Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác QLRR

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong thực hiện thủ tục hải quản điện tử tại Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng (Trang 76)

III. HÌNH VẼ

3.2.2.Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác QLRR

Trong công tác QLRR thì hệ thống cơ sở dữ liệu đóng vai trò quan trọng. Với một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, kịp thời, được mã hóa quản lý hiện đại sẽ là yếu tố cần cho việc thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro chính xác, hiệu quả.

Như vậy, để hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác QLRR thì cần phải thực hiện nâng cấp một cách toàn diện các hệ thống thông tin của ngành Hải quan như hệ thống mã số DN (T2C), hệ thống thông tin quản lý tờ khai, hệ thống thông tin quản lý vi phạm, hệ thống thông tin kế toán thuế (KTT559), hệ thống thông tin giá ... với các modul chức năng đầy đủ, đặc biệt là modul chức năng cập nhật và kết xuất số liệu. Ngoài ra, cần có sự tích hợp trực tiếp giữa các hệ thống này với hệ thống RISKMAN để việc cập nhật thông tin được nhanh chóng, kịp thời, một cách tự động. Cần phải có các khóa đào tạo đầy đủ cho đội ngũ cán bộ thực hiện tại địa phương về việc cập nhật thông tin vào hệ thống để đảm bảo các thông tin cập nhật chính xác. Các dữ liệu thông tin trong cơ sở dữ liệu cũng cần quản lý mã hóa để đảm bảo tính thống nhất, dễ sử dụng, dễ tra cứu. Việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu là việc làm quan trọng, đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư của các cấp lãnh đạo, cũng như của tất cả các cán bộ, công chức ngành Hải quan Việt Nam.

Công tác QLRR tạo cơ sở nền tảng cho các hoạt động nghiệp vụ hải quan, đồng thời để nâng cao hiệu quả của công tác này, cần sự phối hợp chặt chẽ từ các đơn vị trong và ngoài ngành và sự tham gia của từng công chức hải quan trong việc thu thập, cung cấp thông tin.

Một là, sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị QLRR với đơn vị thu thập xử lý thông tin là điều kiện quan trọng đảm bảo hiệu quả của công tác QLRR tại cả ba cấp. Qua theo dõi thực tế cho thấy, mô hình này chưa thực sự hiệu quả. Cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của hệ thống các đơn vị TTXLTTNVHQ là tiến hành công tác thu thập, phân tích thông tin nghiệp vụ hải quan nhằm đáp ứng cho các yêu cầu chống buôn lậu và gian lận thương mại;

Hai là, tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ từ các hoạt động nghiệp vụ kiểm soát hải quan. Công tác QLRR thường tập trung vào rà soát, phát hiện các đối tượng có dấu hiệu rủi ro, trong khi công tác kiểm soát đi sâu vào việc tìm ra những đối tượng đang “ẩn” dưới các hình thức hoạt động hợp pháp, “chấp hành tốt pháp luật hải quan”... Việc phối hợp chặt chẽ giữa hai mặt công tác này có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng ngừa và đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan.

Ba là,tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ từ các hoạt động kiểm tra trong và sau thông quan. Để nâng cao hiệu quả công tác QLRR, một trong những nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian tới đó là: tổ chức, kiện toàn hoạt động kiểm tra trong và sau thông quan dựa trên nền tảng QLRR, trong đó chú trọng đến chất lượng công tác kiểm tra đảm bảo phản ánh đúng tình trạng rủi ro được đánh giá; kiên quyết loại trừ các hành vi tuỳ tiện, qua loa hoặc vì lợi ích cá nhân cố tình làm sai lệch kết quả kiểm tra. Đồng thời tổ chức tốt hệ thống cập nhật, thu thập thông tin phản hồi từ quá trình làm thủ tục hải quan và KTSTQ.

Bốn là, chủ động thu thập thông tin liên quan rủi ro từ các đơn vị chức năng liên quan, đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp trong việc xử lý đối với các rủi ro trong lĩnh vực hải quan. Các đơn vị chức năng thuộc các bộ ngành liên quan như: Công an, Biên phòng, Quản lý thị trường, Cảnh sát biển, cơ quan thuế có chức năng, nhiệm vụ trực tiếp quản lý, kiểm tra, điều tra về hoạt động của các đối tượng có liên quan đến hoạt động hải quan. Đây là nguồn thông tin quan trọng giúp cơ quan hải quan cập nhật, bổ sung hồ sơ QLRR. Ngành Hải quan cần có kế hoạch cụ thể, phân công phân cấp rõ ràng cho đơn vị QLRR tại từng cấp trong việc phối hợp thực hiện cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin và phối hợp xử lý các nguy cơ vi phạm trên địa bàn. Đồng thời từng cấp đơn vị chủ động xây dựng quy chế phối hợp tạo hành lang cho việc triển khai có hiệu quả các mặt công tác trên.

Năm là, tăng cường hợp tác quốc tế về trao đổi thông tin tình báo và hợp tác về QLRR. Quá trình này cung cấp cho Hải quan Việt Nam những kiến thức, kinh nghiệm cùng với các thông tin cho việc tổ chức công tác QLRR.

Việc tăng cường hợp tác quốc tế giúp cơ quan hải quan cập nhật kịp thời thông tin về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại diễn ra trên thế giới và khu vực, đồng thời có điều kiện tiếp nhận các thông tin về các đối tượng buôn lậu tại Việt Nam hoặc có liên quan đến hoạt động thương mại tại Việt Nam. Các thông tin này có ý nghĩa quan trọng trong việc cập nhật, điều chỉnh, bổ sung hồ sơ QLRR. Trong quá trình hợp tác quốc tế về QLRR, Việt Nam với tư cách là thành viên tham gia các chương trình do các quốc gia trên thế giới hoặc khu vực đề xướng, như Chương trình hỗ trợ kiểm soát XK và an ninh biên giới có liên quan (EXBS) do Mỹ đề xướng, Chương trình phục hồi thương mại do Singapore đề xướng. Ngoài ra, Việt Nam còn là đối tác trong các dự án do các quốc gia tài trợ về QLRR, như: Dự án hỗ trợ về QLRR các nước tiểu vùng sông Mê Kông (JICA), chương trình đào tạo ngắn ngày về QLRR do Pháp, Trung Quốc tài trợ...

3.2.3. Xây dựng quy trình QLRR thống nhất cho các đối tượng quản lý của cơ quan Hải quan

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, lưu lượng hàng hoá, phương tiện đang ngày càng gia tăng nhanh chóng thì việc tập trung kiểm tra trong quá trình thông quan sẽ là rào cản rất lớn cho hoạt động thương mại quốc tế. Do đó, trong tiến trình hiện đại hóa hải quan, cơ quan Hải quan đang thực hiện chuyển dần từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, kết hợp giữa QLRR và KTSTQ.

Tuy nhiên, hiện nay ngành Hải quan mới chỉ áp dụng thực hiện QLRR đối lô hàng hóa XK, NK trong quá trình thông quan. Ngành hải quan cần tiếp tục xây dựng quy trình QLRR áp dụng cho các đối tượng quản lý khác như phương tiện vận tải, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh. Đồng thời, cũng phải xây dựng quy trình QLRR chính thức, và thống nhất trong việc lựa chọn đối tượng KTSTQ, và có sự kết hợp giữa việc thực hiện QLRR trong thông quan và QLRR trong KTSTQ về thông tin rủi ro, các kết quả phân tích, đánh giá rủi ro, kết quả xử lý rủi ro, thông tin phản hồi.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong thực hiện thủ tục hải quản điện tử tại Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng (Trang 76)