0
Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Quy trình QLRR trong thực hiện thủ tục HQĐT tại Cục HQHP

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUẢN ĐIỆN TỬ TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 46 -46 )

III. HÌNH VẼ

2.3.3. Quy trình QLRR trong thực hiện thủ tục HQĐT tại Cục HQHP

2.3.3.1. Thiết lập bộ tiêu chí QLRR

Theo quy định tại Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009 của Tổng cục trưởng TCHQ về ban hành Quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể áp dụng QLRR trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK thương mại thì việc thiết lập bộ tiêu chí được thực hiện ở cả 3 cấp: Tổng cục, Cục Hải quan và Chi cục.

Việc xây dựng bộ tiêu chí rủi ro chia thành 5 nhóm chính cụ thể như sau: Nhóm tiêu chí ưu tiên: Gồm 6 tiêu chí, tập trung ưu tiên cho các DN chế xuất, các DN có kim ngạch XK, NK lớn, số thuế nộp ngân sách nhà nước hàng năm cao và có ý thức tốt về chấp hành pháp luật hải quan. Các DN thỏa mãn các tiêu chí trên, có đơn gửi TCHQ và sẽ được công nhận là DN ưu tiên. Theo đó sẽ được ưu đãi về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đặc biệt trong khi thực hiện thủ tục HQĐT.

Nhóm tiêu chí đánh giá, phân loại DN thực hiện thủ tục HQĐT: Gồm 23 tiêu chí (chi tiết như tại Phụ lục 4). Cục HQHP phân tích, đánh giá hoạt động của DN dựa trên mức độ chấp hành pháp luật, loại hình DN, vốn kinh doanh, thời gian hoạt động, loại hình XNK thường xuyên, kim ngạch XNK hàng năm của DN.

Nhóm tiêu chí phân loại hàng hóa và loại hình XNK: Gồm 11 tiêu chí đánh giá chủ yếu tập trung vào nhóm hàng hóa có thuộc diện XNK có điều kiện hay không và thuế suất của hàng hóa đó. Loại hình XNK với mức độ rủi ro có thể xảy ra khác nhau như hàng kinh doanh, hàng gia công, hàng sản xuất XK, hàng chuyển khẩu, hàng tạm nhập tái xuất.

Nhóm tiêu chí phân loại xuất xứ: Gồm 3 tiêu chí, phân loại hàng hóa có xuất xứ từ các nước ASEAN, các nước được hưởng ưu đãi thuế quan và các nước là trung tâm sản xuất, trung chuyển ma túy.

Nhóm tiêu chí phân loại hình thức thanh toán: Gồm 4 tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro trên các hình thức thanh toán quốc tế như thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển tiền hay thanh toán nhờ thu...

Mỗi tiêu chí được xây dựng trong bộ tiêu chí rủi ro trên ứng với một mức độ rủi ro nhất định. Khi DN làm thủ tục HQĐT tại các Chi cục Hải quan thuộc Cục HQHP, căn cứ vào thông tin thu thập được, kết hợp với nội dung khai báo của DN trên hệ thống hoặc cán bộ tiếp nhận để đánh giá rủi ro của DN và lô hàng XNK dựa trên mức độ rủi ro đó. Tương ứng với mỗi mức độ rủi ro được đánh giá sẽ có hình thức kiểm tra thực tế lô hàng XNK phù hợp.

Tiêu chí rủi ro phân tích: Là những tiêu chí có tính chất biến động theo thời gian và được áp dụng ngay tại thời điểm phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan. Các tiêu chí này dựa trên những thông tin của lực lượng trinh sát, thông tin về DN, hàng hóa có khả năng và mức độ rủi ro cao và phải kiểm tra hải quan.

Thông tin do các đơn vị cung cấp DN có khả năng gian lận hoặc qua phân tích hàng của DN có xu hướng buôn lậu, gian lận thương mại trên thực tế được lưu trong hệ thống kho cơ sở dữ liệu của TCHQ, tập trung vào các vấn đề sau: Chính sách, chế độ quản 41lý đối với hàng hóa XNK, phương tiện vận tải XNC; Thông tin cưỡng chế thuế đối với DN; thông tin mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của tổ chức, cá nhân; thông tin về dấu hiệu vi phạm liên quan đến hàng hóa XNK, hành lý, phương tiện vận tải XNC.

Khi DN đến làm thủ tục HQĐT các các Chi cục hải quan thuộc Cục HQHP, trên cơ sở kết hợp với các tiêu chí DN khai báo trên tờ khai hải quan với thông tin cơ quan hải quan có được để xác định khả năng vi phạm pháp luật và bước đầu đưa ra hình thức kiểm tra đối với lô hàng hóa XNK.

Bộ tiêu chí này được xây dựng ở 2 cấp độ:

Cấp TCHQ: Do Ban QLRR - Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục giám sát quản lý, Cục Kiểm tra thu thuế và Cục KTSTQ phối hợp xây dựng trong kho dữ

liệu của Tổng cục và được nối mạng tới các đơn vị làm thủ tục HQĐT và có tác dụng trong toàn Ngành.

Cấp Cục HQHP: Được xây dựng bộ tiêu chí, cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu và chỉ có tác dụng trong phạm vi quản lý của Cục HQHP. Cục HQHP phối hợp giữa các tiêu chí được xây dựng ở cấp Tổng cục với các tiêu chí do Cục xây dựng để tổng hợp thành bộ tiêu chí chung.

Tiêu chí rủi ro là một hoặc một nhóm các chỉ số cho phép xác định, đo lường, đánh giá và phân loại đối với từng rủi ro. Bộ tiêu chí QLRR gồm 04 loại tiêu chí: Tiêu chí theo quy định của pháp luật hải quan, chính sách quản lý nhà nước về hải quan trong từng thời điểm, giai đoạn cụ thể; tiêu chí phân tích là tiêu chí được xây dựng dựa trên các kết quả phân tích thông tin của công chức hải quan, đánh giá về khả năng, mức độ của tình huống vi phạm pháp luật hải quan có thể xảy ra; tiêu chí tính điểm rủi ro là nhóm các chỉ số được tập hợp và tính toán mức độ rủi ro dựa trên việc đánh giá và cho điểm rủi ro trước đối với các chỉ số tham gia vào quá trình tính toán; tiêu chí lựa chọn ngẫu nhiên là việc áp dụng phép toán xác suất, thống kê dựa trên các chỉ số liên quan để lựa chọn ngẫu nhiên các đối tượng kiểm tra theo tỉ lệ nhất định theo quy định của Luật hải quan.

2.3.3.2. Phân tích và xác định mức độ rủi ro

Để xác định rủi ro của một lô hàng, Cục HQHP thực hiện thu thập thông tin, xác định rủi ro có thể phát sinh. Cục HQHP thu thập thông tin từ rất nhiều nguồn như khai thác cơ sở dữ liệu của ngành (trong các hệ thống như số liệu xuất, NK; Chương trình DOPHIN - quản lý vi phạm; Chương trình RISKMAN - hệ thống hỗ trợ QLRR; Hệ thống thông tin quản lý tờ khai XNK; Chương trình GTT22 - Trị giá tính thuế; Chương trình KT559 - Kế toán thuế; Chương trình thông tin mã số DN T2C; Hệ thống quản lý hàng gia công; Hệ thống quản lý sản xuất hàng XK...); các văn bản quy định về chính sách quản lý, chính sách thuế; từ các cơ quan, bộ, ngành khác, đặc biệt là các bộ ngành có liên quan đến hoạt động XNK, XNC cũng như các thông tin trao đổi với Tổ chức Hải quan quốc tế, khu vực, hải quan các nước và các nguồn thông tin khác có liên quan. Trong đó, các đối tượng mà Cục HQHP áp dụng QLRR, và thực hiện thu thập, phân tích thông tin gồm: Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động XNK, quá cảnh hàng hoá, XNC, quá cảnh phương tiện vận tải; các tổ

chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài là đối tác hoặc có liên quan đến hoạt động XNK, quá cảnh hàng hoá, XNC, quá cảnh phương tiện vận tải; Nơi xuất xứ hàng hoá NK; quốc gia, khu vực XK, NK hàng hoá hoặc là địa điểm trung chuyển hàng hoá vào Việt Nam, từ Việt Nam; phương thức vận chuyển, đóng gói hàng hoá; Phương tiện vận tải XNC, quá cảnh; tuyến đường vận chuyển hàng hoá

Việc tiến hành thu thập thông tin được thực hiện tùy theo tính chất, đặc điểm của từng loại thông tin và nguồn thông tin. Có thể tiến hành thu thập thông tin từ việc tổng hợp thông tin vi phạm, thông tin về dấu hiệu vi phạm trên địa bàn, ngoài địa bàn hoặc thực hiện tra cứu, kết xuất thông tin dữ liệu từ các hệ thống thông tin trong và ngoài ngành, cũng như có thể tiến hành khai thác, nghiên cứu từ các phương tiện đại chúng, cộng đồng DN…

Hình 2.3. Quy trình QLRR trong quy trình thủ tục HQĐT tại Cục HQHP

Nguồn: Trung tâm dữ liệu và CNTT Cục HQHP

Chi tiết mô hình phân luồng hệ thống (Phụ lục 5)

Các bước tiến hành xác định rủi ro của một lô hàng gồm 4 bước sau:

QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO (ĐANG ÁP DỤNG)

TIẾP NHẬN ĐĂNG TỜ KHAI HẢI QUAN

QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ HỆ THỐNG THÔNG QUAN HỆ THỐNG THÔNG QUAN Dữ liệu điện tử Người khai hải quan KIỂM TRA CHI TIẾT HỒ SÕ, THUẾ, GIÁ KIỂM TRA THỰC TẾ HÀNG HOÁ KIỂM TRA THÔNG QUAN THÔN G QUAN PHÚC TẬP HỐ Lựa chọn ngẫu nhiên Tiêu chí quy định Tiêu chí tính điểm Xanh Vàng Đỏ Theo dõi & Đánh giá Tiêu chí phân Dữ liệu đánh giá Rủi ro

Bước 1: Xác định mức độ rủi ro thông qua nhóm các tiêu chí quy định

Bước này nhằm xác định các thông tin về DN được ưu tiên làm thủ thủ tục HQĐT do chấp hành tốt pháp luật hải quan được cập nhật thường xuyên trong hệ hống máy tính truyền dữ liệu từ TCHQ xuống các đơn vị địa phương. Thông tin về tình hình hoạt động của DN (DN đang hoạt động, giải thể, phá sản) và tình trạng nợ thuế của DN (DN bị cưỡng chế, được ân hạn thuế, DN không nợ thuế). Nếu DN nợ thuế quá hạn theo quy định của pháp luật, các lô hàng làm thủ tục hải quan tiếp theo của DN sẽ không được hưởng thời gian ân hạn thuế. Các lô hàng thuộc diện phải kiểm tra thực tế theo quy định về chính sách mặt hàng của các Bộ, Ngành ban hành.

Bước 2: Xác định mức độ rủi ro thông qua nhóm các tiêu chí phân tích, tiêu chí tính điểm

Đối với những lô hàng không thuộc diện ưu tiên và không phải kiểm tra thực tế hàng hóa đã được xác định ở bước 1, thông tin lô hàng được tiếp tục tính toán trên mức độ rủi ro dựa trên các tiêu chí rủi ro phân tích và tiêu chí tính điểm. Dựa trên tiêu chí khai báo của DN, đối chiếu với cơ sở dữ liệu các đối tượng rủi ro đã được tính toán trước (thông tin được truyền từ TCHQ xuống Cục HQHP), hệ thống máy tính đã được thiết lập công thức ngầm để tự động tính mức độ rủi ro của từng tiêu chí. Mức độ rủi ro tổng thể là tổng hợp của tất cả các tiêu chí quy định tương ứng với mỗi lô hàng cụ thể được tính toán dựa trên công thức sau:

K =

= n i i k 1 R =

= n i i i r k 1 * Trong đó: K: Tổng trọng số R: Mức độ rủi ro tổng thể

ri: mức độ rủi ro ước lượng của từng đối tượng

n=5: tổng số nhóm tiêu chí đã được đề cập ở trên

Trọng số ki thể hiện mức độ bao trùm của các đối tượng rủi ro, có thể thay đổi ở cấp TCHQ. Việc thay đổi dựa trên cơ sở thông tin phản hồi về kết quả kiểm tra sau khi áp dụng công thức tính toán. Nếu xác định yếu tố rủi ro DN là bao trùm thì trọng số tương ứng với nó cao nhất và có ảnh hưởng lớn nhất tới điểm số rủi ro chung của lô hàng. Khi mức độ rủi ro của DN cao thì rủi ro đối với lô hàng cao.

Mức độ rủi ro ri được tính toán, ước lượng trước theo nguyên tắc: Mức độ rủi ro được tính toán theo phương pháp cho điểm, cụ thể như sau:

* Nhóm tiêu chí đánh giá phân loại DN: Tiêu chí ưu tiên cho điểm âm (-) để ưu đãi giảm mức độ rủi ro của DN, ví dụ DN chấp hành tốt pháp luật trong 2 năm: - 20 điểm. Các tiêu chí rủi ro của DN: mức điểm cho đối với từng tiêu chí từ 3-80 (tùy theo mức độ rủi ro của từng tiêu chí). Các nhóm tiêu chí khác cho điểm theo 3 mức độ: rủi ro cao: 3 điểm, rủi ro trung bình: 2 điểm, rủi ro thấp: 1 điểm

Ngoài ra bằng các công cụ phân tích rủi ro chung như phân tích chuỗi tỷ số, phân tích chuỗi thời gian, phân tích hồi qua và tương quan... đã được áp dụng hiệu quả tại các nước, cơ quan hải quan so sánh, đánh giá rủi ro thu được với định mức trung bình của rủi ro có thể chấp nhận được để nhận biết đối tượng có tiềm năng rủi ro cao, các yêu tốt bất thường phát sinh và phân lô hàng vào một trong các hình thức và mức độ kiểm tra sau:

+ Lô hàng thuộc diện kiểm tra thực tế (luồng đỏ);

+ Lô hàng thuộc diện kiểm tra chi tiết hồ sơ (luồng vàng); + Lô hàng miễn kiểm tra (luồng xanh) chuyển sang bước 3.

Bước 3 Xác định rủi ro thông qua tiêu chí lựa chọn ngẫu nhiên

Đối với những lô hàng được phân luồng xanh ở trên sẽ được lấy ngẫu nhiên theo hàm toán học. Tiêu chí lựa chọn ngẫu nhiên để kiểm tra (Random parameters) được áp dụng cho việc lựa chọn ngẫu nhiên để kiểm tra thực tế đối với lô hàng, và được thực hiện tự động trên hệ thống thông tin hỗ trợ QLRR (RISKMAN) với tỷ lệ kiểm tra hiện nay là không quá 5% tổng số lô hàng xuất, NK theo tỷ lệ bình quân của mỗi ngày trong tháng trước đó tại một Chi cục Hải quan. Hệ thống sẽ tự lọc tờ

khai phát sinh trong ngày và đưa ra lô hàng phải kiểm tra thực tế ngẫu nhiên. Kết quả ở bước này sẽ lựa chọn và tiếp tục phân loại các lô hàng thành 2 diện:

+ Lô hàng không phải kiểm tra thực tế và không phải kiểm tra chi tiết hồ sơ; + Lô hàng thuộc diện phải kiểm tra thực tế hàng hóa do tiêu chí lấy ngẫu nhiên;

Bước 4: KTSTQ

Hàng hóa sau khi thông quan sẽ được tiến hành KTSTQ để đánh giá độ chính xác, tính tuân thủ pháp luật của DN, làm căn cứ để hiệu chỉnh lại mức độ rủi ro ước lượng ri và trọng số rủi ro ki cho những lô hàng làm thủ tục hải quan quan kế tiếp của DN.

2.3.3.3. Xây dựng phương án, kế hoạch xử lý rủi ro

Dựa vào kết quả tính toán mức độ rủi ro do hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan xác định, với mức điểm rủi ro cao thì rủi ro của lô hàng được đánh giá cao hơn. Như vậy tùy theo mức độ rủi ro mà lô hàng được phân thành 3 diện: Hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa,miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ (luồng xanh); hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng phải kiểm tra chi tiết hồ sơ (hàng hóa thuộc luồng vàng); hàng hóa phải kiểm tra thực tế (hàng hóa thuộc luồng đỏ).

* Hàng hóa thuộc luồng xanh: Dành cho các đối tượng chấp hành tốt pháp luật hải quan, được TCHQ công nhận là DN ưu tiên và chỉ phải chịu sự kiểm tra về tính đầy đủ, phù hợp về nội dung khai báo với các chứng từ có trong bộ hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật. Thông thường việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa thuộc luồng này tại Cục HQHP mất từ 3-5 phút. Việc kiểm tra sự đầy đủ, phù hợp được hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đối chiếu tự động.

* Hàng hóa thuộc luồng vàng: Cán bộ hải quan nơi DN thực hiện thủ tục HQĐT phải kiểm tra tính chính xác, sự phù hợp của các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan với các nội dung khai trong tờ khai hải quan về tên hàng, mẫ số, số lượng, chất lượng, trọng lượng, quy cách đóng gói, xuất xứ của hàng hóa, căn cứ kê khai thuế theo quy định và kiểm tra việc thực hiện các quy định về thủ tục HQĐT, về chính sách quản lý XNK hàng hóa, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các quy định.

* Hàng hóa phân luồng đỏ: Gồm hàng hóa XNK của chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về Hải quan hoặc hàng hóa XNK thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan Hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan; hàng hóa qua phân tích thông tin của cơ quan hải quan xác định có khả năng vi phạm pháp luật hải quan, hàng thuộc diện phải kiểm tra ngẫu nhiên. Hàng hóa thuộc diện này ngoài việc phải kiểm tra chi tiết hồ sơ như đối với hàng hóa luồng vàng còn

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUẢN ĐIỆN TỬ TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 46 -46 )

×