Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy thực hiện cải cách hành chính thuế tại cục thuế tỉnh nam định (Trang 85)

II. Đánh giá về mức độ hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng R lòng ất hà

2. Sự hài lòng về thủ tục hành chính thuế 30 33.3 40 44.4 15 16.7 55.6 3 S công chự hài lòng ức thuđốếi với sự phục vụ của 5 5.6 60 66.7 20 22 5 5

4.2.2. Yếu tố chủ quan

* Thứ nhất, về bộ máy tổ chức, nguồn nhân lực: Bộ máy tổ chức tương đối ổn định, tuy nhiên chức năng vẫn còn chồng chéo, chưa rõ nhiệm vụ giữa các bộ phận. Công tác tuyển dụng cán bộ còn bất hợp lý, chưa tổ chức thường xuyên theo các năm, chất lượng tuyển dụng chưa đảm bảo tương ứng với yêu cầu thực tiễn; việc phân bổ số lượng cán bộ vào các chức năng quản lý thuế còn chưa được phù hợp; Sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng còn hạn chế; chưa xây dựng được tiêu chuẩn cán bộ theo chức năng quản lý thuế.

Nguồn nhân lực còn thiếu về số lượng, chất lượng so với yêu cầu nhiệm vụ. Một bộ phận cán bộ quản lý thuế trình độ hiểu biết và thực thi chính sách thuế, kỹ năng quản lý chuyên sâu còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại và yêu cầu CCHC trong quản lý thuế. Thái độ và phong cách ứng xử trong một số trường hợp còn chưa công tâm khách quan, chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của NNT trong thực thi pháp luật thuế.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng: Chương trình, giáo trình đào tạo kỹ năng quản lý thuế chậm được ban hành, chưa theo kịp sự thay đổi của nghiệp vụ quản lý thuế; Chưa có tài liệu và tổ chức đào tạo kỹ năng chuyên sâu quản lý thuế. Đội ngũ giảng viên chủ yếu dựa vào giảng viên kiêm chức phải tập trung triển khai nhiều công việc chuyên môn nên việc tham gia vào công tác đào tạo còn hạn chế. Chưa có địa điểm để tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng nên thiếu chủ động trong quá trình triển khai tổ chức đào tạo cũng như chi phí cho công tác đào tạo tăng lên rất nhiều.

* Thứ hai, về công tác nghiệp vụ quản lý, công tác tuyên truyền và hỗ trợ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75

Các phương pháp quản lý thuế hiện đại áp dụng chưa nhiều như: chưa áp dụng phương pháp rủi ro trong thanh tra, kiểm tra; Việc thu thập khai thác thông tin NNT phục vụ phân tích đánh giá rủi ro còn hạn chế; chưa áp dụng phương pháp, kỹ năng quản lý nợ theo phương pháp rủi ro để tập trung nhân lực vào quản lý thu nợ đối với những đối tượng có mức độ rủi ro lớn.

Công tác quản lý kê khai vẫn chưa chủ động nắm bắt và phân loại được nhóm đối tượng thường xuyên kê khai sai, chậm nộp, cũng như các vướng mắc của từng nhóm đối tượng nộp thuế trong kê khai... để từ đó chủ động đề xuất thay đổi, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác kê khai.

Tổng số nợ đọng vẫn chưa có chiều hướng giảm, phần lớn các đơn vị nộp được nợ đọng cũ nhưng lại để nợ mới phát sinh. Tỷ lệ nợ đọng thuế trong tổng số thu còn cao, ngoài nguyên nhân khó khăn về tài chính của các doanh nghiệp còn có nguyên nhân chủ quan từ phía cơ quan thuế, đó là việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế còn thiếu kiên quyết.

Lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra còn hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, thiếu về số lượng, năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ thanh tra đã được nâng lên so với trước đây song vẫn còn hạn chế việc nghiên cứu xây dựng phương pháp thanh tra rủi ro trên cơ sở phân tích thông tin về NNT còn chậm, thu thập và phân tích thông tin chưa tốt, số lượng NNT được thanh tra, kiểm tra chưa nhiều.

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ chưa phân loại NNT để áp dụng những hình thức tuyên truyền, hỗ trợ NNT phù hợp; nội dung tuyên truyền hỗ trợ chưa thực sự sát với nhu cầu của từng người và nhóm NNT; các hình thức tuyên truyền điện tử đã triển khai nhưng còn chậm so với yêu cầu; việc hỗ trợ NNT vẫn tập trung vào diện rộng mà chưa đi vào chiều sâu để nắm bắt được nhu cầu hỗ trợ của từng loại đối tượng và nội dung cần hỗ trợ, nắm bắt và phân loại được các vướng mắc các sai sót thường xuyên của nhóm đối tượng về chính sách thuế, TTHC về thuế... từ đó có hình thức hỗ trợ phù hợp và hiệu quả.

Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế chưa sâu, rộng dẫn tới trình độ sự hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật thuế của một bộ phận NNT chưa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76

cao; tình trạng thanh toán dùng tiền mặt còn phổ biến, các hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa bị dư luận lên án mạnh mẽ gây khó khăn cho công tác quản lý thuế.

* Thứ ba, về cơ sở hạ tầng thiết bị tin học: hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng kịp tốc độ đổi mới của công cuộc cải cách, hiện đại hoá quản lý thuế và những thay đổi trong bộ máy ngành thuế; Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về NNT phân tán, khó khai thác và chất lượng thông tin còn nhiều bất cập. Các chương trình ứng dụng mức độ tích hợp và tự động hoá chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ công tác. Hiện tại chưa trang bị đủ cho mỗi cán bộ một máy tính riêng (cấp Chi cục chỉ đạt 70% - 80%), hạ tầng mạng chưa kết nối được tới đội thuế liên xã, phường.

4.3. Một số giải pháp thúc đẩy thực hiện cải cách hành chính thuế tại Cục thuế tỉnh Nam Định.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy thực hiện cải cách hành chính thuế tại cục thuế tỉnh nam định (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)