III. HÌNH VẼ
2.3.2. Phân cấp QLRR trong thực hiện thủ tục HQĐT tại Cục HQHP
QLRR được phân thành 3 cấp thực hiện, cụ thể như sau:
Hình 2.2. Mô hình thực hiện QLRR theo 03 cấp Cục HQHP
Cục HQHP
Chi cục Hải
Chi cục Hải quan quan
Cảng 1
Cảng 1
Chi cục
Chi cục Hải Hải quan Đình Vũ
quan Đình Vũ
TCHQ TCHQ
Chi cục
Chi cục Hải Hải quan Cảng 3
quan Cảng 3
Chi cục
Chi cục Hải Hải
quan Cảng 2
2.3.2.1. QLRR cấp chiến lược (được thực hiện tại TCHQ)
Thông qua việc đánh giá các nguồn thông tin, dữ liệu toàn diện, cơ quan Hải quan có thể phân định được nhiều lĩnh vực công việc với các mức độ rủi ro khác nhau để có hành động can thiệp khi cần thiết. Do đó, cơ quan TCHQ phải đảm bảo sự thống nhất trong toàn Ngành về: Xây dựng, ban hành, sửa đổi bổ sung bộ tiêu chí QLRR; Ban hành các quy định hướng dẫn thực hiện QLRR; xây dựng, quản lý, vận hành, kiểm soát hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan và cơ sở dữ liệu QLRR theo phân cấp, đảm bảo các yêu cầu an ninh, an toàn về mặt kỹ thuật, bảo mật hệ thống cơ sở dữ liệu trong toàn ngành Hải quan; thu thập, cập nhật, quản lý thông tin nhằm hoàn thiện cơ sở dữ liệu QLRR; điều phối việc cập nhật tiêu chí QLRR đối với các Cục Hải quan tỉnh, thành phố nhằm đảm bảo thực hiện thống nhất quy trình QLRR; Phối hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành Tài chính, trao đổi thông tin với Hải quan các nước, Tổ chức Hải quan Thế giới để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ Hải quan phục vụ QLRR; xây dựng hệ thống tổ chức, đào tạo nghuồn nhân lực. Xây dựng, triển khai các chương trình kế hoạch đo lường, đánh giá tuân thủ pháp luật của DN trong số 10% DN có kim ngạch cao nhất toàn quốc và các lĩnh vực hoạt động XK, NK nhằm tăng cường hiệu quả áp dụng QLRR trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá XK, NK thương mại; Chỉ đạo, điều phối thực hiện quy trình QLRR; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong việc áp dụng QLRR; theo dõi, đánh giá hiệu quả áp dụng QLRR để bổ sung, điều chỉnh việc thực hiện quy trình QLRR có hiệu quả.
Việc tham mưu đề xuất, xây dựng, thu thập thông tin và quản lý vận hành quy trình QLRR trong toàn Ngành được giao cho Ban QLRR thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục KTSTQ, Vụ Giám sát quản lý và Vụ Kiểm tra thu thuế XNK theo từng mảng chức năng phù hợp, trong đó, Cục Điều tra chống buôn lậu có trách nhiệm chủ trì công tác trên.
2.3.2.2. QLRR cấp hoạch định triển khai (được thực hiện tại các Cục Hải quan địa phương)
Là cơ quan trung gian trong phân cấp QLRR của Ngành Hải quan, vì vậy, Cục HQHP có nhiệm vụ chính là kết hợp những thông tin, các dữ liệu thu thập được
cung cấp bởi TCHQ, cùng với những thông tin thu thập được dựa vào tình hình thực tế trên địa bàn quản lý, cung cấp cơ sở dữ liệu thông tin một cách đầy đủ nhất phục vụ các Chi cục Hải quan trong triển khai thủ tục HQĐT nhằm phân định rủi ro để ra quyết định hình thức và mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá. Cụ thể triển khai quản lý, vận hành hệ thống QLRR theo quy định và hướng dẫn của TCHQ; xây dựng, quản lý, cập nhật thường xuyên các thông tin và cơ sở dữ liệu trên cơ sở Bộ tiêu chí QLRR chung trong phạm vi địa bàn được phân công quản lý; xây dựng phương án, kế hoạch xử lý đối với từng loại rủi ro và đối tượng rủi ro cụ thể trên địa bàn quản lý của Cục HQHP nhằm đảm bảo kiểm soát có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật hải quan; xây dựng, triển khai các chương trình kế hoạch đo lường, đánh giá tuân thủ pháp luật của DN chấp hành tốt pháp luật hải quan hoạt động trên địa bàn; chỉ đạo điều phối thực hiện quy trình QLRR trong phạm vi Cục Hải quan tỉnh, thành phố; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các Chi cục Hải quan cửa khẩu, Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu trong thực hiện công tác hồ sơ QLRR; theo dõi, đánh giá hiệu quả áp dụng QLRR trong phạm vi Cục Hải quan tỉnh, thành phố; đề xuất TCHQ bổ sung, điều chỉnh áp dụng quy trình QLRR có hiệu quả; tiếp nhận đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về QLRR và hướng dẫn cho các đơn vị thực hiện; 2.3.2.3. QLRR cấp chiến thuật (thực hiện trực tiếp tại các Chi cục Hải quan)
Thực tế không phải trong kho cơ sở dữ liệu luôn sẵn sàng cung cấp thông tin chính xác về các lô hàng XNK, về chủ hàng và dự đoán trước được tất cả các tình hình sắp diễn ra, vì vậy ngoài những thông tin có sẵn trên cơ sở dữ liệu rủi ro, căn cứ vào tình hình thực tế và thông tin do khách hàng khai báo khi làm thủ tục HQĐT, các đơn vị chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị vật chất, bố trí công việc để đạt được hiệu quả cao nhất. Đồng thời, khi phát hiện thêm các yếu tố rủi ro mới phát sinh cần báo cáo ngay lên Cục HQHP để cập nhật, bổ sung dữ liệu thông tin làm cơ sở xác định rủi ro cho các lô hàng tiếp theo. Nhiệm vụ cụ thể ở cấp này là tiếp nhận đầy đủ và sử dụng thông tin từ hệ thống cơ sở dữ liệu của Cục HQHP; tổ chức công tác hồ sơ QLRR trên địa bàn Chi cục theo phân cấp thực hiện công tác hồ sơ QLRR của TCHQ; xây dựng phương án, kế hoạch xử lý đối với từng loại rủi ro và đối tượng rủi ro cụ thể trên địa bàn nhằm đảm bảo kiểm soát có hiệu quả các
vi phạm pháp luật hải quan; cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin dữ liệu đánh giá rủi ro từ cấp Cục truyền xuống phục vụ đánh giá rủi ro đối với lô hàng XK, NK. Căn cứ vào quy trình thủ tục HQĐT, kết hợp với các kết quả phân tích, đánh giá rủi ro theo nguồn thông tin khác, các Chi cục tiến hành lựa chọn và quyết định hình thức và mức độ kiểm tra đối với lô hàng XK, NK; báo cáo Cục HQHP kịp thời các thông tin toàn bộ tình hình quản lý, sử dụng và các vướng mắc phát sinh trong quá trình vận hành Hệ thống QLRR; phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn quản lý để thu thập thông tin phục vụ QLRR theo phân cấp; thực hiện phản hồi thông tin về kết quả kiểm tra hồ sơ và kiểm tra hàng hoá theo đánh giá rủi ro.