Giải pháp 5: Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra và giám sát tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy thực hiện cải cách hành chính thuế tại cục thuế tỉnh nam định (Trang 103)

- Hỗ trợ người nộp thuế:

4.3.5. Giải pháp 5: Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra và giám sát tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế

lut thuế ca người np thuế

* Mục tiêu của giải pháp:

Đổi mới và nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra theo hướng bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác thanh tra kiểm tra đảm bảo tính chuyên sâu, chuyên nghiệp, hiệu quả; đẩy mạnh áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong tất cả các khâu của công tác thanh tra, kiểm tra; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để đánh giá phân tích rủi ro tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; áp dụng hiệu quả các kỹ năng, thanh tra, kiểm tra để phát hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi chuyển giá, gian lận thuế, trốn thuế, giải quyết chính xác, kịp thời các trường hợp khiếu nại, tố cáo về thuế của người nộp thuế

* Nội dung của giải pháp:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin tập trung, thống nhất và toàn diện về NNT trong suốt quá trình hoạt động và thực hiện nghĩa vụ thuế. Hoàn thiện các phần mềm ứng dụng, các quy trình quản lý để theo dõi chính xác, đầy đủ kết quả thanh tra, kiểm tra, các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp thuế.

- Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong tất cả các khâu của công tác thanh tra, kiểm tra, từ việc lập kế hoạch, lựa chọn các trường hợp, xác

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93

định phạm vi và tổ chức thanh tra, kiểm tra. Tăng cường cán bộ thanh tra, kiểm tra cả về số lượng, chất lượng. Tổ chức thu thập thông tin, phân loại doanh nghiệp, lựa chọn doanh nghiệp có nhiều rủi ro về thuế, các doanh nghiệp có quy mô lớn để đưa vào kế hoạch thanh, kiểm tra theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế. Kịp thời đôn đốc thu hồi tiền phát hiện sau thanh tra, kiểm tra vào ngân sách. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm tra.

- Thường xuyên tổ chức, tổng kết đánh giá các chuyên đề thanh tra và phổ biến kinh nghiệm. Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ năng thanh tra theo chuyên ngành cho cán bộ kiểm tra, thanh tra toàn ngành thuế.

- Tổ chức kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế gửi đến cơ quan thuế. Phấn đấu kiểm tra 100% hồ sơ hoàn thuế tại doanh nghiệp.

- Tập trung thanh tra kiểm tra đối với các doanh nghiệp kê khai âm thuế liên tục, doanh nghiệp kê khai lỗ nhưng vẫn đầu tư mở rộng, doanh nghiệp kinh doanh xe máy, xăng dầu, vận tải. Tăng cường công tác kiểm tra trong lĩnh vực xây dựng vãng lai, xây dựng tư nhân, vận tải, nhà nghỉ, làng nghề. Kiên quyết xử lý những vi phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm tra.

- Phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh việc xử lý nghiêm các hoạt động buôn bán và sử dụng hoá đơn bất hợp pháp.

* Kết quả của giải pháp đem lại:

- Tỷ lệ tờ khai thuế được kiểm tra qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế đạt tối thiểu 95%

- Tỷ lệ người nộp thuế được lựa chon thanh tra, kiểm tra qua phần mềm quản lý rủi ro đạt tối thiểu 95%

- Phát hiện ra nhanh hơn sai phạm của người nộp thuế

- Tạo ra sự tự giác tuân thủ chính sách pháp luật thuế cho người nộp thuế - Nâng cao năng lực và các kỹ năng cho cán bộ thanh tra, kiểm tra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94

5. KT LUN VÀ KIN NGH

5.1. Kết luận

1.CCHC nói chung và CCHC thuế nói riêng là việc làm tất yếu và hết sức quan trọng là cơ sở để xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý và phù hợp với nền kinh tế thị trường, gắn với hiện đại hóa công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo chính sách động viên thu nhập quốc dân, đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; góp phần bình đẳng công bằng xã hội và chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế. CCHC thuế mang lại những lợi ích to lớn cho Nhà nước cũng như cho Người nộp thuế, nó bao gồm 4 nội dung chính: Cải cách về thể chế; Cải cách các thủ tục hành chính thuế; Cải cách tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực; Cải cách công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ của người nộp thuế. Trong quá trình triển khai thực hiện còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như: Kinh tế xã hội; Cơ chế chính sách; Công tác TTHT người nộp thuế; Công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực; Cơ sở hạ tầng trang thiết bị.

2. Thực hiện CCHC thuế tại Cục thuế tỉnh Nam Định theo lộ trình giai đoạn 2011 – 2015 qua ba năm 2011 – 2013 đã đạt được những kết quả cụ thể: Về cải cách thể chế: Cục thuế Nam Định đã tham gia xây dựng đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về thuế. Qua ba năm đã giảm số công chức đội thuế liên xã, phường còn từ 210 người còn 147 người, tạo điều kiện bổ sung nguồn nhân lực cho các bộ phận chuyên môn khác. Về cải cách các thủ tục hành chính thuế: Cục thuế đã thực hiện đơn giản hóa các TTHC như Thủ tục đăng ký thuế. Về Tổ chức bộ máy và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: Tổ chức bộ máy đã xắp xếp theo mô hình chức năng. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đến năm 2013 đã có 55,5% cán bộ có trình độ từ đại học trở lên, đào tạo bồi dưỡng được 8.171 lượt cán bộ. Về cải cách công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ của người nộp thuế: Đã tiến hành 2.347 cuộc thanh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95

tra, kiểm tra; kiểm tra 116.292 lượt hồ sơ tại cơ quan thuế.

Thực hiện CCHC thuế tại Cục thuế tỉnh Nam Định còn một số điểm chưa đạt do một số yếu tố làm ảnh hưởng tới quá trình cải cách thể hiện cụ thể: Do cơ chế chính sách có thay đổi; Tình hình phát triển kinh tế của địa phương còn chậm; Công tác tổ chức bộ máy , nguồn nhân lực chưa phù hợp. Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT chưa sâu rộng, Hạ tầng thiết bị tin học chưa đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa.

3. Để đảm bảo thực hiện tốt hơn, đúng lộ trình của CCHC thuế, trong thời gian tới Cục thuế tỉnh Nam Định cần thực hiện các giải pháp bao gồm: Cải cách một số thủ tục hành chính phổ biến tại Cục thuế Nam Định; Tổ chức bộ máy tại Cục thuế Nam Định cho phù hợp; Phát triển nguồn nhân lực; Tăng cường tuyên truyền qua các buổi tập huấn, đối thoại và triển khai hỗ trợ người nộp thuế; Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát pháp luật thuế của người nộp thuế. Những giải pháp trên là những đóng góp về khoa học cho việc giải quyết bài toán thực tiễn quan trọng là CCHC thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NNT thực hiện quyền và nghĩa vụ thuế của mình.

5.2. Kiến nghị

1. Đối với Tổng cục thuế: Kiến nghị với Tổng cục Thuế mở nhiều hơn nữa các lớp bồi dưỡng cho cán bộ, công chức về kỹ năng quản lý kê khai và kế toán thuế; kỹ năng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; kỹ năng thanh tra và kiểm tra thuế; kỹ năng về tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế; các lớp về quản lý nhà nước cho cán bộ công chức và lãnh đạo. Cung cấp thêm nhiều hơn nữa các trang thiết bị để phục vụ làm việc, nhất là máy vi tính cho cán bộ, đảm bảo cho mỗi cán bộ sử dụng 1 máy tính riêng, có kết nối mạng internet tới các đội thuế liên xã, phường.

2. Đối với Bộ tài chính: Đề xuất Bộ Tài chính đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ theo trình độ, chuyên ngành đào tạo để bố trí, sắp xếp vào các ngạch, công việc chuyên môn theo chức năng quản lý.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96

TÀI LIU THAM KHO

1. Ban cải cách và hiện đại hoá - Tổng cục thuế (2011). Chiến lược cải cách hệ

thống thuế giai đoạn 2011 – 2020 và kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai

đoạn 2011 – 2015. Nhà xuất bản Tài chính

2. Ban tư tưởng văn hóa TW - Tổng cục thuế (2006). Tài liệu hướng dẫn Tuyên truyền chiến lược cải cách Hệ thống thuế giai đoạn 2005 – 2010. Nhà xuất bản Tài chính

3. Cục thuế tỉnh Nam Định (2011) “Cục thuế Nam Định 20 năm xây dựng và phát triển 1990-2010”. Nhà in Bộ tài chính

4. Cục thuế tỉnh Nam Định (2012), Báo cáo Tổng kết công tác thuế năm 2011, 2012 và Giai đoạn 2006-2010.

5. Finaceplus (2014). Công tác cải cách hành chính tại Cục thuế TP. Hồ Chí Minh, Tin tức – Kinh tế của website Báo mới ngày 21/8/2014 truy cập ngày 22/8/2014 http://www.baomoi.com/Cong-tac-cai-cach-hanh-chinh-tai-Cuc- thue-TP-Ho-Chi-Minh/45/14625250.epi

6. Nguyễn Thị Liên và Nguyễn Văn Hiệu (2008). Giáo trình Thuế. Nhà xuất bản Tài chính

7. TA (2014). Nâng cao sự hài lòng của NNT khi thực hiện thủ tục hành chính thuế, Tin tức - sự kiện của website Bộ Tài chính ngày 11/8/2014 truy cập ngày 12/8/2014 http://mof.gov.vn/portal/page/portal//mof_vvn/ttsk/1370562p 8. Nguyễn Hồng Thắng (1998),Giáo trình Thuế. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội 9. Trương Bá Tuấn và Lê Quang Thuận (2012). Cải cách chính sách thuế: Kinh

nghiệm các nước và một số hàm ý đối với Việt Nam. Nhà xuất bản Tài chính. 10. Tổng cục thuế (2010), Tài liệu bồi dưỡng kỹ năng cơ bản về Tuyên truyền pháp

luật thuế năm 2010. Nhà xuất bản tài chính

11. Tổng cục Thuế (2011), Văn bản số 3410/TCT-CC ngày 26/9/2011 về việc tổ

chức triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2020.

12. TT (2014). Tập trung cải cách thủ tục hành chính thuế, Tin tức - sự kiện của website Bộ Tài chính ngày 30/7/2014 truy cập ngày 02/8/2014 http://mof.gov.vn/portal/page/portal//mof_vvn/ttsk/1370562

13. UBND tỉnh Nam Định (2011, 2012, 2013). Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh năm 2011, 2012, 2013.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97

PH LC

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy thực hiện cải cách hành chính thuế tại cục thuế tỉnh nam định (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)