Thiếu việc làm và thu nhập thấp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ người việt nam di cư trái phép sang anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng (Trang 74)

Không chỉ đối mặt với áp lực nợ nần, người di cư hồi hương còn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm và có thu nhập ổn định. Theo kết quả khảo sát, trong ba tháng đầu sau khi hồi hương, có 32,1% số người không có việc làm. Còn vào thời điểm thực hiện khảo sát, 25% số người được hỏi cho biết họ đang thất nghiệp, trong số này có những người đã hồi hương được nhiều năm. Những người có việc làm thì cho biết họ đang làm các công việc thời vụ, không ổn định.

64

Người di cư hồi hương làm nhiều công việc khác nhau để có thu nhập, trong đó các công việc lao động phổ thông (như phụ hồ, chạy xe ôm, làm nghề bốc vác thuê, đánh cá, v.v.) có nhiều người làm nhất, với 23,2%. Những người khác thì tiếp tục làm nông nghiệp (nghề mà họ đã làm trước khi đi Anh) hoặc chuyển sang kinh doanh buôn bán (tạp hóa) và làm dịch vụ (lái xe, làm tóc…). Xem biểu đồ sau:

67,9

32,175 75

25

Có việc làm Không có việc làm

Biều đồ 2.15. Tình trạng việc làm

Ba tháng sau khi về nước Hiện nay

13,3 3,4 3,4 10,9 5,8 9,9 23,2 32,1 1,4

Nông nghiệpCông nhânBuôn bán nhỏKinh doanh, buôn bán lớnDịch vụLao động phổ thôngKhông có việc làm Khác

Biều đồ 2.16. Loại hình công việc trong 3 tháng đầu sau khi hồi hương

65

Do nhiều người hồi hương vẫn làm nông nghiệp và các công việc thời vụ nên thu nhập thấp và không ổn định. Trong số những người có việc làm, người có thu nhập trung bình từ 300 nghìn đến 3 triệu/tháng chiếm 28,5%, và những người có thu nhập từ 3 - 10 triệu/tháng chiếm tỷ lệ tương đương. Đặc biệt, có đến 26,5% số người trả lời là hiện tại không có nguồn thu nhập nào.

Thời điểm hồi hương về Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm việc làm và ổn định cuộc sống. Với những người trở về trước năm 2008 (chiếm 7,7% và hầu hết là những tự nguyện trở về), cuộc sống của họ tương đối ổn định. Nhiều người trong số đó có cuộc sống khá giả, thậm chí ở mức giầu có so với mặt bằng chung ở địa phương. Họ có tiền xây dựng nhà cửa to đẹp và đầu tư sản xuất kinh doanh lớn. Chính vì sự thành công của những người này mà sau đó nhiều người đã bắt chước họ tìm cách di cư trái phép sang Anh với giấc mơ làm giầu, tạo nên một phong trào đi Anh ở các tỉnh/thành thuộc địa bàn nghiên cứu.

Với những người hồi hương trong thời gian từ năm 2009 trở lại đây (chiếm 87% số người hồi hương), do không kiếm được nhiều tiền trong khi ở Anh nên họ không có vốn để tự kinh doanh lớn như những người về trước đó. Họ thường trở lại các công việc đồng áng như trước kia hoặc làm các công việc được thuê theo thời vụ. Thu nhập trung bình từ các công việc này khoảng 3 - 4 triệu/tháng nhưng không đều: “Mình làm họ trả theo ngày, mỗi ngày được 150 nghìn. Nhưng có tháng nào mình làm được cả 30 ngày đâu, ngày mưa

thì nghỉ suốt. Hay đôi khi cũng hết việc lại phải đợi sang công trình khác” (BVS, nam, 33

tuổi, NTV, Hà Nội).

Khi được hỏi về kế hoạch công việc sau khi trở về, những người mới hồi hương gần đây (trong khoảng 6 tháng tính đến thời điểm nghiên cứu) đều có chung câu trả lời bi quan về công việc: “Trước hết thì cứ có việc gì là làm việc ấy thôi. Vì em không có trình

độ học vấn hay nghề gì cao nên cũng khó kiếm được việc làm” (HHV, nam, 26 tuổi, Hải

Phòng). Người ở lứa tuổi thanh niên, chưa kết hôn thì sống nhờ vào bố mẹ, như trường hợp của chị PTC (24 tuổi, Quảng Bình): “Tôi về cuối năm 2014 nhưng đến nay chưa có việc. Tôi cũng chưa có dự định gì, chỉ mong kiếm được việc gì đó làm tạm. Hiện tại tôi

66

vẫn sống nhờ ba mẹ”. Còn những người có gia đình rồi thì nhờ vợ, con: “Mình về đầu

năm 2014, bây giờ chưa biết làm gì. Mình đi Tây 6 - 7 năm trời, bây giờ về thấy làm gì cũng muộn (ý nói không có khả năng cạnh tranh với những người đã làm kinh doanh trong thời gian anh đi vắng) nên tạm thời vẫn sống nhờ việc buôn bán của vợ” (HVC, nam, 32 tuổi, Quảng Bình).

Đối với người di cư trái phép trở về, có việc làm ổn định và thu nhập đủ sống là mối quan tâm lớn nhất của họ. Một phần lớn chấp nhận công việc như trước khi di cư trong khi số khác thì tìm kiếm được công việc mới phù hợp hơn với mình. Trong thời gian ở Anh họ chủ yếu làm các công việc đơn giản nên không tích lũy được nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để phục vụ cho công việc sau khi trở về.

Tuy vậy, kết quả khảo sát cũng cho thấy sự chuyển đổi nghề nghiệp (thay đổi loại hình công việc) của người di cư sau khi hồi hương. Trước khi di cư sang Anh những người làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao (22,9%) so với các công việc khác, nhưng hiện nay đã giảm còn 16,3%, đặc biệt khu vực miền Trung tỷ lệ này đã giảm từ 30,2% xuống 22%. Trong khi đó, tỷ lệ người hồi hương làm kinh doanh, buôn bán lớn ở khu vực miền Bắc tăng từ 6,1% lên 16,3%; còn tỷ lệ này ở khu vực miền Trung ít có thay đổi khi trước đó là 6,2% và hiện nay cũng chỉ 6,5%. Xem bảng dưới:

Bảng 2.5. So sánh nghề của người di cư trước khi đi và sau khi hồi hương:

Nghề nghiệp Trƣớc khi di cƣ (%) Hiện nay (%)

Miền Bắc Miền Trung Tổng Miền Bắc Miền Trung Tổng Nông nghiệp 5,1 30,2 22,9 4,1 22 16,3 Công nhân 11,2 3,7 5,9 5,1 3,3 3,8 Buôn bán nhỏ 6,1 6,2 6,2 13,3 6,5 8,7

Kinh doanh, buôn bán lớn 6,1 4,1 4,7 16,3 4,7 8,3

67 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghề nghiệp Trƣớc khi di cƣ (%) Hiện nay (%)

Miền Bắc Miền Trung Tổng Miền Bắc Miền Trung Tổng Lao động phổ thông 30,6 29,8 30 20,4 25,2 23,7 Không có việc làm 19,4 11,6 13,8 24,5 25,2 25 Khác 3,1 0,4 1,2 2 0 0,6 Cán bộ nhà nước 5,1 4,1 4,4 1 0,5 0,6 Vừa học xong 1 0,8 0,9 0 0 0

Sự chuyển đổi nghề nghiệp của những người di cư hồi hương có thể được lý giải bằng một số lý do như vì người di cư đã có thời gian sinh sống ở Anh và quen lối sống đô thị - dịch vụ rồi nên không muốn tiếp tục làm nông nghiệp nữa, các công việc liên quan đến nông nghiệp ở địa phương có thu nhập không cao, đời sống và nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương tăng lên do vậy việc buôn bán tạp hóa và làm dịch vụ cũng dễ dàng hơn… Tuy vậy, dù vì bất kỳ lý do nào thì điều này cũng là một gợi ý đối với các chương trình hỗ trợ về sinh kế (dạy nghề - kỹ năng, giới thiệu - tạo việc làm, cho vay vốn, v. v.) nhằm giúp người di cư trái phép hồi hương tái hòa nhập. Cụ thể, thay vì chỉ hỗ trợ về sinh kế trong nông nghiệp thì cũng cần (thậm chí nhấn mạnh) đến các hỗ trợ sinh kế phi nông nghiệp/dịch vụ.

Có một điểm đáng chú ý nữa trong khảo sát về sự thay đổi công việc của người di cư là tỷ lệ không có việc làm đã tăng lên: từ 13,8% trước khi đi Anh lên 25% sau khi hồi hương. Chỉ số này củng cố thêm những phân tích và nhận định trong báo cáo về tình cảnh khó khăn của những người di cư trái phép hồi hương trong quá trình tái hòa nhập.

Theo chia sẻ của những người không có việc làm và đang phải đi tìm việc thì khó khăn của họ khi tìm việc là thiếu thông tin về việc làm, học vấn thấp, không có chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm, tuổi cao, không có bạn hàng và không có các mối quan hệ

68

do đã vắng mặt ở Việt Nam một thời gian dài. Họ cảm thấy “lạc lõng” và không theo kịp những người ở nhà: “Muốn làm ăn gì ở Việt Nam thì phải có nhiều mối quan hệ mới

thành công được, không có quan hệ thì giỏi mấy cũng chả làm được gì”. (NAT, nam, 33

tuổi, Quảng Ninh). Đây cũng là một gợi ý đối với các chương trình hỗ trợ tái hòa nhập, như cần phải tăng cường việc phổ biến thông tin về các dịch vụ giới thiệu việc làm để tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của người di cư hồi hương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ người việt nam di cư trái phép sang anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng (Trang 74)