III. HÌNH VẼ
3.1.2. Mục tiêu
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng, phát triển và tổ chức áp dụng QLRR toàn diện, chuyên sâu trong các khâu hoạt động nghiệp vụ HQĐT trên cơ sở phù hợp với các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế cũng như Tổng cục về QLRR và thực tiễn hoạt động của Cục Hải quan TP.Hải Phòng. Xây dựng và tiến tới hoàn thiện kho diữ liệu, xử lý thông tin và QLRR. Kiện toàn hệ thống đơn vị chuyên trách QLRR theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu về nghiệp vụ, đảm bảo về số lượng, chất lượng và năng lực trình độ của cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Phát triển hệ thống thông tin hải quan và hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các hoạt động nghiệp vụ hải quan. Tăng cường, phát triển năng lực thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan, phân tích dự báo và đánh giá rủi ro để phát hiện kịp thời những bất cập, sơ hở thiếu sót trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan; chẩn đoán những nguy cơ vi phạm, tội phạm trong các lĩnh vực hải quan để đề xuất, tham mưu cho lãnh đạo các cấp trong công tác phòng, chống tội phạm; xác định các đối tượng có nguy cơ vi phạm để đề xuất áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát phù hợp, kịp thời và hiệu quả.
Nâng cao khả năng tuân thủ của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hải quan thông qua việc: Xây dựng hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý tuân thủ DN; hợp tác, hỗ trợ, khuyến khích DN tham gia các chương trình tự nguyện tuân thủ; tăng cường hợp tác trao đổi cung cấp thông tin giữa Cục HQHP với TCHQ và các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan; nâng cao chất lượng, hiệu lực quản lý, theo dõi, đo lường, đánh giá tuân thủ đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hải quan; duy trì, hoàn thiện các cơ chế đảm bảo thực thi tuân thủ pháp luật về hải quan.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng kỹ thuật QLRR trong thực hiện thủ tục HQĐT, từng bước đáp ứng các yêu cầu tự động hóa trong các khâu thủ tục, đảm bảo cung cấp thông tin dữ liệu đánh giá rủi ro để hỗ trợ công chức trong quá trình thực hiện thủ tục, kiểm tra, giám sát hải quan.
3.1.2.2. Mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể
- Về cơ sở pháp lý: Kiến nghị TCHQ để cụ thể hóa các quy định, hướng dẫn về QLRR. Kiến nghị hoàn thiện các quy định về kiểm tra, giám sát hải quan, các cơ chế, chính sách quản lý, chính sách thuế có liên quan để đảm bảo phù hợp với thực tế hoạt động hải quan nói chung và áp dụng QLRR trong thủ tục HQĐT nói riêng.
- Về xây dựng lực lượng: Xây dựng hệ thống đơn vị chuyên trách QLRR cấp Cục và cấp Chi cục theo hướng chuyên nghiệp và chuyên sâu về nghiệp vụ. Trong đó, thành lập Phòng QLRR tại Cục và Tổ QLRR tại các Chi cục Hải quan, với tổng số khoảng 80 cán bộ, công chức làm công tác này (hiện nay khoảng trên 60). Toàn bộ số cán bộ, công chức này được đào tạo kiến thức cơ bản về QLRR; trong đó, trên 70% đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ về QLRR, chủ động và độc lập thực hiện được nhiệm vụ công tác được giao. Áp dụng QLRR trong thực hiện thủ tục HQĐT tăng khối luợng công việc cho lực lượng KTSTQ. Do đó để thực hiện tốt công tác này thì thời gian tới cần tăng cường nhân lực cho lực lượng KTSTQ đảm bảo giỏi về nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra.
- Về ứng dụng công nghệ thông tin: Xây dựng, nâng cấp, phát triển hệ thống thông tin hải quan và thông tin nghiệp vụ hải quan đảm bảo việc cập nhật, chia sẻ, trao đổi cung cấp thông tin trong Cục và Tổng cục, đáp ứng cơ bản các yêu cầu nghiệp vụ của ngành Hải quan. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tích hợp và xử lý dữ liệu tự động, đảm bảo thời gian thực, nâng cấp, phát triển các phần mềm phục vụ quản lý, phân tích, đánh giá rủi ro; nâng cấp kết cấu hạ tầng mạng đảm bảo việc đồng bộ hóa dữ liệu và thông suốt hệ thống; xây dựng và tổ chức triển khai hệ thống thông tin tình báo (VCIS) trong khuôn khổ hệ thống thông quan và Hải quan một cửa (VNACCS) của TCHQ. Tiếp tục vận hành nâng cao hiệu quả, hiệu suất máy soi container đã được trang bị.
khai toàn diện cơ chế phối hợp trao đổi thông tin với Tổng cục và các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan. Triển khai sâu, rộng các biện pháp nghiệp vụ theo Quyết định 65/2004/QĐ-TTg trong công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ. Tăng cường năng lực phân tích dự báo phát hiện kịp thời những bất cập, sơ hở thiếu sót trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan tại Cục;
- Về công tác đánh giá rủi ro: Chuẩn hóa danh mục rủi ro và tiêu chí QLRR trong từng lĩnh vực hoạt động hải quan; nâng cao chất lượng, hiệu quả phân tích, đánh giá rủi ro; nâng cấp, phát triển hệ thống thông tin dữ liệu quản lý hồ sơ rủi ro; tập trung triển khai sâu, rộng công tác hồ sơ rủi ro trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan làm cơ sở cho việc điều phối thống nhất hoạt động kiểm tra, giám sát trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan. Xây dựng và tổ chức triển khai có hiệu quả công tác xác định trọng điểm đối với hàng hóa XNK, hành khách, phương tiện XNC để hỗ trợ việc quyết định áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với các đối tượng này.
- Về quản lý tuân thủ DN: Phát triển hệ thống thông tin quản lý DN trên cơ sở mở rộng thông tin dữ liệu về các đối tượng liên quan; kết nối, tích hợp thông tin dữ liệu từ các hệ thống thông tin liên quan trong và ngoài Cục; tăng cường hợp tác với DN và các tổ chức, đơn vị liên quan trong việc cung cấp thông tin về hoạt động của DN; chuẩn hóa các hoạt động thu thập, cập nhật, phản hồi thông tin; hoàn thiện các chức năng tổng hợp, theo dõi, đánh giá DN. Chuẩn hóa các tiêu chí đánh giá DN chấp hành tốt pháp luật hải quan nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả đánh giá, phù hợp với thực tế công tác quản lý nhà nước về hải quan. Thường xuyên cập nhật hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá rủi ro DN, phát triển các kỹ thuật đo lường, đánh giá tuân thủ DN để phục vụ việc theo dõi, đánh giá DN.
- Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2015: Xây dựng, nâng cấp và phát triển 06 hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ hải quan; hoàn thành giai đoạn 1 tiếp nhận, vận hành hệ thống VCIS và triển khai nâng cấp, phát triển hệ thống này ở giai đoạn 2; triển khai toàn diện, hiệu quả cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin với Tổng cục và Bộ, ngành liên quan; kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu với một số Bộ, ngành liên quan; đảm bảo cung cấp dữ liệu đánh giá rủi ro phục vụ
tự động hóa trong các khâu nghiệp vụ hải quan đạt trên 60%; tỷ lệ kiểm tra chi tiết hồ sơ dưới 15% tổng số tờ khai và tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa là dưới 10%; tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa dựa trên đánh giá rủi ro đạt trên 80%; tỷ lệ phát hiện vi phạm từ kiểm tra thực tế hàng hóa đạt 3%; sử dụng tối đa công suất máy soi.