Tổ chức bộ máy và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy thực hiện cải cách hành chính thuế tại cục thuế tỉnh nam định (Trang 68)

II. Đánh giá về mức độ hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng R lòng ất hà

4.1.3.Tổ chức bộ máy và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

2. Sự hài lòng về thủ tục hành chính thuế 30 33.3 40 44.4 15 16.7 55.6 3 S công chự hài lòng ức thuđốếi với sự phục vụ của 5 5.6 60 66.7 20 22 5 5

4.1.3.Tổ chức bộ máy và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

4.1.3.1. Tổ chức bộ máy

Cùng với thay đổi phương pháp quản lý theo cơ chế tự khai tự nộp, Cục thuế tỉnh Nam Định chuyển đổi cơ cấu tổ chức bộ máy theo mô hình chức năng cơ bản: Tuyên truyền hỗ trợ NNT, quản lý kê khai kế toán thuế, quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, thanh tra kiểm tra thuế, kiểm tra nội bộ.

Thực hiện Quyết định số Theo Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế, Cục thuế tỉnh Nam Định tổ chức gồm 13 phòng chức năng và 10 Chi cục thuế.

Cục thuế đã thành lập và kiện toàn đầy đủ, cơ bản các phòng quản lý thuế theo chức năng để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định Luật Quản lý thuế.

Chức năng tuyên truyền, hỗ trợ NNT: đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu đề ra về tuyên truyền pháp luật thuế, hỗ trợ NNT trong giải quyết chính sách. Cục thuế Tỉnh Nam Định đã bố trí những cán bộ có trình độ chuyên môn, có kỹ năng, nghiệp vụ làm việc tại bộ phận này và coi bộ phận này là quan trọng của cơ quan thuế.

Chức năng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: là một trong những chức năng cơ bản của mô hình quản lý thuế theo chức năng trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế.

Cục thuế đã tập trung rà soát, đối chiếu, phân loại, chốt nợ thuế từng thời điểm 31 tháng 12 hàng năm; tăng cường các biện pháp thu nợ thuế, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nợ thuế tại các Cục Thuế; xác định chính xác các khoản nợ và khoản nợ có khả năng thu, xây dựng kế hoạch thu nợ và giao chỉ tiêu thu nợ hàng năm; Bám sát tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nợ đọng lớn để có biện pháp đôn đốc thu nợ. Lập kế hoạch làm việc cụ thể với từng doanh nghiệp nợ thuế lớn, xác định nguyên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58

nhân nợ và yêu cầu đơn vị cam kết thời gian nộp nợ đọng thuế. Hàng tháng thực hiện thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp đối với các đơn vị không tự tính phạt theo quy định. Tăng cường áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ và thực hiện cưỡng chế đối với những đối tượng chây ỳ nợ thuế để thu hồi các khoản nợ thuế vào NSNN. Tra cứu, thu thập thông tin để áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức cá nhân khác đang nắm giữ. Kiểm tra lại những khoản nợ bất hợp lý, nợ khó thu để đề xuất biện pháp xử lý.

Đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn kinh doanh thua lỗ liên tục, đề nghị cơ quan cấp trên nghiên cứu và có chính sách gia hạn nộp thuế phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tránh tình trạng nợ đọng không thu được, tiền phạt chậm nộp ngày càng cao.

Kiến nghị cơ quan cấp trên có chế tài cụ thể quy định sự phối hợp giữa cơ quan thuế- Ngân hàng và Kho bạc trong việc thu thuế và cưỡng chế nợ.

Đề nghị với cấp trên được thường xuyên thông báo tên các đơn vị có số nợ lớn trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi thực hiện cưỡng chế. Qua đó đơn vị nợ thuế có ý thức tự giác nộp nợ đọng vào Ngân sách Nhà nước.

Bảng 4.10: Tình hình nợ thuế tại Cục thuế tỉnh Nam Định

Diễn giải 2011 2012 2013 So sánh (%)

2012/2011 2013/2012

1. Tổng số tiền thuế nợ (tỷđồng) 445 391 392 87,8 100,2 2. Số thu ngân sách (tỷđồng) 1.712 1.777 2.032 103,7 114,3 3. % Nợ /Số thu ngân sách 26,1 22,1 19,3

(Nguồn: Cục thuế tỉnh Nam Định)

Nhìn bảng 4.10 ta thấy tỷ trọng nợ thuế trên tổng số thu ngân sách tại Cục thuế đã giảm qua từng năm, tuy nhiên vẫn còn rất cao so với kế hoạch cục thuế đề ra mỗi năm giảm 5% - 10% số nợ thuế, nợ năm 2013/2012 lại tăng. Do tình hình suy giảm kinh tế nói chung nên các doanh nghiệp nhất là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59

doanh nghiệp có số nợ lớn đều gặp khó khăn, không có nguồn để nộp thuế. Tiền phạt chậm nộp cơ quan thuế tính hàng tháng DN không nộp được nên số nợ đọng ngày càng tăng. Về chính sách: theo Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn hiện hành thì các đối tượng được gia hạn nộp thuế chỉ bó hẹp trong một vài trường hợp, khó có thể áp dụng tại địa phương. Mà trên thực tế, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, gặp khó khăn về tài chính nhưng lại không đáp ứng đủ điều kiện để gia hạn. Khi thực hiện việc cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Bởi vì đa số các DN số dư tài khoản không có hoặc có rất nhỏ, chỉ là số dư tối thiểu để hoạt động nên việc cưỡng chế chưa đạt được kết quả cao. Sự phối hợp của Ngân hàng trong công tác cưỡng chế chưa được đồng đều. Các Ngân hàng trong tỉnh phối hợp rất tốt, nhưng Ngân hàng ở ngoài tỉnh thì không theo dõi được và khó phối hợp. Theo quy định thì khi thực hiện cưỡng chế phải áp dụng các biện pháp theo đúng trình tự của Luật quản lý thuế và quy trình cưỡng chế nợ thuế, trên thực tế rất khó thực hiện, nhất là biện pháp “Kê biên tài sản”. Đối với cơ quan thuế thì thực hiện biện pháp “Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề” sẽ có hiệu quả hơn nhưng đây lại là biện pháp thứ 3 và thứ 6 của quy trình, không thể áp dụng sai thứ tự được. Điều đó tạo nên khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý thu nợ.

Chức năng Kiểm tra thuế, thanh tra thuế: Cục thuế đã tăng cường cán bộ có trình độ, có năng lực cho bộ phận thanh tra, kiểm tra. Qua công tác thanh tra, kiểm đã phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm của các đơn vị như: Bán hàng không lập hoá đơn, lập hoá đơn ít hơn so với hàng hoá thực tế bán ra; kê khai sai, kê khai thiếu doanh số và số thuế; phát hiện các trường hợp sử dụng hoá đơn bất hợp pháp; đưa vào chi phí hợp lý các khoản chi không đúng quy định, trích khấu hao tài sản cố định không phù hợp với chính sách thuế...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60

Chức năng Kê khai kế toán thuế: là một nội dung quan trọng trong quản lý thuế, là nguồn dữ liệu đầu vào để xác định theo dõi và quản lý thu ngân sách thông qua việc quản lý số lượng NNT, tờ khai thuế, chứng từ thu nộp ngân sách... Giai đoạn 2011-2013 Cục thuế Nam Định đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kê khai kế toán thuế như triển khai kê khai thuế bằng tờ khai thuế mã vạch 2 chiều, kê khai qua mạng; triển khai dự án hiện đại hoá quy trình quản lý thu nộp giữa cơ quan Thuế, Kho bạc, Tài chính và Hải quan đối với Văn phòng Cục thuế; triển khai kết nối thông tin giữa các Chi cục thuế với Kho bạc nhà nước cùng cấp; ký thoả thuận thu thuế qua Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định, Chi nhánh Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam tại Nam Định. Qua công tác đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kê khai kế toán thuế đã giúp ngành thuế giảm bớt được áp lực trong công việc, công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế được chặt chẽ và đem lại hiệu quả hơn, công tác theo dõi thu nộp được kịp thời và chính xác.

Thành lập Phòng Kiểm tra nội bộ: để kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế theo quy định của pháp luật...

Trong quá trình triển khai thực hiện mô hình quản lý thuế chủ yếu theo chức năng, Cục thuế đã điều chỉnh và kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan thuế cấp Chi cục và đội thuế, thực hiện việc sắp xếp, ghép các chức năng quản lý thuế để tổ chức bộ máy các đội thuế thuộc chi cục phù hợp với tình hình quản lý trên địa bàn và số lượng cán bộ công chức được giao.

Việc thực hiện kiện toàn tổ chức ngành thuế theo mô hình quản lý theo chức năng, Cục thuế Tỉnh Nam Định đã giao nhiệm vụ cho các phòng cụ thể rõ ràng. Mỗi công việc đều có bộ phận chịu trách nhiệm, không chồng chéo, không bỏ sót nhiệm vụ, bước đầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho NNT thực hiện các TTHC thuế và nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Do tổ chức quản lý

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61

theo chức năng đã chuyên môn hoá, đánh giá đúng thực trạng quản lý thuế nên đã giúp cho việc lãnh đạo, chỉ đạo các bộ phận chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế.

Việc sắp xếp cán bộ công chức vào bộ máy được thực hiện kết hợp với thực hiện điều động và luân chuyển cán bộ, chuyển đổi vị trí công tác đối và thực hiện chính sách tinh giản biên chế. Từ năm 2011-2013 đã thực hiện luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác là 304 lượt cán bộ. Tuy nhiên cơ chế phối hợp giải quyết công việc giữa các phòng còn chưa rõ ràng, do vậy nhiều lúc dẫn đến các bộ phận làm việc độc lập theo chức năng của mình dẫn đến lượng thông tin về doanh nghiệp chưa đầy đủ, vụn vặt và chồng chéo. Bộ phận được coi là đầu mối, kết nối giữa các bộ phận khác là kê khai kế toán thuế chưa phát huy được vai trò và số liệu của mình trong tổng hợp, phân tích.

4.1.3.2. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Nhằm thực hiện được các mục tiêu của cải cách, phát huy sức mạnh của ngành thuế, nâng cao hiệu quả quản lý thuế theo các mục tiêu đã đề ra, Cục thuế Nam Định đã thực hiện các giải pháp để nâng cao năng lực cán bộ thuế tiến hành đồng bộ từ khâu tuyển dụng cán bộ, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đến việc quy hoạch, xây dựng lực lượng cán bộ nguồn để phát triển, bổ nhiệm vào những vị trí công tác chủ chốt. Số lao động được Tổng cục Thuế giao cho Cục thuế tỉnh Nam Định giai đoạn 2008-2010 là 721 người, từ 2011 đến năm 2013 giảm xuống là 690 người. Hiện nay đội ngũ cán bộ công chức có trình độ chuyên môn không cao, tỷ lệ công chức có trình độ đại học thấp. Số có trình độ đại học chính quy, chuyên ngành kinh tế, tài chính, luật chưa nhiều. Nhiều công chức đã lớn tuổi, không đủ sức khoẻ và kết quả công tác không đáp ứng được yêu cầu thực hiện Luật Quản lý thuế do năng lực, trình độ (số này chủ yếu đã là bộ đội, thanh niên xung phong, có công lao trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước không có khả năng cập nhật, đào tạo bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ), được thể hiện ở bảng 4.11 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62

Bảng 4.11: Trình độ công chức tại Cục thuế tỉnh Nam Định từ năm 2011 đến năm 2013 Năm Tổng số công chức (Người) Đại học trở lên (%) Cao đẳng, trung cấp (%) Sơ cấp (%) 2011 690 51,6 46,2 2,8 2012 690 53,2 44,0 2,8 2013 690 55,5 41,7 2,8 Kế hoạch đến 2015 690 70 38 2

(Nguồn: Cục thuế tỉnh Nam Định)

Như vậy tại bảng 4.11 từ năm 2011 đến 2013 tỷ lệ tăng bình quân số cán bộ có trình độ đại học trở lên là 1,3% nếu so với kế hoạch đến 2015 phải đủ 70% thì bình quân 5 năm mỗi năm tăng 3,7% , còn lại 2 năm 2014, 2015 đặt ra vấn đề rất lớn về tuyển công chức, đào tạo bổ sung cho nguồn nhân lực Cục thuế Nam Định.

Xuất phát từ thực trạng đội ngũ công chức và số biên chế được giao, để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức ngành thuế, Cục thuế Nam Định đã có nhiều giải pháp phát triển nguồn nhân lực.

Thực hiện đánh giá phân loại công chức về: Phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, độ tuổi, sức khoẻ, kết quả công tác trên cơ sở đó rà soát, vận động, thuyết phục các công chức thuộc đối tượng tinh giản biên chế thực hiện nghỉ chế độ theo quy định.

Nâng cao chất lượng công chức được tuyển dụng hàng năm thông qua xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức báo cáo Tổng cục Thuế: Nâng tỷ lệ tuyển dụng công chức có trình độ đại học chính quy loại khá trở lên, tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế gắn với nhiệm vụ quản lý tài chính, chuyên ngành luật.

Thực hiện phân loại công chức theo nhiều tiêu chí khác nhau như theo độ tuổi, theo trình độ đào tạo, theo cơ cấu ngạch công chức, theo các chức

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63

năng quản lý thuế, theo vị trí lãnh đạo để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ. Trong đó tập trung đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ thuế phục vụ cho công tác quản lý thuế, vừa chú trọng bồi dưỡng đạo đức, văn hoá cho công chức thuế, đặc biệt quan tâm đến bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ quản lý thuế theo các chức năng phù hợp với từng đối tượng cán bộ, công chức thuế gồm những nội dung sau:

+ Giáo dục đạo đức công chức, tác phong nghề nghiệp, trách nhiệm pháp luật và phương pháp giao tiếp, ứng xử cho cán bộ, công chức.

+ Nội dung đào tạo bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh: Quản lý Nhà nước, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ và chuyên môn (đại học, sau đại học). Tuỳ từng loại công chức, chức danh khác nhau mà mức độ đào tạo, bồi dưỡng khác nhau.

+ Bồi dưỡng các kiến thức quản lý, pháp luật liên quan nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý cho công chức như: kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, hội nhập quốc tế, Luật Doanh nghiệp, Luật thương mại, kiến thức an ninh- quốc phòng...

+ Bồi dưỡng các kỹ năng quản lý thuế (kỹ năng tuyên truyền hỗ trợ NNT, kỹ năng kê khai và kế toán thuế, kỹ năng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; kỹ

năng thanh tra, kiểm tra thuế...) cho từng loại công chức thực hiện các chức năng quản lý khác nhau.

+ Đào tạo sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ): cho cán bộ chủ chốt của ngành, cho công chức đang giữ ở ngạch cao như chuyên viên chính, kiểm soát viên chính và các công chức trẻ có năng lực và triển vọng. Ngoài ra đối với cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ nguồn: đào tạo bồi dưỡng nâng cao về năng lực chỉ đạo và điều hành, đào tạo trình độ lý luận chính trị.

Hàng năm, Cục thuế Nam Định đã xây dựng và tổ chức triển khai thực kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng, cử công chức tham gia đầy đủ các khoá đào tạo bồi dưỡng do Bộ Tài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64

chính, Tổng cục Thuế tổ chức, cử giảng viên kiêm chức tham gia các lớp tập huấn của Tổng cục Thuế trên cơ sở đó, Cục thuế Nam Định tổ chức đào tạo

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy thực hiện cải cách hành chính thuế tại cục thuế tỉnh nam định (Trang 68)