Hành trình di chuyển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ người việt nam di cư trái phép sang anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng (Trang 54 - 61)

Sau khi rời khỏi Việt Nam hoặc nước xuất phát, phần lớn người di cư phải đi qua nhiều nước trung gian mới đến được Anh (khoảng 96%), chỉ có một bộ phận nhỏ đến thẳng được Anh (khoảng 4%). Như vậy, để đến được nước Anh, người xuất phát từ trong nước đã phải đi qua rất nhiều nước, trong đó có tới 45,7% số người đi từ trong nước cho biết họ đã phải đi qua ba nước, 30,7% cho biết đã phải đi qua hai nước. Nhiều trường hợp phải đi qua tới sáu nước. Biểu đồ sau mô tả chi tiết số nước mà người di cư phải đi qua trước khi đến được Anh:

Biểu đồ 2.11. Số nước mà người di cư đi qua trước khi đến Anh

Có tới 89% số người được hỏi cho biết đã dừng chân ở Pháp như là điểm tập kết cuối cùng trước khi vào Anh. Lý do bởi Pháp là nước gần nhất để đi từ lục địa châu Âu sang đảo Anh. Tại Pháp, giai đoạn đầu người di cư thường tập trung trong các lều trại trong rừng gần cảng Calais vì đây là cảng để đi sang khu vực Dover của Anh. Từ sau năm

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 3,6 24,5 21,4 28.1 8,7 6,1 3,1 4,6 0,7 4,3 30,7 45,7 7,9 5,7 3,6 1,4 Đi từ VN Đi từ nước thứ ba

44

2008 người di cư trái phép tập trung về khu cảng Ouistreham và Cherbourg thuộc Normandy của Pháp để tìm cách sang Anh thông các chuyến phà tới vùng Portsmouth.

Ngoài Pháp, các nước như Ai Len, Hà Lan, Bỉ, Hungary, Hồng Kông, Đức và Nga cũng là một trong các nước cuối cùng mà người di cư đi qua trước khi vào Anh, tuy nhiên số này chỉ chiếm khoảng 12%.

Vì người di cư trái phép không có giấy tờ phù hợp để nhập cảnh qua đường hàng không nên các tổ chức tội phạm chuyên đưa người lậu thường sử dụng đường bộ - đường biển qua biên giới để đưa người nhập cư bất hợp pháp vào nước Anh. Trên thực tế, trong số 340 người được hỏi thì có đến gần 90% cho biết đã vào Anh qua đường biển.

Về thời gian để đến được Anh tính từ lúc xuất phát, kết quả từ nghiên cứu cho thấy thời gian của từng người rất khác nhau. Điều này phụ thuộc vào hành trình di chuyển, phương tiện đi lại và sự “may rủi” khi qua các trạm kiểm soát biên giới. Đối với những người đi bằng máy bay sang thẳng Anh thì thời gian đi chỉ mất khoảng từ năm đến mười ngày (chiếm 10,3% số người được hỏi). Với những người phải đi qua nhiều nước thì nhanh nhất cũng phải mất 20 ngày, còn lâu nhất là hai năm.

Hộp 2.5. Hành trình di cư

Hỏi: Anh di chuyển đến Anh như thế nào?

Đáp: Từ Séc qua Đức sang Pháp thì ngồi taxi bình thường. Còn từ Pháp sang Anh là phải ngồi trong ô tô. Hồi ấy nó đóng lên cái giàn xe chở xe mới ấy, xe chở ô tô xuất khẩu. Mình ngồi trong cái cốp xe mới

Hỏi: Anh thỏa thuận với người lái xe tải để được lên hay tự anh lén chui lên?

Đáp: Mình thỏa thuận trong số 7.000 Bảng. Nó (đường dây) sắp đặt cho mình thôi.

Hỏi: Anh ở trong những cốp xe ô tô mới như vậy và những chiếc xe này lại nằm trên xe tải, vậy thì làm sao anh biết lúc nào thì mình đã đến Anh để xuống?

Đáp: Anh đi qua phà từ Pháp sang Anh, hết phà một cái là có taxi đến đón. Anh đi đến cái chỗ vắng người một cái là họ sang xe cho mình, họ gọi taxi cho mình đi.

45

“Ngủ rừng”

Hành trình đi qua các nước châu Âu là dễ dàng với một số người, nhưng có những người đã trải qua những ngày tháng đầy khó khăn khi phải đi qua rất nhiều nước. Theo kết quả nghiên cứu, có những người đã phải đi qua tới sáu nước. Nhiều người phải trả qua cảnh ngủ trong các lều bạt tạm bợ trong rừng với điều kiện sinh hoạt hết sức hạn chế. Chị T, người Quảng Ninh cho biết: “Các anh thanh niên ở đây cả tháng may ra mới được tắm một lần. Còn em là phụ nữ nên mỗi tối đều phải nấu nước để rửa ráy, nhưng cũng không

nhiều. Ai cũng bị bệnh ngoài da hết…”[69].

Một người phụ nữ khác tên T, 19 tuổi thì chia sẻ: "Kinh khủng lắm ạ, ban đầu em còn không chịu nổi mùi hôi hám từ chính cơ thể của em, nhưng rồi cũng phải cố mà quen thôi" [70].

Có cùng trải nghiệm với các chị em phụ nữ, anh VVH (sinh năm 1967, Hà Tĩnh) nhớ lại: “Bên châu Âu mùa đông lạnh như vậy mà nó (đường dây đưa người) chỉ làm cho một cái lán trong rừng. Một cái lán bằng cái phòng này (khoảng 10m2) mà có vài chục người nằm, ôm nhau ngủ chật cứng”.

Cần nói thêm là mặc dù trải quả cuộc sống hết sức gian khổ trong các lều trại tạm bợ giữa rừng như vậy nhưng chính các nhóm người Việt di cư cũng không chơi với nhau mà hoạt động tách biệt, thậm chí là tranh giành đồ ăn và đồ dùng sinh hoạt. Theo lời kể của một thanh niên đến từ tỉnh Đắc Lắc thì có những nhóm người Việt “xấu lắm, không chơi được”.

Đối với người của đường dây đưa người, họ chỉ quan tâm đến việc đưa người di cư đến đích và nhận tiền chứ không quan tâm đến việc chăm sóc và bảo vệ người di cư. Chính vì thế, theo kết quả khảo sát, có khoảng 4% số người được hỏi cho biết họ đã bị giam cầm và khoảng 3% đã bị người của đường dây bỏ đói trên đường đi. Một số người thì cho biết họ đã bị chửi bới và đánh đập chỉ vì đi chậm.

Trong quá trình sinh sống trong rừng, đôi khi những người di cư bất hợp pháp cũng nhận được một số giúp đỡ từ các tổ chức và cá nhân có lòng hảo tâm, làm bớt đi phần nào cực khổ. Anh CAH (sinh năm 1967, ở Quảng Bình) cho biết: “Nói chung là ăn

46

uống đầy đủ, không thiếu. Bởi vì ở Pháp có những cộng đồng của người Việt sống tại đó lâu lăm, với thứ hai là có Hội Chữ thập đỏ của Pháp, họ đến họ giúp đỡ. Họ thấy người Việt Nam ở bất hợp pháp trong những lán trại ở trong rừng thì họ cho áo quần, giầy dép, rồi cho nước cho uống. Hàng tháng Hội Chữ thập đỏ Pháp đến khám bệnh cho mình. Hàng tuần thì họ chở đi tắm. Tuần tắm được một lần thôi bởi vì làm gì có nước mà tắm. Kể cả ra bờ sông cũng không tắm nổi vì lạnh kinh khủng, mùa hè tắm cũng không được. Họ (ý nói Chữ thập đỏ Pháp) đánh tầm 10 cái xe loại 12 chỗ đến để đưa mình đi tắm, rồi họ chở về. Họ thuê một khu tập luyện thể thao cho mình đến tắm tập thể”.

Thậm chí, một số tổ chức hoạt động về nhân đạo và nhân quyền còn đứng ra ngăn cản các đợt truy quét của cảnh sát Pháp nhằm vào di dân ở các lều trại trong rừng. Anh BVN (sinh năm 1967, ở Hà Tĩnh) nhớ lại: “Cũng có lần cảnh sát họ truy quét xong rồi hội xã hội (ý nói người làm CTXH), hội những người từ thiện và Hội Chữ thập đỏ người ta can thiệp người ta không cho cảnh sát đuổi mình. Có đợt truy quét kinh khủng, có những người họ đứng ra họ bảo vệ, họ đứng xung quanh luôn. Cảnh sát vô là họ không cho, họ đuổi ra vì họ muốn bảo vệ những người vượt biên, người vô gia cư như bọn mình”.

Bên cạnh những người di cư phải ở trong rừng thì cũng có trường hợp được đường dây đưa người sắp xếp cho ở trong các phòng trọ trong thành phố. Tuy nhiên ở trong các phòng trọ này họ gần như bị giam lỏng vì không được ra ngoài để tránh bị cảnh sát phát hiện. Anh HVC (sinh năm 1981, Hà Nội) cho biết: “Ở Pari nhưng mà toàn ở trong nhà

thôi nên thật ra mình cũng chẳng biết. Có bao giờ được đi ra ngoài đâu!”. Còn theo kết

quả khảo sát định lượng, 21,5% người được hỏi cho biết mình đã bị người của đường dây quản thúc.

“Đóng người” và “nhảy bãi”

Ban ngày họ ở trong các lều trại dã chiến, tối đến họ đợi đến lượt để được người của đường dây “đóng người” và “nhảy bãi” để sang Anh. “Nhảy bãi” là việc họ rời khỏi bãi tập kết (khu lều trại) để tìm cách sang Anh. Còn “đóng người” là việc người di cư được người của đường dây bí mật đưa vào trong các xe chở hàng nhằm ngụy trang khi đi

47

qua các trạm kiểm soát biên giới. Xe chở hàng ở đây có thể là xe chở hàng đông lạnh, xe chở gia súc, xe tải chở xe con, xe container, v.v. Người của đường dây lợi dụng thời điểm các xe chở hàng dừng xe đổ xăng hoặc nghỉ ngơi để bí mật mở các thùng xe và nhồi nhét người di cư vào. Cũng có khi người di cư phải bám vào giá đỡ ở gầm xe: “Khi người ta dẫn mình đi thì thường là buổi đêm. Đến lúc đi thì người ta chỉ định người này, người kia đi. Sau đó người ta cho lên ô tô chở ra cây xăng nơi xe tải đỗ để nghỉ đêm. Người ta sẽ sắp xếp cho mình lên cái xe đó, rồi cứ nằm đấy chờ để xe tải chở đi. Hết khoảng ba tiếng

là sang được đến đất Anh” (HVC, nam, sinh năm 1981, Hà Nội).

Để ngăn chặn người nhập cư bất hợp pháp vào Anh, bên cạnh biện pháp quan sát bằng mắt thường, các trạm kiểm soát biên giới ở cả Anh và Pháp đã tăng cường các biện pháp kiểm tra khác như dùng chó nghiệp vụ để ngửi hơi người, dùng máy kiểm tra sự sống (tầm nhiệt và tầm khí CO2). Chính bởi sự kiểm soát gắt gao như vậy nên người của đường dây đưa người và người di cư đã phải tìm cách để ngụy trang và trốn kỹ càng hơn. Điều này cũng có nghĩa là họ gặp nhiều rủi ro hơn. Như lời tâm sự của chị H (22 tuổi, quê Thanh Hóa): “Em bám trên mui bạt xe tải. Khi xe chạy em mới thật sự thấy tai nạn có thể

xảy ra bất cứ lúc nào, mà tai nạn có nghĩa là chết, thậm chí là chết không toàn thây" [70].

Còn anh NVD (sinh năm 1967, quê Quảng Bình) thì chia sẻ lại chuyện mà mình nghe được trong khi chờ được “nhảy bãi”: “Có những trường hợp chết cả xe luôn. Cái xe chở hàng đông lạnh ấy. Nó mở xe đông lạnh ra nó nhét mình vào rồi nó đóng kín lại. Sang đến Anh nó mở cửa ra thì chết cứng cả ở trong đấy rồi. Đấy là an toàn tính mạng. Rồi trên đường vượt biên từ Pháp có những thằng nó liều lĩnh nó chui dưới gầm xe, đu bám vào cái cầu xe trên cả quãng đường từ Pháp sang Anh mấy trăm cây số mà trời giá buốt. Nhiều người rơi chết giữa đường. Cái đó là an toàn đến tính mạng. Nói chung là phiêu lưu lắm”.

Hộp 2.6. Sự nguy hiểm của việc “nhảy bãi” và “đóng người”

Đáp: Nói chung là nguy hiểm, bấp bênh lắm. Nghĩ lại bây giờ sẽ không đi nữa. Người ta đưa vào gầm xe tải, nằm ở dưới gầm xe tải đi từ Pháp sang Anh. Nằm ở trên cái trục xe ở dưới gầm xe. Khi nào cảm giác sang được đến Anh là biết đã sang được

48

đến Anh. Sang Anh thường là qua phà, hết phà là biết rồi, là sang được đất Anh rồi. Khi nào xe người ta dừng thì nhảy xuống. Nói chung là cũng phiêu lưu và rất nguy hiểm.

Hỏi: Làm sao mà mình biết là đã qua được phà và đã đến được đất liền bên Anh?

Đáp: Biết chứ. Khi mình ở trên phà là biết rồi, nghe tiếng chim, tiếng con hải âu nó kêu rồi cảnh sát người ta đi vẫn biết được.

Hỏi: Làm thế nào mà anh vượt qua được sự kiểm tra của an ninh?

Đáp: Thì cứ nằm đấy thôi. Nói chung là cũng hên xui, may mắn thôi. May hôm đấy là vào trời mưa nên chó nó cũng không ngửi thấy hơi người. Mà cũng không biết vì sao nữa. Nó cũng là cái yếu tố may mắn nên mình sang được.

(HVC, nam, sinh năm 1981, Hà Nội)

Mặc dù chấp nhận nguy hiểm như vậy nhưng không phải ai cũng “nhảy bãi” và “đóng người” thành công ngay từ lần đầu tiên. Thường thì họ phải thực hiện nhiều lần, vì có khi lên xe rồi bị lái xe phát hiện đuổi xuống hoặc không vượt qua được trạm kiểm soát biên giới. Như anh LDN (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã phải “nhảy bãi” 50 lần mới thành công.

Hộp 2.7. Hành trình vượt qua trạm kiểm soát biên giới giữa Pháp và Anh

Hỏi: Anh đi qua phà biển hay đi qua đường hầm xuyên biển?

Đáp: Cái này khó biết.

Hỏi: Vì sao anh không biết?

Đáp: Đố em biết được cái chuyện đấy. Rất khó để biết. Rất ít người biết. Bởi vì thế này, thường thường nó mở cái thùng xe từ Pháp qua Anh ra, rồi nó nhét người vào trong. Bên đó nó gọi là “đóng” người. Đến khi xe nó dừng lại, qua phà ách lại thì biết, còn bình thường khó biết là ở đâu vì mình nằm trong xe kín. Qua biên giới kiểm soát mạnh lắm, nhiều người bị phát hiện chứ không phải ai cũng thoát được qua đâu. Nó kiểm tra xe bằng hệ thống đèn chụp cắt lớp, có người ở trong nó phát hiện. Rồi nó thử

49

hơi, có người hoặc động vật sống ở trong các thùng xe là nó biết thông qua khí CO2 thở ra. Hắn thò cái vòi vào trong xe, hắn thấy ai thở là hắn biết. Cái đoạn sau cùng là chó nghiệp vụ ngửi. Cho nên đa số là không thoát. Cái xe người ta chạy hàng nó có cái “phạc” nó đậu bên đường, người ta “đóng” vô đó, hắn xuất phát đi lúc nào thì kệ, bọn lái xe cũng không biết. Nếu lái xe biết là hắn đuổi, hắn không cho, hắn sợ phá đồ ở trong. Ví dụ hắn chở bia, thì hắn phải dạt bia ra. Chở thùng hàng thì hắn phải phá thùng hàng ở trong ra hắn nhét. Cái bọn “đóng người” hắn phá hắn mở cái thùng xe rồi hắn nhét người vô trong. Cho nên là rất khó. Những người đi được là cái xe đó nó xuất phát…, về đến cảng, về đến phà hoặc đường hầm gì đó thường thường là 3 đến 4 giờ sáng. Lúc ấy là chó nghiệp vụ không có nữa, mà thử hơi cũng rất ít nữa. Nhưng hầu như mọi người đi qua đến 9, 10 lần họ đều biết hết, rất ít người mà đi vài lần… Khi nó “đóng” mình lên xe thì nó dặn mình từ khi xe đi (xe đi hoặc xe dừng là biết) đến tầm khoảng 2, 3 tiếng sau, anh sẽ mở điện thoại ra, nếu như trong điện thoại nó nổi như chữ “UK” (viết tắt của chữ United Kingdom – tức nước Anh) to tướng trong điện thoại tức là đã sang đến đất Anh, còn nó nổi chữ khác tức là bị lạc rồi. Khi bị lạc thì

phải đập thùng xe để lái xe nó biết có người ở trong rồi nó mở cửa cho xuống (NHN,

nam, sinh năm 1967, Hà Tĩnh).

“Thuế thân”

Những người di cư là phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ bị lạm dụng tình dục từ chính những người thuộc đường dây đưa người và từ những người đàn ông sống gần các khu lều trại. Chị H (35 tuổi, ở Hà Nội) cho biết chị thường xuyên phải đối mặt với những cơn khủng hoảng vì bị bắt buộc phải quan hệ thân xác với những nam giới có gốc Trung Đông, Nam Á vá một số nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây đang có mặt trong rừng. Chị không thể chống cự và những người cùng đi với chị cũng không thể cứu giúp vì

"chúng nó rất hung dữ, nơi rừng rú này mạnh ai nấy lo thân, em mà chống cự lại thì đến

xác cũng không còn". Theo một báo cáo của hãng truyền thông Anh quốc BBC, những

50

sống tại Pháp, thậm chí có những kẻ đến từ Anh. Chúng tụ tập thành từng nhóm lập lều trại ở bất cứ nơi nào có người “rơm” Việt Nam tập trung với mục đích "xin đểu" tất cả những gì có thể "xin" được của những người rơm này, từ thực phẩm, quần áo đến cả thân xác của người rơm phụ nữ. Vừa "xin đểu", những thanh niên này vừa chi phối và kiểm soát tất cả các hoạt động của các nhóm người “rơm” theo những mệnh lệnh bí mật từ các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ người việt nam di cư trái phép sang anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng (Trang 54 - 61)