Kinh nghiệm về QLRR của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong thực hiện thủ tục hải quản điện tử tại Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng (Trang 31)

III. HÌNH VẼ

1.4.2.Kinh nghiệm về QLRR của Hàn Quốc

KCS (Korean Customs System) là cơ quan hải quan Hàn Quốc được thành lập để đảm bảo nguồn thu quốc gia qua kiểm soát các hoạt động XNK đối với sự phát triển của nền kinh tế và bảo vệ nền kinh tế quốc dân. Trách nhiệm là đảm bảo thông quan nhanh hàng hóa, cũng như đảm bảo nguồn thu và yêu cầu kiểm soát.

Việc nghiên cứu về lý luận, phương pháp QLRR áp dụng trong lĩnh vực hải quan đã được KCS thực hiện bắt đầu từ năm 1998. KCS phát triển hệ thống SAS (Smuggling Alert System) - cảnh báo buôn lậu, để có thể áp dụng QLRR nâng cao tỷ lệ phát hiện vi phạm đặc biệt là đối với hàng hóa NK. Hệ thống bắt đầu xây dựng từ năm 2002, với tên gọi ISS (Integrated Surveillance System) - Hệ thống theo dõi tích hợp và đến năm 2005 được phát triển thành hệ thống SAS. Từ năm 2002-2004, hải quan Hàn Quốc đã đạt được kết quả tốt, thời gian thông quan giảm từ 9 ngày xuống 5 ngày, thời gian kiểm tra thực tế giảm từ 40 phút xuống còn 25 phút.

Đối với hệ thống QLRR trước, khi có sự thay đổi bất kỳ về tên, địa chỉ của các đối tượng trên thì hệ thống máy tính sẽ nhận biết đó là một đối tượng hoàn toàn mới, gây nên ra rất nhiều khó khăn cho cán bộ hải quan, làm cho hiệu quả kiểm soát hải quan giảm đi. Do đó phải nâng cấp hệ thống QLRR, tập trung vào 3 lĩnh vực: Một hệ thống để lọc ra các lô hàng vi phạm; một phương pháp chuẩn và hiệu quả trong công tác kiểm tra, và dựa trên kinh nghiệm của cán bộ hải quan, để có được một quy trình kiểm tra hiệu quả, hiện đại hơn. Trước đây, các cán bộ hải quan phải thực hiện thu thập và phân tích các thông tin trong quá khứ một cách thủ công để có thể lọc ra được các đối tác có nhiều rủi ro. Hiện nay, cơ quan hải quan đã nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu, để đảm bảo dữ liệu đầy đủ hơn, chính xác hơn, với các chức năng tìm kiếm, lọc hiệu quả hơn. KCS sử dụng hệ thống này trong công tác QLRR để tìm ra những lô hàng NK vi phạm hoặc có khả năng vi phạm.

Áp dụng các công nghệ, quy trình mới, tỷ lệ phát hiện vi phạm đã tăng 20%. Sử dụng SAS, hệ thống QLRR đã cho thấy một sự phát triển vượt bậc trong việc phát hiện các vụ gian lận thương mại, trốn thuế, NK và XK hàng hóa cấm và đã thực hiện áp dụng toàn diện trên cả nước.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong thực hiện thủ tục hải quản điện tử tại Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng (Trang 31)