KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ người việt nam di cư trái phép sang anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng (Trang 103)

11 Hậu bị buôn bán: Trải nghiệm và thách thức trong quá trình (tái) hoà nhập của người bị buôn bán trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông

KHUYẾN NGHỊ

* Đối với các cơ quan hữu quan của Việt Nam:

- Thủ tục để xác minh nạn nhân buôn bán người hiện tại còn rườm rà và mất nhiều thời gian, đặc biệt là đối với những người tự trở về (những người được giải cứu được cấp giấy tờ chứng minh là nạn nhân bị buôn bán do các cơ quan nơi giải cứu cấp còn những người tự trở về thì thường không có giấy tờ gì). Các tiêu chí để xác định nạn nhân buôn bán người hiện nay cũng dễ bỏ lọt các nạn nhân bị bóc lột sức lao động và những người di cư không có giấy tờ. Do đó, cần đơn giản hóa các thủ tục để không bỏ sót nạn nhân

thời gian xác minh cũng cần được làm nhanh hơn để các nạn nhân được hỗ trợ sớm nhất

có thể. Đặc biệt, các cơ quan chức năng cần chủ động tiếp cận nhóm đối tượng di cư trái

phép trở về để sàng lọc và xác minh nhằm tìm ra những người là nạn nhân buôn bán

người thực sự. Việc này cần được thực hiện với nhận thức rằng họ có thể nạn nhân của các đường dây đưa người trái phép và các tổ chức tội phạm bóc lột sức lao động (điều mà chính phủ Anh đã làm) chứ không phải dựa trên quan điểm rằng họ là tội phạm xuất cảnh trái phép.

- Các chương trình hỗ trợ tái hòa nhập cần được cá nhân hóa và có tính thực tế, tức là phải dựa trên nhu cầu và hoàn cảnh của từng người ở từng địa bàn cụ thể chứ không được áp dụng đại trà một cách máy móc. Cũng cần có sự tham gia của người hưởng lợi trong khi lập kế hoạch tái hòa nhập, đặc biệt là các hỗ trợ về dạy nghề, giới thiệu việc làm và cho vay vốn để sản xuất – kinh doanh. Ví dụ cần dạy những nghề phù hợp với khả năng nhận thức, sở trường của người học và nhu cầu của thị trường lao động; hoặc cần hỗ trợ cả về tài chính và các khóa tập huấn để giúp người hồi hương chuyển đổi nghề nghiệp từ làm nông nghiệp trước đây sang làm các nghề liên quan đến dịch vụ.

- Thực tế đã cho thấy là các chương trình hỗ trợ đơn lẻ và ngắn hạn thường không thực sự đạt hiệu quả. Nhiều trường hợp cần hỗ trợ cả gia đình chứ không riêng gì nạn nhân (người di cư trái phép trở về). Chính vì vậy các chương trình hỗ trợ tái hòa nhập

cần mang tính tổng thể và đủ thời gian cần thiết (khoảng từ 1,5 đến 2 năm thay vì chỉ từ 6

93

- Cần tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về di cư an toàn

và những rủi ro của việc di cư trái phép sang Anh cho người dân ở các địa phương đang có nhiều người đi Anh trong những năm gần đây. Nếu có thể, nên mời những người đã từng di cư trái phép sang Anh hồi hương làm các tuyên truyền viên để tăng tính hiệu quả của các hoạt động tuyên truyền. Việc mời người trong cuộc làm tuyên truyền viên đã được chính minh là hiệu quả trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS, ma túy và buôn bán người.

- Cần tăng cường phối hợp với chính phủ Vương quốc Anh để cùng triển khai các hoạt động hỗ trợ người di cư trái phép hồi hương tái hòa nhập và cùng điều tra để truy tố

và xét xử các đường dây đưa người trái phép.

* Đối với chính phủ Vƣơng quốc Anh:

Chính phủ Vương quốc Anh (thông qua Đại sứ quán ở Việt Nam) cần đánh giá lại các hoạt động hỗ trợ người Việt Nam di cư trái phép sang Anh hồi hương để xác định tính hiệu quả và rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm củng cố các hỗ trợ hiện có và xây dựng thêm các chương trình hỗ trợ tái hòa nhập mới. Cụ thể là cần phải thu nhận ý kiến phản hồi của người hưởng lợi đối với cuốn cẩm nang dịch vụ nhằm điều chỉnh nội dung cho sát hợp với nhu cầu thực tế.

Bên cạnh đó, thay vì chỉ hỗ trợ tiền mặt đơn thuần, chính phủ Anh nên xây dựng các chương trình hỗ trợ cụ thể, như hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn và các dịch vụ sẵn có khác, tư vấn học nghề và chuyển đổi nghề nghiệp, giới thiệu việc làm, hỗ trợ lập phương án/kế hoạch sản xuất – kinh doanh, tập huấn các kiến thức về di cư an toàn và phòng chống buôn bán người, tập huấn về quản lý tài chính (chi tiêu) và một số kỹ năng khác.

* Đối với các tổ chức hỗ trợ nhân đạo và phát triển:

- Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo và phát triển, đặc biệt là các tổ chức làm về di cư an toàn, phòng chống buôn bán người và có địa bàn hoạt động ở các địa phương có nhiều người đi Anh cần dành sự quan tâm nhất định để phòng chống di cư trái phép sang Anh và hỗ trợ tái hòa nhập cho người hồi hương.

94

- Cần tiếp tục phát triển và xây dựng mô hình trợ giúp CTXH dựa trên cộng đồng và dịch vụ cho các đối tượng này để giúp người lao động nói chung, người di cư trái phép nói riêng có cơ hội được tiếp cận với thông tin, các dịch vụ tài chính, các cách thức để thay đổi phương kế sống (đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng sống, khởi nghiệp…). Thông qua các mô hình như vậy, đặc biệt các mô hình dựa vào đặc điểm cụ thể của cộng đồng để tạo cuộc sống ổn định không chỉ cho bản thân người di cư, mà còn cho gia đình, cho thế hệ tương lai, và cho cộng đồng nơi họ đang sống.

95

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ người việt nam di cư trái phép sang anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng (Trang 103)