Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện cải cách hành chính thuế của các Cục thuế

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy thực hiện cải cách hành chính thuế tại cục thuế tỉnh nam định (Trang 28)

ca các Cc thuế

2.1.4.1. Yếu tố khách quan

Thứ nhất: Yếu tố kinh tế, xã hội, Công tác CCHC thuế đến năm 2013 được triển khai thực hiện trong bối cảnh có nhiều yếu tố thay đổi không thuận lợi. Ảnh hưởng tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế khu vực và toàn cầu, ảnh hưởng tới nền Việt Nam nói chung và kinh tế các địa phương nói, tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu, các loại dịch bệnh và thiên tai lớn tiếp tục xảy ra trong phạm vi cả nước, sự biến động bất lợi của giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới đã những tác động lớn đến việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội của cả nước.

Thu NSNN giai đoạn 2011 – 2013 không duy trì được tính ổn định, bền vững như gia đoạn 2006 – 2010. Tốc độ tăng thu từ thuế, phí và lệ phí vào NSNN có dấu hiệu chậm lại, bình quân đạt 13,4% thấp hơn so với mục tiêu tăng trưởng trung bình 16 – 18%/năm mà kế hoạch 2011 – 2015 đề ra.

Thứ hai: Yếu tố cơ chế chính sách, trong những năm qua Chính sách thuế liên tục thay đổi, cải cách thủ tục hành chính cũng rất được trú trọng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. So sánh chỉ tiêu mức độ thuận lợi về thuế so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, năm 2013 Việt Nam đứng thứ 9/10 quốc gia, 6 tháng đầu năm 2014 xếp thứ 11/11 quốc gia. Vì vậy khả năng rất khó để ngành thuế phấn đấu hoàn thành mục tiêu “Giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế, phấn đấu đến năm 2015 Việt Nam là 1 trong 5 nước đứng đầu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18

khu vực Đông Nam Á được xếp có mức độ thuận lợi về thuế”.

Một số Luật có ảnh hưởng đến hệ thống thuế chậm được sửa đổi, bổ sung. Do phải triển khai các biện pháp ứng phó với khủng hoảng kinh tế nên đã phát sinh một số đặc thù trong chính sách thuế trong một số thời gian nhất định nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện cải cách thuế.

2.1.4.2. Yếu tố chủ quan

Thứ nhất: Công tác Tuyên truyền hỗ trợ Người nộp thuế, qua 3 năm triển khai thực hiện kế hoạch cải cách hệ thống thuế trong đó có CCHC thuế giai đoạn 2011 – 2015, những tồn tại của công tác tuyên truyền hỗ trợ từ giai đoạn 2006 – 2010 vẫn chưa thực sự được giải quyết cải thiện đáng kể. Vẫn chưa thực hiện phân loại NNT để áp dụng các hình thức tuyên truyền hỗ trợ NNT phù hợp; nội dung tuyên truyền hỗ trợ chưa thực sự sát với nhu cầu của NNT và từng nhóm NNT. Việc xã hội hóa công tác tuyên truyền hỗ trợ thông qua phát triển đại lý thuế so với yêu cầu còn hạn chế, đến năm 2013 mới chỉ đạt 4,6% so với kế hoạch 5 năm đề ra. Như vậy đại lý thuế chưa là “cánh tay nối dài” là “cầu nối quan trọng” giữa cơ quan thuế và người nộp thuế, đặc biệt trong bối cảnh dự báo số lượng NNT sẽ tăng khi nền kinh tế hồi phục trong thời gian tới và biên chế ngành thuế không được bổ sung.

Thứ hai: Công tác đổi mới và tăng cường năng lực thanh tra, kiểm tra, quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, qua ba năm triển khai cũng chưa theo kịp yêu cầu kế hoạch cải cách hệ thống thuế đề ra, đặc biệt là yêu cầu áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế. Nguồn lực cán bộ dành cho thanh tra, kiểm tra mặc dù đã được chú trọng, tăng cường cả về chất lẫn lượng, đến 31/12/2012 đã có 20.58% số cán bộ, công chức toàn ngành làm công tác thanh tra, kiểm tra (Năm 2010 là 19,9%) nhưng còn thấp so với mục tiêu 30% đến năm 2015. Việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro mới chỉ được tập trung, chú trọng và áp dụng hiệu quả ở bước lập kế hoạch thanh tra; việc khai thác, thu thập thông tin NNT phục vụ cho phân tích rủi ro còn chưa tập trung, thống nhất, chưa rõ ràng, sự kết nối giữa các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ quản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19

lý thuế còn hạn chế.

Thứ ba: Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực, phương thức quản lý, trình độ quản lý thuế, năng lực cán bộ của một bộ phận cán bộ chưa theo kịp với việc chuyển đổi mô hình quản lý thuế theo chức năng. Nguồn lực cán bộ hạn chế, thiếu cơ chế khuyến khích và huy động nguồn lực có chất lượng cao. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuế chưa có tính hệ thống và chiến lược dài hạn, chưa đáp ứng sự thay đổi và phát triển của ngành thuế

Thứ tư: Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý hành chính của cơ quan thuế chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin và báo cáo chỉ đạo trong nội ngành. Một số ứng dụng phục vụ công tác quản lý thuế chưa được xây dựng, năng cấp theo kịp sự thay đổi của chính sách thuế và yêu cầu cải cách, hiện đại hóa quản lý thuế.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy thực hiện cải cách hành chính thuế tại cục thuế tỉnh nam định (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)