Khám sức khỏe, hỗ trợ pháp lý và tham vấn tâm lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ người việt nam di cư trái phép sang anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng (Trang 88 - 91)

Đây là ba nhóm nhu cầu thấp nhất mà người di cư trái phép hồi hương quan tâm, chỉ chiếm 4,2%. Nhu cầu được hỗ trợ về khám chữa bệnh chủ yếu rơi vào hai nhóm. Nhóm thứ nhất là những người lớn tuổi (do mắc các bệnh liên quan đến tuổi già). Nhóm thứ hai là những người chịu di chứng của việc trồng cần sa khi còn ở Anh8. Những người này mong muốn được hỗ trợ khám bệnh, phát thuốc định kỳ hoặc được hỗ trợ tiền khám chữa bệnh.

Đối với các vấn đề liên quan đến pháp lý, rất ít người mà tôi tiếp xúc cho biết họ có gặp khó khăn trong khi làm các thủ tục hành chính và pháp lý với chính quyền địa

8

Những người tham gia vào trồng cần sa phải sống trong những ngôi nhà kín với nhiệt độ cao, thiếu không khí, tiếp xúc nhiều với phấn hoa, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và thuốc kích.

0 5 10 15 20 25 30 35

Dưới 25 tuổi 25-30 tuổi 31-35 tuổi 36-40 tuổi 41-45 tuổi Trên 45 tuổi

32 31,4

9,1 10

1,4

0

Biểu đồ 3.3. Mong muốn nhận được sự hỗ trợ học nghề giữa các nhóm tuổi

78

phương khi hồi hương. Có một số lượng nhỏ người có gặp khó khăn khi mới trở về nhưng đã tự giải quyết được. Tại thời điểm phỏng vấn, những người còn gặp khó khăn về pháp lý chủ yếu có liên quan đến việc thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại ngân hàng hoặc vay nặng lãi. Những người này cần được tư vấn về mặt pháp lý để giải quyết vấn đề của họ.

Nhu cầu được hỗ trợ và tham vấn về tâm lý là một vấn đề được ít người di cư trái phép hồi hương nhắc đến trong khảo sát bằng bảng hỏi. Tuy nhiên, đây có thể là một nhu cầu tế nhị mà họ không muốn nhắc đến hoặc bản thân họ chưa nhận ra. Các cuộc phỏng vấn sâu cho thấy một số gia đình có người di cư trái phép hồi hương đã xảy ra những mâu thuẫn do do vợ/chồng ngoại tình trong thời gian một trong hai người đi Anh. Một số người thì đối mặt với sự dị nghị và dèm pha của cộng đồng về việc có thể họ đã bị hãm hiếp hoặc bán dâm trong quá trình di cư trái phép sang Anh. Đặc biệt, khi được phỏng vấn sâu và quan sát, nhiều người hồi hương đã thể hiện sự tự ti và mặc cảm trên gương mặt, giọng nói và từ ngữ mà họ sử dụng (giọng trầm buồn, nhìn xuống đất). Họ tự ti và mặc cảm vì đi Anh mà không có (hoặc có nhưng không nhiều) tiền mang về, và quãng thời gian bị tù giam tại Anh. Cũng chính vì không có tiền mang về để trả nợ và chi dùng cho các nhu cầu khác nên họ cảm thấy ngượng ngùng và xấu hổ với gia đình, họ hàng, láng giềng. Thậm chí có những cặp vợ chồng đã ly hôn vì người chồng không mang được nhiều tiền về. Việc phải ly hôn ngoài chủ định trong hoàn cảnh túng thiếu, nợ nần và mang sẵn mặc cảm như vậy là một cú sốc về tâm lý với những người này. Điều đó thể hiện nhu cầu cần được hỗ trợ và tham vấn tâm lý của họ.

Theo thang bậc nhu cầu của Maslow thì nhu cầu lớn nhất của người hồi hương trong hoàn cảnh này sẽ là nhu cầu ở bậc đầu tiên và có một phần ở bậc thứ hai. Điều đó có nghĩa là họ muốn được hỗ trợ để có việc làm, thu nhập nhằm nuôi sống bản thân và các thành viên gia đình trước tiên (nhu cầu cơ bản – nhu cầu sinh lý) rồi từ đó củng cố và gia tăng thu nhập để có tiền trả nợ (để không bị tịch thu nhà hoặc phải bán nhà đất) và ổn định cuộc sống gia đình (nhu cầu an toàn). Các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ pháp lý và tham vấn tâm lý cũng ở cùng thang bậc này.

79

Hình 3.1. Nhu cầu thực tế của người hồi hương theo thang nhu cầu của Maslow

Tuy nhiên, việc người hồi hương tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ để đáp ứng các nhu cầu của mình tới mức nào còn tùy thuộc vào mức độ sẵn có, loại hình, chất lượng của dịch vụ và mức độ phổ biến của thông tin về dịch vụ. Vấn đề này sẽ được bàn ở phần tiếp theo. Tự thể hiện Được tôn trọng Được chấp nhận Ổn định cuộc sống Có việc làm và thu nhập

80

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ người việt nam di cư trái phép sang anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)