Về phía cơ quan quản lý Nhà nước khác

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong thực hiện thủ tục hải quản điện tử tại Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng (Trang 91)

III. HÌNH VẼ

3.3.2.Về phía cơ quan quản lý Nhà nước khác

3.3.2.1 Xây dựng khung pháp lý chặt chẽ

Cần phải rà soát văn bản quy phạm pháp luật Hải quan. Đây là công việc tưởng chừng đã quá quen thuộc đối với các cơ quan Nhà nước trong những năm gần đây nhưng có vai trò quyết định bởi qua công việc này, các cơ quan nhà nước nói chung sẽ định hướng xây dựng hệ thống pháp luật, trong đó có Luật hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật khác phù hợp với yêu cầu hiện đại hoá, hội nhập quốc tế của đất nước. Cần rà soát, đối chiếu quy định của pháp luật Hải quan hiện hành với các văn bản quy phạm pháp luật, các điều ước của các tổ chức quốc tế có liên quan đến hoạt động Hải quan (WCO, ASEAN, APEC, Hiệp định thương mại Việt- Mỹ... ), đối chiếu với yêu cầu quản lý trên thực tế để kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ cho phù hợp. Đặc biệt phải đối chiếu quy trình thủ tục HQĐT, tờ khai HQĐT, bộ hồ sơ hải quan, phương pháp xác định trị giá tính thuế, áp mã thuế hàng hoá, phương thức tính thuế, thu thuế hiện hành... với Công ước HS, Hiệp định trị giá GATT/WTO, Hiệp định TRIPS, Công ước Kyoto sửa đổi và các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về hải quan, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng, chuẩn bị chu đáo, tránh nóng vội nhằm tạo “sức sống” cho các văn bản pháp quy, hạn chế những thay đổi quá nhanh của hệ thống pháp luật, chính sách quản lý. Không nên lạm dụng nguyên tắc “sai thì sửa” khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dẫn đến sự tuỳ tiện, dễ thay đổi, các văn bản pháp luật mới ban hành không giải quyết được triệt để các vấn đề thực tiễn, hoặc có nội dung không rõ ràng, gây nhiều cách hiểu khác nhau. Hiện tượng này tạo ra sự không lành mạnh, khách quan trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và sự thiếu tin tưởng vào luật pháp của đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh. 3.3.2.2. Cải cách đồng bộ các thủ tục hành chính

Mục tiêu cải cách, đơn giản hoá quy trình thủ tục hải quan là một phần trong chiến lược cải cách hành chính của Chính phủ. Các kết quả đạt được trong quá trình hiện đại hoá của ngành hải quan cũng chính là các kết quả của chương trình cải cách hành chính đó. Vì vậy, để thành công, bên cạnh những nỗ lực của nhà quản lý,

các nhà chiến lược và bản thân từng cá nhân trong ngành hải quan, còn có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu của Chính phủ.

Một mặt, cơ quan hải quan đang tiến hành cải cách các thủ tục hành chính nói chung theo quy trình một cửa với các thủ tục đơn giản, thuận lợi, nhưng cũng cần các cơ quan nhà nước khác có cơ chế cấp ghép đơn giản hơn, giảm bớt các giấy phép con ... vì hoạt động của ngành hải quan có liên quan đến rất nhiều cơ quan nhà nước, trên nhiều lĩnh vực khác nhau các cơ quan Bộ chủ quản, cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan thuế nội địa, Kho bạc Nhà nước, hệ thống các ngân hàng, các tổ chức tài chính... Nếu chỉ có cơ quan hải quan tiến hành cải cách thủ tục hành chính, mà không có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan khác thì không thể đạt hiệu quả cao cho toàn xã hội. Do vậy, Nhà nước, cụ thể là Chính phủ cần đóng vai trò điều hành, chỉ đạo và khuyến khích các cơ quan quản lý trong bộ máy nhà nước tiến hành cải cách thủ tục hành chính một cách thống nhất và đồng bộ.

Ngoài ra, cũng cần có một hệ thống cung cấp thông tin thông suốt về đối thượng tham gia XNK giữa các cơ quan TCHQ - Tổng cụ Thuế - Kho bạc Nhà nước - Ngân hàng... Hiện nay, đã có quy chế phối hợp cung cấp thông tin giữa các đơn vị, nhưng chưa phát huy hết tác dụng vì việc cung cấp thông tin chủ yếu thực hiện bằng hình thức văn bản và không thường xuyên, tuỳ thuộc vào yêu cầu thực tế phát sinh. Nên chăng, cần xây dựng một hệ thống mạng liên ngành, cho phép tra cứu ngay các thông tin cần thiết về DN XNK để đánh giá nhanh, chính xác về rủi ro DN. Tất nhiên một số thông tin về DN sẽ chỉ được cung cấp dưới dạng thông tin mật khi có yêu cầu, nhưng các thông tin khác như tình trạng hoạt động kinh doanh, tình hình nộp thuế vào ngân sách nhà nước hay số dư tài khoản tiền gửi của DN. Nếu có thể tra cứu ngay trên mạng sẽ tiết kiệm thời gian và giảm bớt các thủ tục luân chuyển công văn, giấy tờ giữa các cơ quan này.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong thực hiện thủ tục hải quản điện tử tại Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng (Trang 91)