Nguyên nhân thúc đẩy ngƣời dân di cƣ trái phép sang Anh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ người việt nam di cư trái phép sang anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng (Trang 47)

Có một câu hỏi cần đặt ra là tại sao những người này lại chọn Anh mà không phải các nước khác để đến. Trả lời câu hỏi này rất quan trọng vì nó làm rõ được yếu tố “lực hút” của luồng người di cư trái phép sang Anh, từ đó có thể đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế luồng di cư trái phép này.

Theo kết quả nghiên cứu, những lý do dẫn đến quyết định di cư trái phép sang Anh mà người dân nêu ra là đi theo phong trào, dễ kiếm việc làm, công việc có thu nhập cao, ít có nguy cơ bị kiểm tra giấy tờ và trục xuất về nước. Đi theo phong trào ở đây được hiểu là có nhiều người tại địa phương đã đi Anh và kiếm được nhiều tiền nên những người khác muốn đi theo để làm ăn. Phong trào này không chỉ xảy ra đối với những người đi từ Việt Nam mà cả ở nhóm người Việt Nam đi từ một nước khác – số người này xuất phát từ châu Âu, trong đó đa phần là Đông Âu.

Theo Lý thuyết Nhu cầu của Maslow thì rõ ràng là việc đi Anh đã thõa mãn được nhu cầu những người này khi mà kiếm tiền và làm giầu một cách nhanh chóng và dễ dàng đang là nhu cầu lớn nhất của họ. Chính vì điều này mà nhu cầu được giữ thể diện và giá trị của bản thân (nhu cầu bậc cao hơn) thông qua việc di cư, cư trú và lao động hợp pháp không quan trọng đối với họ. Thay vào đó, họ chọn con đường bất hợp pháp.

Theo Lý thuyết Hệ thống thì bản thân mỗi người di cư sang Anh là một thành tố của một hệ thống nào đó (gia đình, dòng tộc, nhóm bạn chơi, cộng đồng dân cư, v.v.) và các hệ thống này lại là một phần và chịu tác động của các hệ thống lớn hơn (cộng đồng dân cư có ranh giới địa lý lớn hơn, các đường dây đưa người trái phép, v.v.). Các thành tố trong hệ thống và các hệ thống ở đây đã giữ vai trò cung cấp thông tin (một dạng nguồn lực), hướng dẫn và tạo động lực (một số người đi Anh và kiếm được tiền trước đó đã giữ vai trò như tấm gương – hình mẫu) để người dân đi Anh.

37

Hộp 2.1. Lý do quyết định đi Anh của một người trong nước

Hỏi: Điều gì khiến anh chọn Anh để đi mà không phải quốc gia khác?

Đáp: Nước khác thì không có người quen. Bọn anh đi là phải có người quen sang bên ấy đưa đón. Còn đi xuất khẩu lao động của nhà nước có hợp đồng thì không cần người quen. Bọn anh thì có người quen ở bên Anh. Ai cũng phải có anh em bạn bè rồi mới dám đi. Hầu như không ai đi tù mù cả, phải xác định như thế. Sang bên ấy thì có thể công việc là tù mù, như đánh bạc vậy, một là có tiền hai là bị bắt, không có gì chắc chắn hết. Sang bên ấy thì hầu như ai cũng có người đón về cả, chứ ít trường hợp không có người đón về rồi không biết đi đâu.

Hỏi: Người quen là người gần nhà ở quê hay có quan hệ như thế nào với anh?

Đáp: Anh có ông bạn cọc chèo ở ngoài Vinh, ông ấy lấy chị vợ. Ông ấy từ Đức sang, ông ấy sang đó trước rồi mình sang.

(NHC, nam, sinh năm 1967, Hà Tĩnh)

hương Có hai nguyên nhân chính được những người tham gia khảo sát đề cập đến để giải thích cho việc di cư trái phép sang Anh của họ. Đó là do biến cố công việc (29,7%) và biến cố kinh tế (28,8%). Biến cố kinh tế được đề cập đến ở đây là do làm ăn thua lỗ, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, v.v. Còn biến cố công việc là do mất việc làm, thất nghiệp, công việc có thu nhập thấp không đủ trang trải cuộc sống, không tìm được việc làm, v.v. Bên cạnh đó cũng có 17,4% số người được hỏi nói họ gặp phải cả biến cố công việc và kinh tế trước khi quyết định di cư sang Anh. Xem biểu đồ dưới đây:

38

Có sự khác biệt đáng kể trong nguyên nhân thúc đẩy di cư trái phép sang Anh giữa những người xuất phát từ Việt Nam và những người xuất phát từ một nước khác, như biểu đồ dưới đây: 29,7 28,8 17,4 5,3 3,8 3,5 7,4 0 5 10 15 20 25 30 35 Biến cố công

việc Biến cố kinh tế Biến cố kinh tế và công việc

Muốn đời

sống khá giả Biến cố gia đình Biến cố xã hội Khác

Biểu đồ 2.8. Nguyên nhân thúc đẩy người dân DCTP sang Anh

Biến cố công việc Biến cố kinh tế Do cả biến cố kinh tế và công việc Biến cố xã hội 37,1 21,4 23,6 5,7 24 34,7 12,8 11,2

Biểu đồ 2.9. Nguyên nhân thúc đẩy đi Anh phân chia theo hai nhóm đi từ Việt Nam và đi từ một nước khác

39

Trong khi người đi từ một nước khác vì lý do công việc nhiều hơn thì người đi từ trong nước lại đi Anh vì lý do kinh tế nhiều hơn. Sự khác biệt này một lần nữa cho thấy những biến động kinh tế, xã hội ở các nước châu Âu cuối thập niên 2.000 đã có sự tác động đến quyết định di cư trái phép sang Anh của người Việt.

Hộp 2.2.Lý do quyết định đi Anh của một người đã sống ở nước ngoài

Năm 2007 anh NVV đi xuất khẩu lao động ở Séc. Năm 2010 nhà máy nơi anh làm việc không có việc làm do chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu. Vào thời điểm đó, khi liên hệ về gia đình, anh được biết nhiều người ở quê đi Anh làm ăn rất dễ và đã gửi nhiều tiền về cho gia đình. Cùng thời điểm đó giấy tờ lưu trú ở Séc của anh cũng hết hạn, sau khi bàn tính, hai vợ chồng anh đã quyết định vay mượn tiền để đi Anh. Một lý do nữa khiến anh NVV quyết định sang Anh là vì chi phí để đi từ Séc sang Anh rẻ hơn nhiều so với chi phí để đi từ Việt Nam. Theo V có nhiều người ở Việt Nam phải bỏ ra một khoản tiền tương đối lớn đi được Anh, trong khi đó anh chỉ cần bỏ ra khoảng khoảng 100 triệu Đồng là có thể đi được. Vào thời điểm đó, theo anh NVV, cũng có nhiều người lao động Việt Nam sinh sống ở Séc đã quyết định sang Anh tìm kiếm vận may (NVV, nam, sinh năm 1982, Quảng Bình).

Với những người di cư từ trong nước thì lý do đi Anh cũng khác nhau giữa những người sống ở miền Trung và những người sống ở miền Bắc. Trong khi những người ở các tỉnh miền Bắc cho rằng động cơ chính thúc đẩy họ đi Anh là do làm ăn thua lỗ, kinh doanh khó khăn, không kiếm được việc làm có thu nhập cao, có người thân đang sống ở Anh, v.v. thì những người ở các tỉnh miền Trung lại nói nhiều đến đời sống gia đình khó khăn, công việc thu nhập thấp, không kiếm được việc làm.

Hộp 2.3. Mục đích di cư

“Suy cho cùng cũng vì mục đích kiếm tiền thôi anh ạ. Năm em tốt nghiệp xong xin việc ở Hà Nội không được nên em về Hải Phòng xin việc và được làm việc ở công ty về xuất nhập khẩu. Lương của em lúc đó cũng chỉ đủ trang trải cho cuộc sống của

40

em thôi nên cũng thấy chán. Nghĩ mình làm như thế thì đến bao giờ mới lấy được vợ, mới có nhà cửa?! Khi đó bà cô em ở bên Anh điện về nói rằng sang đó làm ăn cũng được nên em quyết định đi. Lúc đó em nghĩ sang đó làm ăn một thời gian, kiếm được ít vốn thì về nhà làm ăn, lấy vợ thôi” (VVT, nam, 28 tuổi, Hải Phòng).

“Nếu mà làm công việc như ở nhà mình cũng chẳng biết đến bao giờ mới lo được cho con cái học hành. Chi tiêu cuộc sống hàng ngày còn chẳng đủ thì lấy đâu ra tiền cho con cái ăn học. Tất cả cũng vì con cái thôi. Anh nghĩ thế nên khi thấy mọi người nói sang Anh làm ăn được thì anh cũng quyết định đi để kiếm ít tiền lo cho con cái học hành. Cũng gọi là hy vọng có ít vốn cho con cái” (VVD, nam, 43 tuổi, Hà Tĩnh).

Đặc biệt, việc chính phủ Anh hỗ trợ tiền cho những người hồi hương tự nguyện đã vô tình khuyến khích những người ở trong nước tiếp tục tìm đường sang Anh (không phải tất cả những người tự nguyện trở về đều được hỗ trợ mà chỉ những người đáp ứng được yêu cầu của chương trình này, ví dụ như phải chịu án tù…). Với mức hỗ trợ 5.000 Bảng (tương đương 170 triệu đồng), nhiều người di cư đã thấy đây là một thứ hấp dẫn, vì số tiền này đã gần bằng với chi phí phải bỏ ra nếu đi Anh từ một nước châu Âu và bằng 1/3 chi phí nếu đi từ Việt Nam. Đây là một phát hiện đáng chú ý mà chưa nghiên cứu nào đề cập tới. Phát hiện này cho thấy phương pháp hỗ trợ tái hòa nhập cho người di cư hồi hương cần được xem xét kỹ càng (vấn đề này sẽ được tiếp tục bàn đến trong phần đánh giá về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập).

Thêm một lý do nữa dẫn đến tình trạng có nhiều người di cư trái phép sang Anh là sự sẵn có và chuyên nghiệp của các đường dây đưa người trái phép. Kết quả các cuộc phỏng vấn người di cư trái phép trở về cho thấy chỉ cần thông qua người quen là có thể tiếp cận đầu mối của đường dây đưa người một cách dễ dàng. Những người có nhu cầu đi Anh chỉ cần đóng một khoản tiền đặt cọc cho đường dây là sẽ được hướng dẫn và lo liệu mọi thủ tục cần thiết trước khi xuất cảnh.

41

Hộp 2.4. Liên lạc với đường dây đưa người đi Anh

Hỏi: Giờ em muốn đi thì phương thức nạp tiền như thế nào vậy anh?

Đáp: Trước khi đi đưa 5.000 (Đô la) cho anh đặt cọc. Đến lúc bay thì chồng thêm 15.000 nữa. Còn sang đến Pháp thì đưa anh nốt 10.000.

Hỏi: Em hỏi thêm một tí nữa. Bây giờ em làm giấy tờ và đưa tiền đặt cọc cho anh như thế nào?

Đáp: Nộp 5.000 đặt cọc trước. Đến bao giờ em có visa để bay thì nộp tiếp 15.000, khi sang đến Pháp an toàn rồi thì mới nộp 10.000 cuối cùng. Nếu em có người bên Anh bảo lãnh thì người của bên anh sang gặp người của em lấy nốt 10.000 đấy. Còn thủ tục, giấy tờ thì tí nữa có cháu nó liên lạc với em để nói. Em cầm giấy tờ, hộ chiếu ra rồi nộp tiền luôn.

Hỏi: Em nhận được cái tin nhắn ấy rồi cầm theo giấy tờ rồi cầm theo 5.000 luôn à?

Đáp: Ừ xong rồi anh viết giấy đảm bảo cho em trong 40 ngày sẽ đi, nếu không em sẽ lấy lại tiền.

Hỏi: Nếu có trục trặc, không thuận lợi thì thế nào?

Đáp: Thì em lấy lại cái 5.000 đấy luôn, không mất lệ phí.

Hỏi: Vậy là anh lấy trọn gói em 30.000. Nếu không có Đô thì tiền Việt có được không?

Đáp: Tiền Việt cũng được, hôm nào nộp thì quy đổi theo tỷ giá ngày hôm ấy.

Hỏi: Giờ anh nhắn cho em cái địa chỉ ngoài Hà Nội để em ra.

Đáp: Tí nữa anh sẽ nhắn tin địa chỉ và các thủ tục cho em.

(Cuộc trao đổi này được tôi ghi âm lại theo gợi ý của một người di cư hồi hương. Anh này đã vào vai một người có nhu cầu đi Anh để gọi cho đầu mối của đường dây đưa người ở Hà Nội)

Vì bối cảnh kinh tế - xã hội như thế, phần lớn những người tham gia nghiên cứu đã cho biết là họ đi Anh vì mục đích kiếm tiền; phần còn lại thì vừa muốn kiếm tiền vừa

42

muốn tìm cơ hội để định cư lâu dài tại Anh. Nhưng có sự khác biệt trong mục đích di cư sang Anh giữa những người từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Những người đi từ các tỉnh miền Trung tìm cách sang Anh vì mục đích kiếm tiền (84,3%) nhiều hơn so với những người đi từ các tỉnh miền Bắc (54,1%). Trong khi đó những người từ các tỉnh miền Bắc lại tìm cách sang Anh vì mục đích định cư (17,3%) hoặc vừa kiếm tiền vừa định cư nhiều hơn (26,5%). Điều này có thể lý giải là vì những người ở các tỉnh miền Bắc đã có sẵn thân nhân hiện đang định cư chính thức ở Anh – Việt kiều Anh (là những người đã đến Anh từ cuối những năm 1980, đầu 1990) và nay họ muốn sang Anh để đoàn tụ hoặc coi những người này là chỗ dựa trong quá trình cư trú, tìm kiếm việc làm từ đó định cư lâu dài. Dù vậy thì mục đích cuối cùng của họ vẫn là vì muốn có điều kiện sống tốt hơn. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quy luật di cư thông thường. Xem biểu đồ dưới:

Biểu đồ 2.10. Mục đích đến Anh của những người di cư trái phép đi từ các tỉnh miền Bắc và các tỉnh miền Trung

Tóm lại, vì không có việc làm, công việc khó khăn, thu nhập thấp, vì xung quanh có nhiều người đi Anh đã trở nên giàu có, vì nếu có bị trục xuất thì cũng được hỗ trợ một khoản tiền không nhỏ và cả vì sự sẵn có và chuyên nghiệp của các đường dây đưa người

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Kiếm tiền Định cƣ Kiếm tiền và định cƣ Khác

54,1 17,3 17,3 26,5 2,0 84,3 5,8 9,1 0,8 Miền Bắc Miền Trung

43

mà nhiều người đã tìm cách di cư trái phép sang Anh với mong muốn làm giầu nhanh chóng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ người việt nam di cư trái phép sang anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng (Trang 47)