Xây dựng bộ tiêu chí QLRR hiệu quả hơn

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong thực hiện thủ tục hải quản điện tử tại Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng (Trang 74)

III. HÌNH VẼ

3.2.1.Xây dựng bộ tiêu chí QLRR hiệu quả hơn

Đối với các DN lớn thì các vi phạm pháp luật hải quan khác các DN nhỏ và vừa, dẫn đến các rủi ro trong lĩnh vực hải quan đối với DN lớn cũng khác. Tuy trong Bộ tiêu chí đánh giá DN đã có tiêu chí đánh giá DN lớn, nhỏ, vừa với mức độ rủi ro, trọng số tính điểm của tiêu chí tính điểm cho DN quá trình tính điểm làm sự phân biệt DN trở nên không rõ ràng. DN lớn, hoạt động XNK với kim ngạch lớn khi vi phạm thường với giá trị vi phạm rất lớn, do đó, nên xác định rủi ro thường xảy ra với các DN này, và xây dựng tiêu chí rủi ro phân tích để có thể lọc ra các lô hàng vi phạm với giá trị lớn, đảm bảo tránh thất thoát nguồn thu của nhà nước.

Ngoài ra, các thủ đoạn gian lận, buôn lậu ngày càng tinh vi hơn, nên ngành Hải quan cần có sự chỉ đạo thống nhất và chặt chẽ; cần thường xuyên tổ chức các đợt tổng kết, rút kinh nghiệm, trao đổi tình hình, phương thức thủ đoạn hoạt động của các hệ loại đối tượng; qua đó cập nhật, bổ sung và đưa vào hệ thống tiêu chí những tiêu chí mới, hiệu quả, có thể phát hiện các giao dịch gian lận, vi phạm pháp luật. Đồng thời qua quá trình đánh giá phát hiện những tiêu chí đã được thiết lập trong hệ thống nhưng số lượng phát hiện vi phạm do tiêu chí đó mang lại không nhiều và hiệu quả phát hiện không cao thì thanh loại nhằm nâng cao chất lượng của bộ tiêu chí QLRR.

Bộ phận chuyên trách về QLRR tại Cục HQHP và các Chi cục Hải quan phải chủ động hơn trong việc tìm hiểu, phân tích, thu thập thông tin, đánh giá

tình hình để có thể xây dựng được những tiêu chí có chất lượng tốt, hỗ trợ cho quá trình thông quan nhanh nhưng đảm bảo tập trung được nguồn lực để kiểm soát những lô hàng vi phạm, gian lận. Ở hai cấp này cần có sự phối hợp chặt chẽ tại cấp Cục với tính chất thiết lập tiêu chí chung có phạm vi ảnh hưởng trong toàn Cục, ở Chi cục là đơn vị trực tiếp sử dụng các tiêu chí đã được lập để phân luồng tờ khai. Do vậy trong quá trình triển khai cần có sự trao đổi qua lại, theo dõi phản hồi và báo cáo hiệu quả các tiêu chí đã áp dụng để kịp thời điều chỉnh.

Cần xác định rõ mục đích tiến hành công tác QLRR là nhằm xác định ra các rủi ro tiềm ẩn trong lĩnh vực hải quan; xác định tính chất, mức độ, vai trò, vị trí của các đối tượng rủi ro; qua đó tạo thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phù hợp với từng loại rủi ro và từng loại đối tượng cụ thể.

Một là, bổ sung, hoàn thiện danh mục rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Danh mục rủi ro cần đảm bảo xác định một cách đầy đủ, toàn diện cũng như việc định danh, định diện rủi ro một cách khoa học và hợp lý. Rủi ro trong danh mục cần được sắp xếp, phân loại theo các lĩnh vực rủi ro gắn với các hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Hai là, xây dựng, triển khai áp dụng có hiệu quả quy trình thực hiện QLRR. Trước hết cần xác định đối tượng rủi ro và các thông tin liên quan đến đối tượng rủi ro là cơ sở cho việc nhận diện đối tượng rủi ro, cần làm rõ những đối tượng tiềm tàng mà đối tượng rủi ro có thể lợi dụng để vi phạm pháp luật hải quan. Bên cạnh đó, quá trình xây dựng phương án, kế hoạch xử lý rủi ro cần hết sức lưu ý đến kỹ thuật xây dựng tình huống rủi ro và lựa chọn biện pháp xử lý rủi ro phù hợp, hiệu quả. Với từng loại rủi ro được đánh giá có thể được xử lý bằng nhiều biện pháp khác nhau như: cảnh báo rủi ro; kiểm tra chi tiết hồ sơ; biện pháp kiểm tra thực tế hàng hoá XK, NK, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh; biện pháp KTSTQ... Ngoài ra, cần phải chú trọng việc thu thập thông tin phản hồi để phục vụ việc theo dõi đánh giá hiệu quả công tác QLRR.

Theo quy định đã phân cấp để thiết lập các tiêu chí phân tích trong phạm vi quản lý của Cục và các Chi cục. Do vậy các Chi cục nên chủ động phân tích thông tin và thiết lập, xây dựng các tiêu chí QLRR mang tính chất đặc thù của

đơn vị mình để cập nhật vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và tham gia trực tiếp vào quá trình phân luồng tờ khai.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong thực hiện thủ tục hải quản điện tử tại Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng (Trang 74)