Các nghiên cứu về ngƣời di cƣ hồi hƣơng và công tác hỗ trợ tái hòa nhập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ người việt nam di cư trái phép sang anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng (Trang 35 - 37)

hòa nhập

Trong “Báo cáo tổng quan về tình hình di cư của công dân Việt Nam ra nước

ngoài” (như đã đề cập ở phần trước), các tác giả nhận định rằng trong những năm qua vấn

đề bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài (trong đó có người đi lao động) đã được chú trọng và việc hỗ trợ tái hòa nhập cho người đi xuất khẩu lao động về nước cũng nhận được quan tâm của các cơ quan hữu quan. Bên cạnh đó báo cáo cũng cho rằng chính phủ và các cơ quan chức năng đã dành mối quan tâm đặc biệt cho nạn nhân của tội phạm mua bán người.

Trong báo cáo Tóm tắt thảo luận chính sách: để người di cư trở về đóng góp tích

cực cho Việt Nam do IOM, ILO và UNWOMEN thực hiện, vấn đề hỗ trợ tái hòa nhập cho

25

Bằng phương pháp nghiên cứu các tài liệu liên quan, báo cáo cho rằng không ít người di cư trở về phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp, nợ nần, xa lánh xã hội, mâu thuẫn gia đình và tình trạng sức khỏe kém liên quan tới di cư (kể cả các vấn đề tâm lý và thể chất). Tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều bất cập trong công tác quản lý và hỗ trợ tái hòa nhập cho người đi làm việc ở nước ngoài về nước.

Đánh giá hiệu quả của mô hình hỗ trợ tái hòa nhập tại các tỉnh An Giang, Bắc Giang và Lào Cai được triển khai bởi chính IOM và Bộ LĐ-TB&XH, trong Báo cáo đánh

giá các mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cho nạn nhân bị mua bán trở về tại Việt Nam, hai cơ

quan này nhấn mạnh đến việc xây dựng các nhóm tự lực và hình thành mạng lưới liên kết các nhóm này để tăng hiệu quả của việc tái hòa nhập.

Trong tài liệu nghiên cứu (Tái) hòa nhập: Nhìn từ quan điểm của các cơ sở hỗ trợ nạn nhân về những thành công & thách thức trong quá trình (tái) hòa nhập cộng đồng

của nạn nhân bị buôn bán trong khu vực Tiểu vùng sông Mê-Công mở rộng được các tổ

chức quốc tế về phòng chống buôn bán người là UNIAP, World Vision và Nexus Institute xây dựng 4, các tác giả cho rằng hiện vẫn chưa có giải thích cụ thể về định nghĩa “tái hòa nhập thành công”. Điều đó có nghĩa là hoạt động hỗ trợ nạn nhân buôn bán người tái hòa nhập vẫn còn nhiều thách thức và hiệu quả của họat động hỗ trợ tái hòa nhập cần phải được xem xét lại trên cơ sở làm rõ các phương pháp, công cụ, tiêu chí và chỉ số đánh giá tái hòa nhập.

Cũng được xây dựng bởi UNIAP, World Vision và Nexus Institute, báo cáo nghiên cứu có tên Hậu bị buôn bán: Trải nghiệm và thách thức trong quá trình (tái) hoà nhập của người bị buôn bán trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông đã làm rõ một số thuật ngữ liên quan đến hỗ trợ tái hòa nhập, đồng thời nêu ra một số tồn tại trong công tác tái hòa nhập cho nạn nhân buôn bán người ở các nước trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông, như: nạn nhân không được hỗ trợ hoặc có được hỗ trợ nhưng không đầy đủ; bản

4

Tài liệu này được Dự án Liên minh các tổ chức Liên hợp quốc về phòng chống buôn bán người (UNIAP), tổ chức Tầm nhìn Thế giới (World Vision) và Học viện NEXUS xây dựng cho Chính phủ các nước COMMIT. COMMIT là sáng kiến phối hợp cấp bộ trưởng các nước thuộc khu vực tiểu vùng Sông Mê-kông mở rộng về phòng chống buôn bán người.

26

thân nạn nhân từ chối sự hỗ trợ; nạn nhân bị ép buộc phải nhận hỗ trợ; việc chuyển tuyến, điều phối và phối kết hợp còn nhiều yếu kém; không cung cấp đẩy đủ thông tin; sự riêng tư và bảo mật chưa được chú trọng; thiếu các hỗ trợ mang tính cá nhân hóa; thiếu các dịch vụ toàn diện, thiếu chỗ ở phù hợp, v.v.

Đánh giá chung: Việc tổng quan tài liệu cho thấy đã có những nghiên cứu, khảo

sát, báo cáo khác nhau về người Việt Nam di cư ra nước ngoài và quá trình hồi hương, tái hòa nhập của những người di cư. Tuy nhiên, phần lớn các báo cáo mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu và phân tích tài liệu chứ chưa nghiên cứu trên thực địa với sự tham gia của người di cư hồi hương. Nói một cách khác, đa phần các nghiên cứu dựa trên các con số thống kê, chưa có những nghiên cứu có tính toàn diện từ tiếng nói của chính người trong cuộc. Một số đánh giá có thực hiện việc khảo sát trực tiếp trên người di cư trở về nhưng trong phạm vi hẹp là một địa phương. Đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào đề cập trực tiếp tới nhóm những người di cư trái phép sang Anh hồi hương, nhu cầu của họ và các giải pháp nhằm hỗ trợ tái hòa nhập và phòng chống (tái) di cư trái phép. Chính bởi vậy, một nghiên cứu riêng về vấn đề người Việt Nam di cư trái phép sang Anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ tái hòa nhập cộng đồng của những người này là thiết thực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ người việt nam di cư trái phép sang anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)