Chính sách sử dụng và đãi ngộ lao động trong các KCX, KCN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các Khu Công Nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 55)

2.3.4.1 Về lương người lao động

Đối với người lao động mức lương luôn là sự quan tâm hàng đầu, vì mức lương có đủ trang trải sinh hoạt hàng tháng người lao động mới yên tâm làm việc và ngược lại họ sẽ chuyển đi nơi khác hoặc về quê.

Lương bình quân người lao động phổ thông khoảng 2.500.000đ đến 4.000.000đ trên một tháng.

Lương bình quân người có chuyên môn và tay nghề khoảng từ 5.000.000đ đến 8.000.000đ trên tháng.

Với mức lương trên so với giá cả hàng hóa và giá nhà trọ tăng cao thì người lao động gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, nhất là những công nhân sau khi lập gia đìng sinh con phải nghỉ việc nuôi con và chỉ trông chờ vào lương người chồng mà chi phí sinh hoạt tăng như tiền sữa , tiền gửi nhà trẻ vvv… ngoài ra họ còn có nghĩa vụ phụ gúp gia đình.

Tiền thưởng theo HEPZA tính đến ngày 20/12 có 160/1.000 doanh nghiệp công bố tiền thưởng năm 2011 mức thưởng từ 2.000.000 đến 99.000.000đ mức Thưởng cao chủ yếu cho cấp lãnh đạo nhiều doanh nghiệp may cho biết chỉ thưởng nửa tháng lương cho người lao động vì gặp khó khăn.

Như vậy năm 2011 thưởng cao hơn năm ngoái mức thưởng bình quân cao hơn bởi lương tối thiểu người lao động đã được điều chỉnh tăng từ 29% - đến 68% tuy số tiền thực lĩnh không đồng nghĩa người lao động ăn tết to vì mức tăng tiền lương thưởng vẫn thấp so với giá cả hàng hóa dịch vụ.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân kém hấp dẫn đối với lao động tỉnh, khiến các doanh nghiệp trong các KCX-KCN gặp khó khăn trong tuyển dụng.

2.3.4.2 Về việc chấp hành quy định về lao động của doanh nghiệp

Số lao động được ký hợp đồng lao động là 203.186 người, chiếm tỷ lệ 75,479% tổng số lao động, lao động tham gia bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế là 199.620 người, chiếm tỷ lệ 98,2%, số lao động được đăng ký cấp sổ lao động là 107.276 người, chiếm tỷ lệ 52,8%. Thực tế ở một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong KCX-KCN tỷ lệ lao động được hưởng các chính sách này còn thấp, tình hình này không chỉ diễn ra ở các KCX-KCN TP.HCM mà nó còn là hiện tượng chung của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên phạm vi cả nước. Có những doanh nghiệp, ở các KCX-KCN có khấu trừ 6% lương của người lao động nhưng lại không đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho cơ quan BHXH. Đây cũng là vấn đề mà các cơ quan chức năng phải thanh kiểm tra, các tổ chức chính trị xã hội phải đấu tranh đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

2.3.5 Một số thành công của việc phát triển nguồn nhân lực trong các KCX- KCN TP.HCM

Sau 20 năm hình thành và phát triển các KCX-KCN thành phố, lực lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp trong KCX-KCN là rất lơn và có trình độ kỹ thuật đa dạng, kỹ thuật sản xuất tiêu dùng, đồng thời cũng đã có nhu cầu về tay nghề cho công nghệ sản xuất tiên tiến như điện tử, cơ khí, chế biến Các cấp lãnh đạo thành phố, các sở, Ban quản lý các KCX-KCN và các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm việc đáp ứng lao động cả về số lượng lẫn chất lượng cho KCX- KCN. Bằng việc hình thành các trung tâm dịch vụ việc làm, các doanh nghiệp chủ động tuyển dụng, kết hợp với các trường, trung tâm đào tạo nghề với phương hướng tạo nguồn vừa khoa học, vừa thực tế và hiệu quả phù hợp với đòi hỏi của doanh nghiệp nên suốt thời gian qua, kể cả thời kỳ có số lượng KCX- KCN ra đời nhiều (1995 – 1997), nguồn lao động vẫn đáp ứng được một cách tương đối đầy đủ.

Một đặc biệt rất quan trọng của nguồn lao động đến làm việc trong các KCX - KCN TP.HCM là từ các địa phương khác trong cả nước chiếm tỷ lệ cao (tỷ lệ đến trên 60% tổng số nhu cầu về lao động). Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Ban quản lý các KCX-KCN đã thường xuyên tiến hành xúc tiến việc làm và tham gia các hội chợ việc làm tại TP.HCM và các tỉnh thành lân cận nhằm khai thác nguồn nhân lực cho các KCX-KCN.

Tính đến 31/12/2011 các KCX-KCN thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút 269.192 lao động, nét tiêu biểu nhất của thực trạng cung cầu lao động trong các KCX-KCN là tốc độ tăng khá cao.

Qua số liệu trên cho thấy rằng số lượng lao động tăng theo số năm bình quân hàng năm tại các KCX, KCN là rất lớn, mức tăng năm trong giai đoạn năm 1994 đến năm 2011 tốc độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn này là 7,83%. Tỷ lệ lao động nữ chiếm rất cao. Qua số liệu trên cho thấy tỷ lệ lực lượng lao động nữ cao nhất trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2011 trong các ngành may, dầy da, chế biến thực phẩm.

Theo số liệu phòng quản lý lao động của các KCX- KCN TP.HCM nguồn lao động từ các địa phương chiếm khoảng 188.434 người, chiếm tỷ lệ 70% là lực lượng lao động quan trọng của KCX –KCN

2.3.6 Những hạn chế trong việc phát triển nguồn nhân lực ở các KCX, KCN TP.HCM TP.HCM

Mặc dù vậy mức độ đáp ứng nguồn nhân lực cho KCX-KCN thành phố còn bộc lộ một số hạn chế, khó khăn, nhất là trong những năm gần đây. Trong đó, do việc gia tăng các dự án công nghệ cao nên đã và đang xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động cho ngành này, bên cạnh đó hiện tượng thiếu lao động phổ thông, trình độ bắt đầu xuất hiện, trong đó có nhiều lý do, song nổi lên là vấn đề thu nhập thấp trong khi giá cả sinh hoạt ngày một leo thang bên cạnh đó các khu công nghiệp miền Bắc, miền Trung, miền tây ngày càng phát triển thu hút nguồn lao động trở về địa phương , đặc biệt là sự thu hút lao động càng tăng ở các khu công nghiệp Đồng Nai, Bình Dương. Long An.

2.3.7 Những nguyên nhân.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Nhà nước còn thiếu các chính sách, cơ chế hữu hiệu, phù hợp và thiếu một chiến lược đào tạo nguồn nhân lực quốc gia; Chưa huy động được doanh nghiệp tham gia đào tạo, và “Hiệu quả sử dụng tay nghề qua đào tạo sự chấp nhận của thị trường lao động” chưa được cấu thành tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo. Mặt khác việc phối hợp để tổ chức sinh viên thực tập tại doanh nghiệp cũng chưa chặt chẽ, chưa giúp được sinh viên khai thác cơ hội thực tế tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ mới đa dạng và phong phú.

Nhà nước và các tổ chức chưa thật sự coi trọng việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, các trung tâm dự báo nhu cầu theo vùng, theo khối các trường đại học, cao đẳng, trung cấp

Đối với các cơ sở đào tạo

Giáo dục và đào tạo không theo kịp sự chuyển đổi của nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Các trường và trung tâm hiện chỉ đảm nhận cung cấp nguồn nhân lực được, chứ chưa cung cấp được nguồn nhân lực khác mà xã hội đang cần.

Thực trạng là đội ngũ nhân lực được đào tạo hiện đang rất yếu về mặt kỹ năng; thiếu.

Sự gắn kết và phối hợp giữa lý luận và thực tiến (nhà trường với doanh nghiệp, các tổ chức..) nói cách khác là chưa thật sự gắn học với hành.

Cần điều chỉnh việc cấp phép cho các trường mở ngành chưa phù hợp với tình hình thực tế dẫn đến tình trạng một số ngành sinh viên ra trường số lượng quá nhiều mà nhu cầu các doanh nghiệp tuyển dụng lại ít, một số ngành doanh nghiệp có nhu cầu tuyển nhiều thì sinh viên lại ít như kỹ sư điện hạt nhân, kỹ sư điện mặt trời vv Do đó dẫn tới tình trạng thiếu nguồn nhân lực cho việc phát triển kinh tế.

Trường Cao Đẳng Bán Công và Quản Trị Doanh nghiệp trực thuộc HEPZA cần có quy mô đào tạo tăng hàng năm, những còn tăng chậm và tính chất còn dàn trải

chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo ngành nghề mũi nhọn của các doanh nghiệp. Cần nhân rộng mô hình đào tạo liên kết như công ty TOYOTA và trường cảo đẳng kinh tế kỹ thuật phú lâm đang thực hiện.

Thông tin, phối hợp chưa hiệu quả, nhất là thông tin về thị trường lao động, về kỹ thuật công nghệ thực tế. Cơ sở đào tạo thiếu thông tin về nhu cầu và yêu cầu kỹ thuật công nghệ đối với lao động của khu vực sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ năng lực của cơ sở đào tạo. Thông tin đại chúng chưa thường xuyên, chưa phong phúc, chưa có tác động xã hội quan tâm; học nghề chưa được các tổ chức chính trị xã hội quan tâm tuyên truyền vận động thường xuyên, đúng lúc.

Do nhiều nguyên nhân, học nghề vẫn chưa vượt qua tâm lý xã hội về bằng cấp, danh vị xã hội nên số lượng tuyển sinh và tốt nghiệp hàng năm tuy có tăng, nhưng còn chậm, hiệu suất đạo tạo chưa cao. Nhiều học sinh vẫn chỉ kỳ vọng vào các bậc học cao hơn trên con đường tiến thân lập nghiệp.

Cần có cơ chế và điều chỉnh chất lượng đào tạo cụ thể để các nhà tuyển dụng không còn phân biệt bằng chính qui và tại chức.

Đối với KCX- KCN TP.HCM

Sự phát triển nhanh chóng các KCX-KCN song song với nó là sự tăng đột biến về lao động. Trong khi đó, lao động nông nghiệp tại các địa phương khác đã dồn về các KCX-KCN mà hành trang của họ chỉ là sức trẻ, mục tiêu trước mặt là việc làm với bất cứ ngành nghề gì, mà họ chưa có định hướng rõ ràng.

Các KCX-KCN TP.HCM chưa đáp ứng chỗ ở và nhà trẻ cho người lao động, đời sống tinh thần còn hạn chế, không có nhiều cơ hội học tập để thăng tiến trong nghề nghiệp.

Do mô hình KCX-KCN không có tiền lệ trong lich sử phát triển của nền kinh tế Việt Nam, nếu muốn xây dựng mô hình KCX-KCN ở Việt Nam đòi hỏi phải vừa nghiên cứu kinh nghiệp các nước đã đi trước, vừa đồng thời hoàn thiện bổ sung hoạt động thực tiễn.

Phát triển nguồn nhân lực là lao động có tay nghề có là một trong những vấn đề cơ bản cần giải quyết để tạo điều kiện thu hút các dự án đầu tư vào các KCX- KCN nhất là các dự án có công nghệ cao.

Cần kiến nghị các cơ quan chức năng điều chỉnh lại giá thuế đất, hiện giá thuế đất rất cao so địa phương lân cận.

Giải quyết việc làm, chống thất nghiệp luôn có ý nghĩa kinh tế xã hội chính trị lớn lao trong quá trình phát triển. Vì lẽ đó, giải quyết việc làm, chống thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động là một trong những mối quan tâm thường xuyên của đảng và Nhà nước, của toàn xã hội.

Trong việc đào tạo nguồn nhân lực, việc gắn liền giữa lý thuyết với thực hành, giữa các sản xuất với đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho nhu cầu lao động trong các KCX-KCN thông qua việc hình thành Trường Cao đẳng bán công công nghệ và quản trị doanh nghiệp trực thuộc Ban quản lý các KCX-KCN thành phố là mô hình mới cần có sự quan tâm chăm sóc và không ngừng đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo.

Chế độ tiền lương, thưởng chưa được đáp ứng với biến động giá cả. Cuộc sống người lao động, nhất là lao động tỉnh, những công nhân lập gia đình gặp nhiều khó khăn vì đồng lương không đủ chi phí nên một số lao động tỉnh phải trở về quê hoạc nghỉ dẫn đến tình trạng thiếu lao động trong các KCX –KCN trầm trọng nhất là sau tết âm lịch .

Tóm tắt chương 2

Phát triển KCX-KCN TP.HCM là địa phương đi đầu trong cả nước về sự thành công trong sản xuất công nghệ tập trung, Đồng thời TP.HCM cũng là nơi dẫn đầu về thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với 1.222 dự án giá trị hơn 7,7 tỷ USD và kim ngạch xuất khẩu đạt 23,21 tỷ USD chiếm 12,53% xuất khẩu chung của thành phố, khoảng 40% xuất khẩu công nghiệp của thành phố nhìn chung kim gạch xuất khẩu các doanh nghiệp không ngừng tăng Trong quá trình phát

triển, các KCX-KCN TP.HCM đã là một đầu mối thu hút một lực lượng lao động đông đảo từ quỹ lao động tự có tại TP.HCM cũng như từ các đại phương bạn thu hút được 269.192người lao động đã góp phần tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.và góp phần phát triển kinh tế thành phố nói riêng cà nước nói chung.

Tuy nhiên, việc thu hút và phát triển nguồn nhân lực phù hợp cho các KCX- KCN gặp nhiều khó khăn. Vấn đề này vẫn chưa được giải quyết một cách cơ bản : còn thụ động “chữa cháy”

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VAØ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KCX - KCN TRÊN ĐỊA BAØN THAØNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020

3.1 Định hướng, nhiệm vụ phát triển các KCX-KCN TP.HCM từ nay đến năm 2020

Tại đại hội Đảng XI sẽ quyết định đưa nước ta đến năm 2020 thành một nước cơ bản công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Ngày 19/4/2011 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ năm 2011 đến 2020, trong đó phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 là 55%, tỷ lệ này vào năm 2020 là 70%.

Ngoài ra, sẽ xây dựng một số cơ sở đào tạo bậc đại học và dạy nghề đạt trình độ quốc tế để cung cấp nhân lực trình độ cao cho hệ thống giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Đến 2020, số trường đại học xuất sắc đạt trình độ quốc tế từ 4 trường trở lên.

Theo qui hoạch đến năm 2020, thành phố sẽ có tổng cộng 22 KCX-KCN tập trung với tổng diện tích 5.918 ha. Trong đó có 14 KCX-KCN đã đi vào hoạt động và dự kiến thành lập và chuyển đổi 8 KCN bao gồm: Bàu Đưng, Phước Hiệp, Xuân Thới Thượng, Vĩnh Lộc 3, Lê Minh Xuân 2, Lê Minh Xuân 3 và với diện tích khoản 3.157 ha. Ngoài ra còn chuyển đổi 2 cụm công nghiệp thành khu công nghiệp như cụm công nghiệp an hạ bình chánh và cụm công nghiệp cơ khí ô tô củ chi.

Theo quyết định số 188/2004 ngày 01/11/2004 của thủ tướng chính phủ như sau Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng ưu tiên và tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng trí thức và công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh đặc biệt là ngành công nghiệp điện tử tin học, viễn thông, cơ khí,

hóa chất, chế biến, khuyến khích các doanh nghiệp không gây ô nhiễm môi trường

Hoàn chỉnh quy hoạch các KCN hiện hữu, Quy hoạch các KCN phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và tình hình phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Phải kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển KCN với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hội phục vụ công nhân trong các KCX-KCN, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đồng bộ các hoạt động dịch vụ (như nhà ở, khu vui chơi giải trí công cộng, dịch vụ cảng biển, kho bãi, bưu chính viễn thông, cấp điện, cấp nước, dịch vụ tài chính và ngân hàng, các công trình phúc lợi và đào tạo...)

Đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng các KCN hiện có, đặc biệt là các công trình xử lý nước thải và đảm bảo diện tích trồng cây xanh trong các KCN theo quy hoạch nhằm bảo bệ môi trường và phát triển bền vững. Phối hợp thúc đẩy thực hiện hoàn chỉnh các dự án bên ngoài KCX-KCN nhất là hệ thống kết nối giao thông.

Chuẩn bị và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư. Tuyển mới thêm 200.000 lao động chú trọng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các Khu Công Nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)