiên cứu di dân quốc tế ở Việt Nam,

http://www.bienphongvietnam.vn/nghien-cuu-trao-doi/thong-tin-tu-lieu/740-ddd- 3.html, cập nhật ngày 2/1/2013.

75. Nick Thorpe, Truy quét dân nhập cư lâu người Việt,

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/06/100626_viet_migrants.shtml, cập nhật ngày 26/6/2010.

76. Thủy Chung, Hội liên lạc Việt kiều Hải Phòng: Nơi quy tụ những người con xa xứ về

quê hương, http://anhp.vn/van-hoa/201410/hoi-lien-lac-viet-kieu-hai-phong-noi-quy-

tu-nhung-nguoi-con-xa-xu-huong-ve-que-huong-471438/,cập nhật ngày 14/10/2014 77. Tổng cục Thống kê, Dân số và lao động,

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=14632, cập nhật thường xuyên.

78. Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình, Tình hình kinh tế xã hội năm 2013,

http://www.quangbinh.gov.vn/3cms/?cmd=130&art=1385522430023&cat=11797307 30237, cập nhật ngày 28/11/2013.

79. Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình, Tổng quan Quảng Bình,

http://www.quangbinh.gov.vn/3cms/?cmd=120&cat=1124765178891, ngày cập nhật không rõ.

103

Phụ lục 1: Một số chính sách, chƣơng trình và hoạt động liên quan đến phòng chống buôn bán ngƣời và hỗ trợ ngƣời đi xuất khẩu lao động về nƣớc đã và đang đƣợc triển khai

Các chính sách chung, chƣơng trình và hoạt động chung:

- Quỹ quốc gia giải quyết việc làm.

- Chương trình cho vay đối tượng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội. - Quỹ hỗ trợ nông dân.

- Vốn vay cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Dạy nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn. - Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm.

- Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.

- Sàn giao dịch việc làm và trung tâm giới thiệu việc làm. - Trung tâm trợ giúp pháp lý miễn phí.

Các chính sách chung, chƣơng trình và hoạt động chung cụ thể:

- Luật Phòng, chống mua bán người (có hiệu lực từ 1/1/2012) và các nghị định, thông tư hướng dẫn được ban hành sau đó.

- Chương trình hành động quốc gia phòng, chống mua bán người giai đoạn 2011 - 2015.

- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (có hiệu lực từ 29/11/2006) và các nghị định, thông tư hướng dẫn được ban hành sau đó.

- Luật Trợ giúp pháp lý (có hiệu lực từ ngày 1/1/2007) và các nghị định, thông tư hướng dẫn được ban hành sau đó.

- Văn phòng thường trực phòng chống tội phạm và ma túy quốc gia.

- Bộ tiêu chuẩn tối thiểu bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân; và Cẩm nang hỗ trợ nạn nhân bị mua bán do Bộ LĐ-TB&XH xây dựng.

104

- Đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em 18001567 của Bộ LĐ-TB&XH chuyên cung cấp thông tin và tư vấn qua điện thoại các vấn đề liên quan đến bảo vệ trẻ em, trong đó có vấn đề buôn bán người.

- Nhà Bình yên của Hội LHPN Việt Nam (tiếp nhận và hỗ trợ toàn diện dài hạn cho nạn nhân buôn bán người và bạo lực gia đình).

- Tài liệu hướng dẫn thực hành CTXH với nạn nhân buôn bán người do Bộ LĐ- TB&XH và UNICEF biên soạn.

- Chương trình giảng dạy về CTXH với nạn nhân buôn bán người của trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

- Và một số một số chính sách và hoạt động khác

Các chƣơng trình, dự án và hoạt động của các tổ chức Liên Hợp Quốc và phi chính phủ:

- Trung tâm Tiếp nhận và Nhóm Tự lực dành cho nạn nhân buôn bán người do IOM phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH thực hiện thí điểm tại một số địa phương. - Nhà Nhân ái do tổ chức Pacific Links xây dựng nhằm tiếp nhận và hỗ trợ toàn

diện dài hạn cho nạn nhân mua bán người.

- Trung tâm tiếp nhận và hỗ trợ toàn diện dài hạn cho nạn nhân buôn bán người của tổ chức Hagar International.

- Các hoạt động giải cứu và hỗ trợ toàn diện dài hạn cho nạn nhân mua bán người của tổ chức Blue Dragon.

- Chương trình Chấm dứt mua bán người (ETIP) của tổ chức World Vision gồm các hợp phần về chính sách, phòng ngừa và bảo vệ nạn nhân (bao gồm hỗ trợ tái hòa nhập).

- Dự án LHQ hợp tác hành động chống lại nạn buôn người (UN-ACT) giai đoạn 2014 - 2018 (giai đoạn trước có tên là Dự án Liên minh các tổ chức LHQ về phòng chống buôn bán người – UNIAP).

105

- Dự án của Asia Foundation về phòng chống mua bán người trong đó có việc xây dựng trang web dicuantoan.org (trang web này hiện do Trung tâm Giáo dục và Phát triển vận hành).

- Dự án “Thúc đẩy di cư an toàn từ Việt Nam thông qua việc thành lập thí điểm Văn phòng hỗ trợ lao động ngoài nước” do Cục Quản lý Lao động Ngoài nước (thuộc Bộ LĐ-TB&XH), Hội LHPN Việt Nam và IOM thực hiện. Dự án nhằm mục đích tạo điều kiện di cư an toàn cho công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thông qua dịch vụ cung cấp thông tin và tư vấn nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề trong di cư lao động ra nước ngoài. Dự án này hiện có trang web hotrolaodongngoainuoc.org.

- Cẩm nang Hướng dẫn sinh hoạt nhóm Tự lực phòng chống mua bán người do IOM và Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) xây dựng.

106

Phụ lục 2: Câu hỏi gợi ý phỏng vấn sâu

Trƣớc khi di cƣ

1. Hoàn cảnh gia đình của anh/chị trước khi sang Anh như thế nào?

2. Anh/chị sang Anh từ năm nào? Khi đó, điều gì đã thúc đẩy anh/chị quyết định sang Anh? Có biến cố gì xảy ra?

3. Mục đích của anh/chị sang Anh là gì?

4. Tại sao anh/chị lại chọn Anh để đi mà không phải là nước khác?

5. Trước khi đi anh/chị biết gì về cuộc sống người Việt ở Anh và biết qua nguồn nào thông tin nào?

6. Ai là người giới thiệu, gợi ý để anh/chị biết đến công việc ở Anh? Người đó đã nói thế nào?

7. Ai là người đưa anh/chị đi? Người đưa anh/chị đi có cam kết gì về việc làm với anh/chị không? Nội dung công việc mà anh/chị được cam kết, thỏa thuận cụ thể như thế nào? Khi sang Anh, thực tế công việc có như anh/chị đã được cam kết, hứa hẹn không?

8. Anh/chị đã dự tính sẽ làm gì khi sang Anh và mức thu nhập mong đợi là bao nhiêu? 9. Anh/chị đã tham dự những khóa học gì chuẩn bị cho việc sang Anh (tiếng Anh, học

nghề…)?

10. Anh/chị phải bỏ ra bao nhiêu tiền để sang Anh? Số tiền đó là tự có hay phải vay mượn? Nếu phải vay mượn thì vay mượn ai, như thế nào?

11.Ngoài cách thức mà anh/chị đã thực hiện để đi Anh, anh/chị còn biết cách đi nào khác không? Nếu có, vì sao anh/chị không chọn cách khác mà chọn cách đã thực hiện? Anh/chị có hình dung được những nguy mà anh/chị có thể gặp phải khi di cư sang Anh bằng cách thức trái phép này không?

107

12.Theo anh/chị cơ quan chức năng nào có thể giúp anh/chị có những thông tin về việc đi ra nước ngoài làm việc?

13.Trước khi đi Anh, anh/chị có những thông tin gì về pháp luật cư trú ở Anh và những chính sách và quy định về người nhập cư nước ngoài vào Anh? Anh/chị có được những thông tin đó từ nguồn thông tin nào?

14.Anh/chị có những thông tin về Đại sứ quán Việt Nam tại Anh không? Ví dụ như địa chỉ, điện thoại liên hệ, vai trò của Đại sứ quán và quyền được bảo hộ của công dân Việt Nam khi ở Anh.

15. Trước khi đi Anh anh/chị có bất kỳ lo lắng, băn khoăn nào không? Nếu có tại sao anh/chị vẫn quyết định đi Anh?

Trên đƣờng di cƣ

1. Anh/chị đi đến Anh như thế nào: Những nước đã đi qua, thời gian ở lại mỗi nước, những việc đã làm khi lưu lại ở các nước, mức độ hợp pháp của việc lưu trú, cách thức di chuyển từ nước này sang nước khác (vượt biên hay công khai), gặp gỡ những ai và được đối xử như thế nào trong suốt hành trình di chuyển.

2. Trước khi đi, bạn biết gì về cách thức đi và mức độ nguy hiểm của từng cách đi? 3. Nước Anh có phải là đích đến từ đầu khi anh/chị quyết định ra nước ngoài không?

Nếu không thì anh/chị đã đi (những) nước nào rồi mới quyết định đi Anh?

4. Anh/chị được “truyền kinh nghiệm” gì về việc làm thế nào để có thể nhập cư trái phép vào Anh và xử lý các tình huống tại Anh? Ai đã truyền cho anh/chị kinh nghiệm đó? 5. Những điều anh/chị không mong muốn nhất đã xảy ra trên đường đến Anh là gì: bị

đánh đập, bị giam cầm, bị quản thúc, bị bỏ đói, bị giữ giấy tờ...? Khi đó anh/chị đã xử lý như thế nào? Ai là người giúp đỡ anh/chị?

6. Tổ chức (người) đưa anh/chị đi có vai trò như thế nào trong quá trình anh/chị di chuyển từ Việt Nam sang Anh? Họ có giúp đỡ hoặc anh/chị có liên lạc được với họ khi cần không?

108

7. Trên đường đi, ai là người cầm giấy tờ tùy thân của anh/chị? Nếu là người khác cầm, lý do họ cầm giấy tờ của anh/chị là gì? Họ có trả lại giấy tờ cho anh/chị không? Khi nào? Nếu họ không trả giấy tờ thì lý do là gì? Anh/chị đã ứng xử với với việc đó như thế nào?

8. Điều anh/chị nhớ và ấn tượng nhất trong hành trình sang Anh là gì?

Thời gian lƣu trú tại Anh

1. Anh/chị hãy kể về ngày đầu tiên đến Anh?

2. Chỗ ở đầu tiên của anh/chị khi đến Anh: ở đâu, ở với ai, điều kiện sống, so sánh với hình dung trước đó, v.v.

3. Sau bao nhiêu lâu ở Anh thì anh/chị có công việc đầu tiên? Cách bạn tìm được việc làm đầu tiên ở Anh: tính chất công việc, thời gian làm việc, môi trường làm việc, thời gian làm việc, các điều kiện việc làm, mức lương, các thỏa thuận về công việc và việc thực hiện thỏa thuận, so sánh giữa công việc thực tế với công việc được hình dung trước khi sang Anh?

4. Anh/chị đã làm những công việc gì trong thời gian ở Anh? Mức thu nhập trung bình/tháng của từng loại công việc, lý do chuyển công việc và làm gì trong khoảng thời gian không tìm được việc làm chính thức?

5. Những vấn đề, khó khăn mà anh/chị gặp phải tại nơi làm việc là gì? Những điểm gì khiến anh/chị không hài lòng hoặc gây cho anh/chị những cảm xúc tiêu cực, như lo lắng, tức giận và căng thẳng?

6. Việc đi lại của anh/chị trong thời gian sống tại Anh diễn ra như thế nào: Tự do đi lại hay bị hạn chế hoặc cấm đi lại? Thoải mái khi ra ngoài hay lo lắng và sợ hãi khi ra ngoài?

7. Các mối quan hệ bạn thiết lập trong thời gian sống tại Anh và người bạn nhờ giúp đỡ khi có sự cố là ai?

109

8. Bạn có khai báo với chính quyền địa phương nơi bạn lưu trú về tình trạng lưu trú của bạn không? Vì sao?

9. Bạn có những loại giấy tờ gì do chính quyền sở tại cấp và làm thế nào để có được nó? 10. Bạn có biết gì về quyền lợi và trách nhiệm của bạn khi sống ở Anh? Đó là những

quyền lợi gì? Bạn biết những thông tin đó qua nguồn nào?

11. Khi sống ở Anh, bạn có những giấy tờ tùy thân nào được mang từ Việt? Nếu bạn không giữ thì ai là người giữ giấy tờ tùy thân của bạn?

12. Trong thời gian sinh sống tại Anh bạn đã ở những thành phố nào? Điều gì khiến bạn chuyển từ thành phố này sang thành phố khác?

13. Điều bạn thấy hài lòng, ấn tượng và đáng nhớ nhất khi bạn sống ở Anh là gì? Điều bạn muốn quên đi nhất là gì?

14. Những điều bạn cảm thấy lo lắng và thất vọng nhất khi sống ở anh là gì?

15. Bạn đã có những thay đổi gì so với khi bạn sống ở Việt Nam? Bạn đã phải điều chỉnh những gì để thích nghi với cuộc sống mới? Để sống ở Anh, bạn đã cần những kĩ năng gì và cần tới những sự hỗ trợ nào?

16. Mức độ hài lòng của bạn với cuộc sống của bạn ở Anh như thế nào?

17. Bạn đã nhận được những hỗ trợ gì từ chính quyền sở tại, các tổ chức xã hội và cá nhân?

18. Bạn có biết địa chỉ hay cách thức liên lạc vơi đại sứ quán Việt Nam tại Anh? Bạn có tìm đến hay nhận được sự hỗ trợ gì từ Đại sứ quán Việt Nam tại Anh nơi bạn lưu trú không? Nếu có thì đó là những hỗ trợ gì? Bạn nhận được hỗ trợ đó như thế nào?

110

Trở về Việt Nam

1. Bạn trở về Việt Nam khi nào và trong hoàn cảnh nào? Lý do bạn trở về là gì? Bạn có về trước thời gian dự kiến không? Nếu có thì việc về trước có gây khó khăn, bất lợi nào cho bạn không?

2. Khi bạn trở về, bạn đã nhận được những hỗ trợ gì từ phía chính phủ Anh? Bạn có thể nói cụ thể về khoản hỗ trợ đó. Xin hãy chia sẻ về những cơ hội mà chính phủ Anh đã tạo điều kiện và hỗ trợ để bạn trở về nước? Những đề nghị đó có ảnh hưởng như thế nào đến quyết định trở về nước sớm của bạn? Bạn đã sử dụng khoản hỗ trợ này vào việc gì khi về Việt Nam?

3. Bạn biết gì về những chương trình khuyến khích người nhập cư trái phép ở Anh trở về Việt Nam? Bạn biết qua nguồn thông tin nào?

4. Khi mới trở về, những điều bạn thấy băn khoăn, lo lắng là gì? Trên thực tế bạn đã gặp phải những khó khăn gì?

5. Cảm nhận của bạn khi trở về Việt Nam là gì? Mối quan hệ của bạn với gia đình và những người xung quanh như thế nào? Gia đình bạn đã đón bạn trở về với thái độ và suy nghĩ ra sao? Bạn có cảm nhận và suy nghĩ gì về thái độ của gia đình bạn với việc bạn trở về?

6. Bạn đã thích nghi với cuộc sống gia đình và đời sống xã hội thế nào? Có những khác biệt gì trong gia đình bạn và trong xã hội, trong chính bạn mà bạn nhận thấy so với việc trước khi khi bạn rời Việt Nam? Theo bạn, nguyên nhân của sự khác biệt đó là do đâu?

7. Tình hình tài chính của bạn hiện tại như thế nào: đã trả hết nợ chưa, nếu còn nợ là bao nhiêu? Nếu không còn nợ thì số tiền gửi về hoặc mang về đã dùng vào việc gì hoặc sẽ dùng vào việc gì: Đầu tư cho con cái học hành, xây nhà, đầu tư làm ăn, cho vay lấy lãi?

111

9. Trở về Việt Nam bạn dự định sẽ sinh sống và làm việc tại quê hương hay đến một nơi khác? Nếu đến một nơi khác thì lý do là gì và bạn sẽ đi đâu? Công việc bạn sẽ làm là gì? Lí do bạn đến nơi đó để sinh sống và làm việc là gì? (Với những người đã về được một thời gian dài thì hỏi: Từ lúc về nước đến nay bạn đã làm gì để duy trì và ổn định cuộc sống?)

10. Bạn có ý định quay lại nước Anh không? Nếu có, bạn dự định sẽ đi như thế nào, với mục đích gì?

Nhu cầu hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng

1. Khó khăn lớn nhất của bạn lúc này là gì: không có tiền trả nợ, không có chỗ ở, không

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ người việt nam di cư trái phép sang anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng (Trang 113)