Giải pháp 3 :Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các Khu Công Nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 69)

Để có nguồn năng lực có khả năng đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp ở các KCX-KCN cần phải phát triển và kết hợp nhiều hình thức đào tạo bao gồm: Cơ sở đào tạo xây dựng quy trình đào tạo nghề cần sự phối hợp giữa các doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Nhà nước với quy trình sau:

Trung tâm giới thiệu việc làm, trường Cao Đẳng bán công công nghệ và quản trị doanh nghiệp (CTIM) cần phối hợp với các Doanh nghiệp, các Hội ngành nghề, các Trường Đại Học, Cao Đẳng, Trung Học Chuyên Nghiệp, Trường dạy nghề trên địa bàn thành phố trong việc: khảo sát nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp; thời điểm sinh viên tốt nghiệp hàng năm tại các trường xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển mới và nhu cầu tuyển dụng đến các trường và tổ chức tiếp xúc giao lưu giữa các doanh nghiệp và sinh viên.

Ban quản lý các KCX-KCN TP,HCM tìm kiếm đối tác có năng lực tài chính và kinh nghiệm hợp tác xây dựng Trung tâm đào tạo công nhân tại KCX Tân Thuận. Từ đó rút kinh nghiệm để triển khai mô hình xây dựng các Trung tâm đào tạo nghề phục vụ cho đào tạo công nhân tại một khu hoặc liên khu thuộc địa bàn huyện Bình Chánh, Củ Chi, Quận Thủ Đức

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong các khu thực hiện việc đào tạo tại chỗ ở xí nghiệp, tiến tới thiết lập các mối quan hệ hợp tác trong đào tạo với các trường, trung tâm đào tạo chuyên nghiệp. Các trường và

trung tâm cử giáo viên tham gia giảng dạy ở trường lớp, trên cơ sở này hai bên bổ sung cho nhau về những sở đoản của mình.

Các doanh nghiệp có nhu cầu lao động kỹ thuật tiến hành đặt hàng đào tạo với nhà trường và theo dõi phối hợp trong quá trình đào tạo.

Các doanh nghiệp tiếp cận với nhà trường và tuyển chọn những học sinh, sinh viên triển vọng ở các lớp cuối khóa đưa về cơ sở sản xuất để trang bị thêm kỹ năng thực hành, thao tác vận hành cụ thể xem học như là công nhân của xí nghiệp (có thể có một dạng thù lao nào đó để khuyến khích)

Nhà nước chủ trương đẩy mạnh sự gắn kết giữa khâu đào tạo và sử dụng, cần mạnh dạn tổ chức ra các cơ sở đào tạo kỹ thuật, tay nghề, nghiệp vụ theo mô hình doanh nghiệp.

Ban quản trị các KCX- KCN TP.HCM mời các nhà đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm, có tiềm lực tài chính, tiềm lực chuyên môn, nghiệp vụ, đủ khả năng xây dựng trung tâm đào tạo ưu tiên phục vụ các KCN-KCN. Nhờ vậy, người lao động sẽ được trang bị những kỹ năng, bản lĩnh sát đúng với yêu cầu của công nghệ sản xuất trong các khu.

Ban quản trị các KCX-KCN TP.HCM tổ chức tốt các lớp chuyên đề, ngắn hạn để trang bị cho những “người lao động xuất thân từ học sinh” những kiến thức bổ trợ như: kiến thức xã hội tổng quát, giao tiếp xã hội, tác phong và nếp sống công nghiệp, quan hệ hợp tác lao động, tinh thần đồng đội.

3.3.4 Giải pháp 4 Sử dụng nguồn nhân lực ở các KCX- KCN

Doanh nghiệp tăng cường mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo doanh nghiệp ở các KCX-KCN thông qua trung tâm giới thiệu việc làm với các hoạt động cụ thể bao gồm

Các cơ sở đào tạo thông qua Trung tâm giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp về nguyện vọng của học sinh, sinh viên, nhu cầu và khả

năng đào tạo đội ngũ lao động các cấp trình độ; Thu nhận thông tin từ các doanh nghiệp về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thông qua Trung tâm giới thiệu việc làm cung cấp thông tin về nhu cầu nhân lực của đơn vị mình (số lượng, cơ cấu ngành nghề, trình độ, chất lượng) và khả năng hợp tác với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng lao động, tiếp nhận học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Để đảm bảo chất lượng tuyển dụng lao động, doanh nghiệp cần phải xây dựng được tiêu chuẩn nghề cho từng chức danh nghề nghiệp; xác định từng vị trí làm việc phù hợp với công nghệ đang áp dụng và yêu cầu đối với người lao động để đáp ứng được từng vị trí công việc nhằm sử dụng lao động có hiệu quả.

Nhà nước, cơ sở đào tạo, các trung tâm giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp cần phải kết hợp chặt chẽ tổ chức các hoạt động như: hội chợ việc làm, ngày giao lưu sinh viên với nghề nghiệp, hội thảo về sử dụng nguồn lao động. Thành phố đẩy mạnh các hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm thông qua việc nâng cao năng lực hoạt động, nhất là nâng cao năng lực cán bộ và đầu tư cơ sở vật chất của trung tâm. Đồng thời kiên quyết xử lý những tổ chức, cá nhân hoạt động bất hợp pháp trong lĩnh vực giới thiệu việc làm.

3.3.5 Giải pháp 5 Chế độ chính sách duy trì nguồn nhân lực

Chăm lo chỗ ở cho công nhân: đôn đốc và hỗ trợ chủ đầu tư triển khai xây dựng nhà lưu trú theo kế hoạch tại các KCN đã có quỹ đất. Khi xây các khu nhà lưu trú phải đồng thời tạo ra môi trường sống, môi trường sinh hoạt cho công nhân như các dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí Đồng thời, hạ tầng ngoài khu lưu trú như đường xá, điện phải hoàn chỉnh. Đối với những khu chưa c u đất x y d ng nh lưu tr , ph i h p v i C ng ty ph t tri n h t ng điều ch nh uy ho ch d nh di n t ch đất cho x y d ng nh lưu tr c ng nh n ho c ph i h p v i ch nh uyền đ a phương t m i m u đất x y d ng nh lưu tr ngo i CN. Chủ động t m i m, u g i c c đơn v c ch c n ng inh doanh nh tham gia x y d ng nh lưu tr . M t h c, đ i v i nh tr do tư nh n t ch c cho c ng nh n thu c v tr g n

c c C - CN. ng thời, bi u dương nh ng nh tr đ t ti u chu n nh m huy n h ch chủ nh tr t o m i trường s ng t t cho c ng nh n.

C ng đo n c c C -KCN TP.HCM ch m lo đời s ng tinh th n cho c ng nh n: ph i h p v i C ng đo n v o n thanh ni n c c C - CN th c hi n c c chương tr nh: c ng tr nh tủ s ch, chương tr nh h c b ng, đưa c ng nh n về u n T t,... Doanh nghi p c n th c hi n t t c c ch nh s ch cho người lao động: T ng cường c ng t c hư ng d n, đ n đ c, i m tra c c doanh nghi p th c hi n nghi m ch nh uy đ nh c c Ph p lu t về lao động, đ c bi t l trả lương, thư ng, H H, x y d ng thang bảng lương, đảm bảo v sinh an to n th c ph m, an to n lao động... n động doanh nghi p t ng tiền n, n ng cấp nh n.

Th nh ph c n ban h nh c c ưu đ i huy n h ch đ u tư đ i v i c c d an x y d ng c c c ng tr nh ph c l i nh , b nh vi n, trường h c, v n h a, th thao cho người lao động l m vi c trong c c hu c ng nghi p, hu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, đảm bảo sự tương thích với các luật pháp hiện hành.

Nhà nước thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động, bao gồm: Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động; Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ở các KCX-KCN.

3.3.6 Giải pháp 6 Đối với doanh nghiệp sử dụng lao động trong các KCN

Doanh nghiệp tạo điều kiện về địa điểm cho học sinh, sinh viên thực hành, thực tập.

Doanh nghiệp tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh, sinh viên tham gia thực tế thực tập tại cơ sở.

Doanh nghiệp tham gia hướng nghiệp cho học sinh phổ thông lựa chọn ngành học tại các cơ sở đào tạo.

Doanh nghiệp cung cấp các thông tin phản hồi cho các đơn vị đào tạo để các đơn vị đào tạo kịp thời điều chỉnh các chương trình và quá trình đào tạo để các đơn vị đào tạo kịp thời điều chỉnh các chương trình và quá trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp thông qua việc đánh giá chất lượng lao động của người tốt nghiệp.

Doanh nghiệp cần đóng góp các nguồn lực cho quá trình đào tạo kinh phí, tài liệu, máy móc thiết bị

Doanh nghiệp giới thiệu học sinh, sinh viên tốt nghiệp vào làm tại các doanh nghiệp khác.

3.4 Một số kiến nghị 3.4.1 Đối với Nhà nước 3.4.1 Đối với Nhà nước

Cần sớm xây dựng Luật bảo hiểm việc làm hay Luật việc làm (trong đó bao gồm cả nội dung về bảo hiểm việc làm) nhằm hỗ trợ không chỉ cho người lao động thất nghiệp, mà quan trọng hơn là hỗ trợ cho những người đang làm việc; Xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển nguồn nhân lực, trong chương trình này cần xác định rõ các mục tiêu, các hoạt động liên quan đến việc phát triển toàn diện cả về số lượng và chất lượng nguồn lao động, nhất là vấn đề sức khỏe, đào tạo chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cho người lao động, ý thức và sự hợp tác trong công việc, thái độ và tác phong của người lao động. Về tổ chức cần thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển nguồn nhân lực bao gồm đại diện của các ngành có liên quan, đại diện của người sử dụng lao động và các tổ chức chính trị xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật Lao động, bao gồm:

Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động.

Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp để đảm bảo chính sách, pháp luật về lao động và tiền lương được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.

Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các công trình xây dựng nhà lưu trú cho công nhân.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa công tác đào tạo nghề có nghĩa là mọi lực lượng xã hội đều tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Trong hệ thống đào tạo nghề được xã hội hóa một cách rộng rãi. Nhà nước chú trọng các vấn đề về tiêu chuẩn hóa các chuẩn mực đào tạo; xây dựng khung pháp lý cho công tác đào tạo; Đầu tư để trực tiếp xây dựng và quản lý một số trường công lập, đồng thời tạo điều kiện cho các trường ngoài hệ thống công lập phát huy năng lực của họ.

Cần xây dựng một “ Trung tâm thông tin về thị trường lao động và việc làm quốc gia” nhằm mục tiêu thu nhập, xử lý và cung cấp thông tin về thị trường lao động và việc làm cho các nhà hoạch định chính sách vĩ mô về lao động, việc làm, quy hoạch nhân lực và quy hoạch đào tạo các cấp trình độ, cho các lĩnh vực ngành nghề.

3.4.2 Đối với Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM

Thành phố cần hoạch định chiến lược, xây dựng chương trình đào tạo và phối hợp với các Ban Quản lý KCX-KCN, các trường đại học, các viện nghiên cứu trong đào tạo nghề bậc cao, chuyên sâu.

Thành phố cần có chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà lưu trú cho công nhân như: miễn tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất theo giá Nhà Nước quy định, miễn hoặc giảm thuế doanh thu;

Xây dựng “Trung tâm thông tin về thị trường lao động và việc làm” của Thành phố nhằm mục tiêu thu nhập, xử lý và cung cấp thông tin về thị trường lao động và việc làm ở Thành phố, giúp cho việc quy hoạch về lao động, việc làm và quy hoạch đào tạo các cấp trình độ, các lĩnh vực ngành nghề đào tạo trong phạm vi quản lý của Thành phố.

Xây dựng mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp thông qua các chính sách, cơ chế hoạt động và khuyến khích các doanh nghiệp gắn với cơ sở đào tạo và ngược lại các cơ sở đào tạo gắn với doanh nghiệp để đào tạo, bồi

3.4.3 Đối với các KCX-KCN TP.HCM

Những thông tin về chuẩn bị đầu tư của đối tác cần phải có dự báo nhu cầu về lao động phổ thông, lao động kỷ thuật trong từng gia đoạn để xây dựng kế hoạch đào tạo và cung ứng lao động

Nâng cao năng lực Trung tâm giới thiệu việc làm HEPZA, Trung tâm giới thiệu việc làm HEPZA đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các chính sách về phát triển thị trường lao động. Tổ chức các hoạt động tư vấn, giới thiệu và cung ứng lao động, thông tin thị trường lao động, thực hiện các hoạt động giao dịch trên thị trường lao động.

Xây dựng trang web riêng hoặc chuyên mục trong trang web chung của Ban quản lý KCX-KCN để giới thiệu thông tin về nhu cầu đào tạo và cung ứng lao động.

Tiếp tục phối hợp các ngành chức năng của Thành phố thường xuyên kiểm tra các doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật, các lĩnh vực về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh thực phẩm...

Cần hướng dẫn người dân thực hiện quy chế chuẩn về nhà trọ đã được Uûy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành, tạo điều kiện và chính sách hỗ trợ người dân xunh quanh KCX-KCN được vay vốn xây dựng hoặc nâng cấp các nhà trọ theo chuẩn quy định.

Thành lập các tổ tư vấn pháp luật miễn phí tại các KCX-KCN có đông lao động, qua đó trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật cho người lao động giúp người lao động nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật nhằm tạo sự ổn định trong quan hệ lao động và giúp người lao động tự bảo vệ quyền và lợi ích khi bị xâm phạm.

3.4.4 Đối với các đơn vị đào tạo

Xây dựng và hoàn thiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho người lao động, chủ động giới thiệu với người lao động và các tổ chức sử dụng lao động theo phương thức kinh doanh dịch vụ.

Huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ lao động.

Phối hợp định hướng nhu cầu và hướng dẫn người lao động cũng như tổ chức sử dụng lao động xây dựng, thực hiện các chương trình, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu mới.

Tổ chức theo dõi về việc làm và sự đáp ứng công việc của học sinh, sinh viên sau khi ra trường để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

Các tổ chức đào tạo thường phải tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi với người

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các Khu Công Nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 69)