Đánh giá một số dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập hiện có và khả năng tiếp cận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ người việt nam di cư trái phép sang anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng (Trang 91 - 92)

cận

Mặc dù đa phần người di cư trái phép sang Anh hồi hương mong muốn được nhận một sự hỗ trợ nào đó để giúp họ nhanh chóng tái hòa nhập, nhưng kết quả khảo sát thực tế cho thấy rất ít người đã từng nhận được hỗ trợ. Những hỗ trợ hàm ý ở đây chưa bao gồm khoản tiền mà chính phủ Anh hỗ trợ cho một số người di cư hồi hương. Xem bảng dưới:

Bảng 3.1. Những hỗ trợ mà người di cư trái phép hồi hương nhận được

Vấn đề đƣợc hỗ trợ Tỷ lệ %

Thăm hỏi, động viên 2,1

Hỗ trợ về pháp lý 2,1

Cho vay vốn 0,6

Hỗ trợ và tham vấn tâm lý 0,6

Đào tạo nghề 0,3

Giới thiệu việc làm 0,0

Việc có rất ít người tham gia khảo sát cho biết đã từng được trợ giúp hoàn toàn phù hợp với kết quả trong các nghiên cứu khác mà tác giả đã đề cập ở trên trong phần tổng quan nghiên cứu. Có nghĩa là hiện chưa có các dịch vụ cụ thể được xây dựng và cung cấp riêng cho những người di cư trái phép hồi hương.

Hỗ trợ nạn nhân buôn bán người và người đi xuất khẩu lao động về nước tái hòa nhập được coi là các chính sách và chương trình hiện có “gần gũi” nhất với người di cư trái phép sang Anh hồi hương. Các chính sách và chương trình này không chỉ được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước mà còn có sự tham gia của các tổ chức LHQ và các tổ phi chính phủ trong nước cũng như quốc tế (xem thêm trong Phụ lục số 1 – tr. 105).

Riêng trong mảng hỗ trợ người đi xuất khẩu lao động, tổ chức Health Bridge Canada đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể. Các hoạt động mà Health Bridge Canada

81

triển khai bao gồm thực hiện các nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu lao động và tác động của xuất khẩu lao động tới đời sống gia đình, tổ chức các khóa tập huấn cho những người làm công tác tư vấn cho người đi lao động ở nước ngoài. Những người làm công tác tư vấn ở đây là cán bộ của các hội – đoàn thể ở cấp thôn, xã. Nội dung tập huấn bao gồm kỹ năng tư vấn và các kiến thức liên quan đến việc chuẩn bị trước khi đi, trong khi lao động ở nước ngoài và sau khi về nước. Bên cạnh đó Health Bridge Canada cũng biên soạn một cuốn sách dưới dạng cẩm nang nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho người lao động đi làm việc ở ngoài. Những hoạt động hỗ trợ như Tổ chức Health Bridge Canada thực hiện là cần thiết. Tuy nhiên, đối tượng mà những hỗ trợ này hướng đến là những người ra nước ngoài lao động theo con đường hợp pháp, rất khác so với những người tìm cách sang Anh một cách trái phép. Khác là bởi ngoài việc phải đối mặt với những khó khăn giống như người đi xuất khẩu lao động trở về, người di cư trái phép hồi hương còn phải đối mặt với gánh nặng nợ nần, mất nhà cửa, không có việc làm và thu nhập.

Như trên đã phân tích ở trên, mặc dù có khá nhiều chính sách và chương trình can thiệp như vậy nhưng có thể thấy là các chính sách và chương trình này nhắm đến đối tượng chính là những người đi xuất khẩu lao động và những người là nạn nhân của nạn buôn bán người. Trong khi đó, nhóm những người di cư trái phép nói chung và di cư trái phép sang Anh hồi hương nói riêng là một nhóm hoàn toàn khác (như đã mô tả ở trên). Có một số dịch vụ xã hội tuy không dành riêng cho người di cư trái phép hồi hương nhưng những người này vẫn có thể sử dụng nếu có nhu cầu, thì khả năng tiếp cận vẫn thấp vì dịch vụ chưa phù hợp hoặc thông tin về dịch vụ chưa được phổ biến.

Trở lại các hoạt động hỗ trợ người đi xuất khẩu lao động về nước tái hòa nhập (đã có nhiều chính sách được ban hành và hoạt động được triển khai như trên đã đề cập), theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, kết quả trên thực tế cũng không mấy khả quan. Theo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì người lao động trở về cần được trợ giúp để tái hòa nhập. Tuy nhiên, theo một báo cáo của IOM, ILO và UNWOMEN9

, công tác hỗ trợ người di cư ra nước ngoài trở về hiện rất đáng quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ người việt nam di cư trái phép sang anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng (Trang 91 - 92)