Nhiều ngành nghề và hình thức đào tạo được bổ sung, đáp ứng nhu cầu đa dạng phong phú của người lao động cũng như thực tế sản xuất kinh doanh. Ngoài các ngành nghề truyền thống, các nghề trong lĩnh vực công nghệ mới, trình độ cao, các nghề trong lĩnh vực dịch vụ cũng phát triển mạnh như: kỹ thuật máy tính, lập trình hệ thống, thiết kế đồ họa trên máy tính cơ điện tử – điều khiển tự động – cơ khí, nghiệp vụ tài xế taxi (ngoài kỹ năng lái xe), thiết kế thời trang, bán hàng, kỹ thuật đàm phán hợp đồng, thẩm mỹ, các dịch vụ du lịch, làm vườn, cây cảnh, kỹ thuật chất dẻo, kiểm tra chất lượng thực phẩm, sửa chữa thiết bị viễn thông, quản lý nhà cao tầng, v.v...
Ngoài hình thức đào tạo tập trung theo kế hoạch (đào tạo tại trường theo chương trình chính quy, chủ yếu đối với hệ dài hạn chính quy và lao động chưa có
việc làm, cần học nghề để tìm việc hoặc tổ chức việc làm), nhiều lĩnh vực đào tạo mới được tổ chức:
Đào tạo tại chức đối với công nhân, viên chức đang làm việc, muốn nâng cao tay nghề, người lao động khác muốn học thêm nghề hoặc nâng cao khả năng nghề nghiệp, chuyên giao công nghệ.
Đào tạo tại doanh nghiệp đối với công nhân do doanh nghiệp tuyển vào, tổ chức đào tạo và sử dụng.
Đào tạo có địa chỉ: Cơ sở dạy nghề tuyển sinh đào tạo và cung cấp lao động theo “đơn đặt hàng” của các doanh nghiệp.
Bồi dưỡng nâng bậc thợ: Các cơ sở dạy nghề phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng chương trình, tổ chức các lớp bồi dưỡng và tổ chức thi nâng bậc thợ cho công nhân.
Đào tạo bổ sung tay nghề thực hàng cho học sinh tổ nghiệp trung cấp để lấy bằng công nhân kỹ thuật.
Đào tạo theo phương thức hợp đồng sử dụng bản quyền về chương trình kiểm tra đánh giá và cấp bằng nước ngoài.
Đào tạo theo liên kết các doanh nghiệp với các trường như công ty TOYOTA đã liên kết với trường các đẳng kinh tế phú lâm ở quận 6
2.3.3 Tình hình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động trong KCX, KCN