Giới thiệu việc làm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ người việt nam di cư trái phép sang anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng (Trang 85 - 88)

Sau nhu cầu được vay vốn, nhiều người hồi hương cũng mong muốn nhận được sự hỗ trợ giới thiệu việc làm (38,1% số người được hỏi). Đây cũng là một trong những nhu cầu cần thiết, vì như đã đề cập ở phần trước, vẫn còn 32,1% số người được hỏi không có việc làm.

Hộp 3.2. Mong muốn được giới thiệu việc làm

“Mong muốn của em lúc này là có được việc làm để trả dần khoản nợ mà bố mẹ em vay cho em đi. Anh bảo đi thất bại, giờ về lại không có việc làm, chán lắm. Ở địa phương em giờ cũng chẳng biết làm việc gì, đi làm phu hồ thì cũng chẳng ăn thua” (VVH, nam, 27 tuổi, Hà Tĩnh).

“Tất nhiên là nếu được vay vốn thì tốt, vì có vốn mình có thể mở cửa hàng kinh doanh, nhưng nếu không được vay vốn thì được giới thiệu cho việc làm gì cũng được. Thời buổi này kiếm công ăn việc làm cũng khó lắm, mình giờ bằng này tuổi rồi đi xin việc người ta cũng không muốn nhận. Từ đợt chị về đến giờ toàn đi phụ giúp cho em chị bán hàng thôi. Em nó trả bằng nào thì tùy nó, vì cũng phục thuộc vào hàng có bán được hay không” (ĐHL, nữ, 38 tuổi, Quảng Ninh).

Việc làm mà những người di cư trái phép hồi hương mong muốn ở đây là một công việc ổn định với mức thu nhập đủ để trang trải cho sinh hoạt hàng ngày và tích lũy một phần. Bên cạnh đó, do đã trải nghiệm một cuộc sống không mấy dễ chịu khi di cư trái phép sang Anh để làm việc, nên giờ đây họ mong tìm được việc làm gần nhà để được gần vợ con.

Hộp 3.3. Mong muốn được giới thiệu việc làm

Hỏi: Bây giờ anh có nhu cầu đổi việc không?

Đáp: Đã xác định đi làm thuê thì chẳng ở đâu làm được lâu dài. Cái mức lương như thế thì cũng không xác định lâu dài được. Nhưng mà khi nào có thể tìm được công việc nào đó tốt hơn thì cũng sẽ chuyển. Bởi vì với mức lương lái xe như thế thì thật

75

sự… Cái công ty này làm thì thời gian quá nhiều nhưng mức lương họ trả thấp quá. So với lái xe mức lương như thế là thấp. Nhưng mà bây giờ nó cũng đang khó khăn, xin việc nó cũng khó. Nếu mà tìm được một công việc nào đó tốt hơn thì chắc chắn sẽ chuyển.

Hỏi: Xin việc khó bây giờ là như nào vậy?

Đáp: Có những việc không phù hợp với nhu cầu của mình. Hoặc là có những việc thì mình đáp ứng được.

(HVC, nam sinh năm 1981, Hà Nội)

Tuy nhiên cũng có người mong muốn được tiếp tục ra nước ngoài làm việc, nhưng phải theo cách hợp pháp thông qua các công ty dịch vụ xuất khẩu lao động được nhà nước cấp phép chính thức. Theo những người này thì đi xuất khẩu lao động vẫn có thu nhập cao hơn làm việc ở trong nước nếu biết tiết kiệm, vì ở trong nước rất khó kiếm được việc làm hoặc có việc thì mức lương cũng thấp. Phải có thu nhập khá trở lên thì mới có tiền trang trải cho sinh hoạt và tích lũy để trả nợ số tiền đã vay để đi Anh. Nhưng để hiện thực hóa mong muốn này thì không phải ai cũng có thể. Vì chi phí để đi xuất khẩu cũng khá lớn trong khi họ không có tiền hoặc không còn tài sản thế chấp để vay ngân hàng.

Phân chia theo lứa tuổi thì những người lớn tuổi ít có nhu cầu giới thiệu việc làm hơn so với những người trẻ tuổi. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý những người trẻ cần có việc làm và thu nhập để nuôi sống bản thân và tích lũy cho việc lập gia đình, nuôi con cái, xây dựng nhà cửa, v.v.

76

3.2.3. Học nghề

So với nhu cầu được hỗ trợ vốn và giới thiệu việc làm, nhu cầu học nghề của những người di cư trái phép hồi hương thấp hơn. Chỉ có 12,5% số người được hỏi có mong muốn nhận được sự hỗ trợ này.

Theo kết quả nghiên cứu thì những người trẻ tuổi có nhu cầu học nghề cao hơn những người lớn tuổi (cũng giống như nhu cầu giới thiệu việc làm được đề cập ở phần trước, người trẻ có nhu cầu cao hơn). Đặc biệt, những người trên 45 tuổi không có nhu cầu này, như chia sẻ của anh P.X.P (49 tuổi, Quảng Bình): “Em bảo như anh bằng tuổi này tuổi rồi còn học nghề gì nữa! Giờ bảo mấy năm đi học nghề về thì ai nhận! Mà học nghề gì bây giờ?! Như bọn anh bây giờ chỉ mong cho vay ít vốn để làm ăn thôi. Chứ còn học nghề thì anh không có nhu cầu đâu, kể cả giới thiệu việc làm nữa. Ở cái tuổi này ai người ta nhận mình đi làm, mà mình có đi làm chắc gì đã đáp ứng yêu cầu của họ”.

Biểu đồ sau sẽ cho thấy rõ hơn về nhu cầu hỗ trợ về học nghề giữa các nhóm tuổi:

72 47,1 47,1 43,6 30 31 23,6 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Dưới 25 tuổi 25-30 tuổi 31-35 tuổi 36-40 tuổi 41-45 tuổi Trên 45 tuổi

Biểu đồ 3.2. Mong muốn nhận được sự hỗ trợ về giới thiệu việc làm giữa các nhóm tuổi

77

Không chỉ khác biệt ở nhóm tuổi, mà giữa những người di cư trái phép hồi hương ở các tỉnh miền Bắc và các tỉnh miền Trung cũng có sự khác biệt. Những người ở các tỉnh miền Trung có nhu cầu được học nghề cao hơn so với các tỉnh miền Bắc (14,0% so với 8,5%). Khác biệt này có thể là do kinh tế ở khu vực miền Trung còn kém phát triển, ít việc làm và tay nghề của người lao động nhìn chung còn thấp, do vậy người hồi hương ở khu vực này muốn được học thêm nghề để dễ xin được việc làm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ người việt nam di cư trái phép sang anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng (Trang 85 - 88)