Tóm tắt thảo luận chính sách: để người di cư trở về đóng góp tích cực cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ người việt nam di cư trái phép sang anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng (Trang 92 - 94)

82

ngại. Không chỉ bỏ lỡ cơ hội phát triển, việc quản lý thiếu hiệu quả quá trình trở về của người lao động có thể khiến họ gặp những rủi ro về sức khỏe và an toàn, và họ có thể bị ép buộc phải trả các khoản tiền môi giới và dịch vụ cao, hay không đòi lại được tiền đặt cọc/ ký quỹ và bị nợ lương, đặc biệt đối với nhóm di cư lao động tự do hoặc không có giấy tờ, hoặc nhóm di cư hợp pháp nhưng phải trở về trước hạn hợp đồng. Khi trở về, người di cư phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp, nợ nần, xa lánh xã hội, mâu thuẫn gia đình, và tình trạng sức khỏe kém liên quan tới di cư, kể các các vấn đề tâm lý và thể chất [17, tr. 2].

Trong khi đó, công tác quản lý việc trở về và tái hòa nhập cho người lao động di cư vẫn chưa được giải quyết triệt để, mặc dù hiện nay Việt Nam đã có luật về người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài10. Luật có đề cập đến việc hỗ trợ người di cư trở về nhưng trên thực tế chính quyền các địa phương không có các chính sách hỗ trợ người trở về hoặc thậm chí không biết con số người trở về. Cũng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý và hỗ trợ người lao động di cư trở về mặc dù Bộ LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm chung về quản lý lao động đi làm việc tại nước ngoài. Việc quản lý thiếu hiệu quả quá trình trở về của người lao động có thể khiến họ gặp những rủi ro về sức khỏe và an toàn, và họ có thể bị ép buộc phải trả các khoản tiền môi giới và dịch vụ cao, hay không đòi lại được tiền đặt cọc/ ký quỹ và bị nợ lương, đặc biệt đối với nhóm di cư lao động tự do hoặc không có giấy tờ, hoặc nhóm di cư hợp pháp nhưng phải trở về trước hạn hợp đồng. Không những thế, người di cư trở về thường ít được tiếp cận với việc tư vấn và định hướng nghề nghiệp [17, tr. 2 & 7].

Nêu khuyến nghị với các quan chức năng và các tổ chức làm việc trong lĩnh vực hỗ trợ người di cư trở về tái hòa nhập, báo cáo của IOM, ILO và UNWOMEN cho rằng các chính sách hỗ trợ người di cư trở về cần được xây dựng dựa trên các nhu cầu đa dạng của từng cá nhân, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương bao gồm người di cư không có giấy tờ, những người khuyết tật chịu các tổn thương nghiêm trọng do quá trình di cư, người sống chung với HIV/AIDS, các nạn nhân của buôn bán người hay bị bóc lột, những người

10

83

di cư không thành công thuộc các huyện nghèo. Bên cạnh đó báo cáo cũng giới thiệu các khuyến nghị dựa trên các thực tiễn tốt của các nước, các khuyến nghị của Diễn đàn ASEAN về di cư năm 2011, như: thúc đẩy hình ảnh tích cực, quyền và nhân phẩm của người lao động di cư; đẩy mạnh các chiến lược hiệu quả về trở về và tái hòa nhập, cũng như các lựa chọn thay thế bền vững cho lao động di cư [17, tr. 1 & 7].

Đối với các hoạt động hỗ trợ nạn nhân buôn bán người, báo cáo của các cơ quan chuyên môn cũng nêu ra nhiều bất cập và thách thức. Theo một báo cáo của UNIAP, World Vision và Nexus Institute11, một số dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập có chất lượng chưa tốt do năng lực chuyên môn yếu kém của các bên cung cấp dịch vụ. Các chương trình hỗ trợ sinh kế thì gặp nhiều khó khăn do thiếu năng lực chuyên môn trong công việc tăng cường năng lực kinh tế; chương trình đào tạo dạy nghề không sẵn có hoặc không phù hợp với học vấn, giới tính, tuổi tác của người học và thị trường lao động tại địa phương; thiếu đào tạo và các lựa chọn việc làm, ít quan tâm tới mối quan tâm/kỹ năng của từng cá nhân; kế hoạch phát triển kinh tế không phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương; không cung cấp các khóa tập huấn phát triển kinh doanh, thiếu hỗ trợ hoặc nhận thức kém; thiếu các cơ hội phát triển kinh tế - trong cộng đồng nơi chôn rau cắt rốn, cộng đồng mới hoặc ở nước ngoài; có rất ít lựa chọn dành cho người bị buôn bán có nhu cầu đặc biệt; thiếu quan tâm tới những nhu cầu trợ giúp khác, trong đó có nhu cầu của gia đình nạn nhân; và thiếu giám sát và hỗ trợ cho việc tăng cường năng lực phát triển kinh tế [46, tr. 21-23 & 30].

Bên cạnh đó, báo cáo nêu trên cũng cho rằng vẫn còn nhiều nạn nhân buôn bán người không được nhận hỗ trợ hoặc được hỗ trợ không đầy đủ (nhất là với các nạn nhân là nam giới và tự trở về). Các lý do không nhận được hỗ trợ gồm: không được xác định là nạn nhân của buôn bán người hoặc quá trình xác minh kéo dài; dịch vụ hỗ trợ không có sẵn; người bị buôn bán không được chuyển tuyến để hỗ trợ; người bị buôn bán không biết về các dịch vụ hỗ trợ sẵn có; không thoải mái khi yêu cầu trợ giúp; thiếu quan tâm tới những nhu cầu trợ giúp khác, trong đó có nhu cầu của gia đình nạn nhân; thiếu lòng tin

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ người việt nam di cư trái phép sang anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)