0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Vấn đề nhà trẻ cho người lao động trong các KCX, KCN

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 (Trang 44 -44 )

TPHCM có 14 KCX-KCN đang hoạt động thu hút hơn 269.192 lao động, trong đó đa phần là lao động nhập cư. “Trong số lao động nhập cư, nữ chiếm 61,44% Họ vào TP làm công nhân ở độ tuổi đôi mươi, sau vài năm thì lập gia đình, sinh con. Lúc này, họ đối mặt với vấn đề chi phí gởi con nhà trẻ vì quá đắt so với đồng lương công nhân , trong khi nhà trẻ dành cho con công nhân thì thiếu trầm trọng”- ông Nguyễn Tấn Định, Phó Trưởng Ban Quản lý các KCX-KCN TPHCM nêu một thực trạng đã tồn tại khá lâu mà vẫn chưa có biện pháp tháo gỡ hữu hiệu.

Thực tế công nhân nữ sinh con phải lựa chọn hoặc nghỉ làm ở nhà trông con, hoặc gởi con về quê, hoặc rước ông bà ở quê lên chăm sóc con. Người mẹ nghỉ làm thì đồng lương công nhân của người chồng làm sao đủ nuôi cả nhà? Gởi con về quê thì nhớ con, lòng dạ chẳng yên, mà ở quê ông bà cũng phải làm lụng! Chỉ còn cách bấm bụng đưa người nhà vào TP để giúp chăm sóc cháu ông Nguyễn Tấn Định lý giải. Đó cũng là hoàn cảnh của chị Nguyễn Thị Lan, quê Vũng Tàu, vào TPHCM làm công nhân may. Sau khi sinh con, chị quyết định đưa mẹ vào TP để giúp chị trông con. “Ở quê, mẹ tôi buôn bán kiếm sống. Vào

TP, bà không thể vừa giữ cháu, vừa làm thêm để kiếm tiền. Mặc dù cách làm này có tiết kiệm hơn so với gởi con cho người khác giữ nhưng đồng lương công chỉ khoảng 2 triệu một tháng của tôi không kham nổi. Có lẽ, tôi phải đưa mẹ và con về quê.

Hinh: 2.2 Nhà trẻ của người lao động trong KCN hiệp phước nhà bè

Nguồn:Báo cáo ban quản lý KCX-KCN Năm 2011

Ngày 07/8/2012, ông Nguyễn Tấn Định Phó Trưởng Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp thành phố đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần KCN Hiệp Phước, Công Đoàn các KCX-KCN thành phố, Quỹ Hỗ trợ công nhân thành phố, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nhà Bè, Trường mầm non Đồng Xanh huyện Nhà Bè để nghe báo cáo tiến độ mua sắm trang thiết bị và trang trí nhà trẻ Đồng Xanh KCN Hiệp Phước, công tác chuẩn bị cho ngày hội đến trường của con công nhân và bàn về hỗ trợ kinh phí mua sắm vật dụng phục vụ cho hoạt động của nhà trẻ theo đề nghị của Hiệu trưởng Trường mầm non Đồng Xanh.

Tại buổi làm việc ông Phó Trưởng ban đã đề nghị Trường mầm non Đồng Xanh sớm thực hiện mua sắm trang thiết bị và hoàn thiện việc trang trí các phòng học của nhà trẻ, đảm bảo đúng tiến độ để khánh thành cùng với nhà lưu trú công nhân KCN Hiệp Phước vào ngày 31/8/2012; chuẩn bị chu đáo cho ngày hội đến trường (ngày 5 tháng 9) để tiếp nhận con công nhân vào học. Ông Phó Trưởng ban cũng hoan nghênh các đơn vị Công ty Cổ phần KCN Hiệp Phước, Công Đoàn các KCX-KCN thành phố và Quỹ Hỗ trợ công nhân thành phố đã đăng ký hỗ trợ mỗi đơn vị 10.000.000đ (mười triệu đồng) cho Trường

mầm non Đồng Xanh để đầu tư mua sắm vật dụng phục vụ cho hoạt động của nhà trẻ.

Đầu năm 2011, UBND TP.HCM đã có Quyết định số 565/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi trên địa bàn TP. Theo đề án, tính đến đầu năm 2011, số lượng trường, lớp mầm non công lập của TP chỉ đáp ứng 70% nhu cầu. Riêng tại các KCX-KCN TP chưa có trường mầm non phục vụ con công nhân công nhân.

Ngoài xây dựng mới 460 phòng học; cải tạo trường, lớp cung cấp trang thiết bị đáp ứng yêu cầu phổ cập mầm non, trong giai đoạn năm 2011-2012 đề án còn đặt mục tiêu xây dựng ít nhất một trường mầm non tại mỗi KCX-KCN. Khi mục tiêu này hoàn thành, đề án hứa hẹn sẽ giúp các gia đình công nhân không còn rơi vào vòng lẩn quẩn Nghỉ việc ở nhà chăm sóc con thì không có thu nhập để sống, đi làm thì không biết gởi con ở đâu cho yên tâm.

Đối với vấn đề xây dựng nhà trẻ tại các KCX-KCN trong quý I-2011, UBND TP đãlàm việc với HEPZA.Tại buổi làm việc này, ông Nguyễn Tấn Định, Phó Ban Quản lý HEPZA, cho biết: "Dự kiến đến năm 2020, các KCX - KCN TP sẽ có trên 500.000 công nhân Chính vì vậy, việc cho ra đời những khu lưu trú công nhân và trường, lớp mầm non cho con em họ là điều vô cùng cần thiết. Để có quỹ đất xây dựng, HEPZA đề nghị bố trí vào đất cây xanh của các KCX-KCN. Diện tích cần có để xây dựng các công trình nêu trên là hơn 20 ha, tương đương 15% tổng diện tích cây xanh của 14 KCX-KCN”.

Về chính sách đầu tư, Phó Chủ tịch Hứa Ngọc Thuận cho biết TP đồng ý hỗ trợ ngân sách hơn 2.700 tỉ đồng để thực hiện đề án phổ cập mầm non. Theo đánh giá của ông Hứa Ngọc Thuận, việc xây dựng các trường mầm non tại các KCX-KCN là cần thiết. HEPZAcần hoàn chỉnh các phương án trình UBND TP phê duyệt và triển khai thực hiện trong thời gian sớm nhất. Việc triển khai thực hiện cần có sự phối hợp của các sở.

Vĩnh Lộc và Linh Trung 2. Nhằm sớm triển khai việc xây dựng này, Sở GD-ĐT TP và Hepza đã bàn bạc và thống nhất kiến nghị UBND TP xem xét và chấp thuận chủ trương giao hai công trình trên cho UBND quận, huyện nơi công trình được xây dựng làm chủ quản đầu tư và Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình quận, huyện đó làm chủ đầu tư. Kiến nghị này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, đầu tư xây dựng hai dự án được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.

Sở GD-ĐT TP cho biết đã gởi kiến nghị đến UBND TP. Theo đó, Trường mầm non KCN Vĩnh Lộc nằm trong khu tái định cư 3,8 ha của KCN và có diện tích 2.500 m2 với năng lực thiết kế 10 phòng học và khối phụ. Trường mầm non KCX Linh Trung 2 nằm trong lô đất CV-2 của KCX, có diện tích 3.200 m2 với năng lực thiết kế 16 phòng học và khối phụ. Mức đầu tư kiến nghị cho dự án xây mới trường mầm non KCN Vĩnh Lộc là 15 tỉ đồng và cho dự án xây mới trường mầm non KCX Linh Trung 2 là 24 tỉ đồng, đều từ nguồn ngân sách TP. Nếu được UBND TP chấp thuận, dự kiến hai công trình này sẽ được thi công và hoàn thành trong năm 2011.

2.3.3.3 Chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động trong các KCX- KCN

Nhìn chung hiện nay điều kiện sống, làm việc của người lao động KCX - KCN Thành phố vẫn còn khó khăn, vất vả nhưng so với những năm trước đây đã có nhiều thay đổi tích cực: môi trường làm việc thông thoáng, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, người lao động phần lớn đều được khám sức khỏe định kỳ, ngoài tiền lương còn được người sử dụng lao động hỗ trợ tiền xăng xe, trợ cấp trượt giá, phụ cấp thâm niên, hỗ trợ tiền thuê nhà, một số doanh nghiệp còn xây dựng nhà lưu trú với những trang thiết bị hiện đại (máy giặt, phòng đọc sách…) cho công nhân ở miễn phí Cùng với điều kiện sống, làm việc được nâng lên, đời sống tinh thần của người lao động Thành phố cũng được các cấp Lãnh đạo Thành phố, các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp quan tâm, tạo mọi điều

kiện để người lao động nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần. Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM với chức năng, nhiệm vụ của mình cũng đã thực hiện các biện pháp để cải thiện đời sống của người lao động.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 (Trang 44 -44 )

×