2.1.1.1 Cơ chế Một cửa, tại chỗ
Quyết định của Thủ tướng chính phủ tại các công văn số 433/KTDN ngày 27/10/1992 và số 22/TB ngày 04/02/1993 đã mở đầu cho việc hình thành cơ chế quản lý mới, đó là cơ chế ủy quyền để Ban quản lý giải quyết nhanh chóng các
thủ tục về đầu tư và các lĩnh vực quản lý khác. Đây là lần đầu tiên trong phạm vi cả nước, Thủ tướng đã giao cho cơ quan quản lý đặc thù ở địa phương con dấu quốc huy và chỉ đạo các Bộ ủy quyền cho Ban quản lý để xử lý tại chỗ những vấn đề phát sinh tại KCX. Trong 20 năm qua, Ban quản lý đã thực hiện có hiệu quả tốt cơ chế quản lý “Một cửa, tại chỗ”, chứng minh trong thực tiễn một chủ trương phù hợp của mô hình quản lý mới này.
Cơ chế “Một cửa, tại chỗ” góp phần đổi mới cơ chế quản lý trên tất cả các lĩnh vực đầu tư, thương mại, xây dựng, môi trường, lao động, giải quyết các thủ tục một cách nhanh chóng, tiện lợi, làm thay đổi phong cách quản lý ngày càng tiên tiến hơn, hiện đại hơn, đảm bảo tập trung thống nhất đầu mới trong quản lý, hoàn thiện cung cách phục vụ đã tạo được lòng tin cho nhà đầu tư. Để thực hiện cơ chế “Một cửa, tại chỗ” Ban quản lý đã được sự ủy quyền phân cấp của các Bộ ngành như sau:
Về ủy quyền: Ban quản lý là một cấp giải quyết trực tiếp phần lớn các vấn đề cơ bản nảy sinh trong các KCX-KCN. Để đảm bảo Ban quản lý có đủ quyền hạn cần thiết, các bộ ngành và UBND Thành phố đã ủy quyền cho Ban quản lý trong từng lĩnh vực cụ thể như quản lý đầu tư, xây dựng, xuất nhập khẩu, tài chính, môi trường, lao động.
Về phân cấp Theo Luật đầu tư năm 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006, Ban quản lý được phân cấp mạnh trong việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư cũng như quản lý hoạt động đầu tư, Chính phủ chỉ chấp thuận về nguyên tắc đối với một số dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch hoặc chưa quy hoạch.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, mô hình quản lý các doanh nghiệp dưới nhiều đầu mối. Vì vậy, dẫn đến tình trạng thiếu tập trung thống nhất nên hiệu quả quản lý ở một số lĩnh vực chưa cao. Cơ chế “Một cửa, tại chỗ” ở đấy chưa rõ ràng, chưa được ủy quyền các chức năng như thanh tra, xử phạt, thống kê nên cũng gặp hạn chế trong quản lý.
2.1.2.2 Cơ chế Phối hợp quản lý
Trên nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành như: quản lý môi trường, quản lý lao động, quản lý công nghệ, quản lý ngoại hối cầân có sự hỗ trợ của các Sở chuyên ngành trên địa bàn. Trong thời gian qua, Ban quản lý đã ký quy chế phối hợp với các đơn vị sở ngành và các tổ chức liên quan như: Ngân hàng nhà nước chi nhánh Tp.HCM, Cục thuế thành phố, Sở khoa học công nghệ, Sở kế hoạch và đầu tư, Hải quan Tuy nhiên, những quy chế này nội dung cũng chưa thật hoàn thiện và hiệu quả.
Một số chương trình phối hợp với các Sở ngành trong thời gian qua bao gồm Phối hợp Sở kế hoạch và đầu tư, đã trao đổi thông tin, tổ chức xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, tổ chức đối thoại doanh nghiệp tại các KCX-KCN có sự tham gia của các cơ quan hữu quan tại thành phố như Cục Thuế, Hải Quan để lắng nghe và giải quyết những khó khăn vướng mắc cảu doanh nghiệp, phối hợp với Sở lao động Thương Binh và xã hội, Sở Y tế và Bảo Hiểm xã hội thành phố giám sát, chấn chỉnh các vi phạm liên quan đến chính sách lao động, an toàn vệ sinh lao động, thực phẩm; phối hợp Sở tài nguyên môi trường cho các doanh nghiệp, phối hợp với Công an thành phố về công tác an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho lực lưỡng bảo vệ , phòng cháy chữa cháy của KCX-KCN và doanh nghiệp.
2.1.1.3 Cơ chế tự đảm bảo tài chính
Kinh phí hoạt động của Ban quản lý từ 1992 đến tháng 05/1999 là do ngân sách cấp. Từ tháng 5/1999, được sự cho phép của Chính phủ, Ban quản lý được thực hiện thí điểm chế độ tự đảm bảo kinh phí hoạt động với nguồn duy nhất thì Một phần thu phí quản lý của KCX Tân Thuận. Đây là chế độ tài chính đầu tiên chủ trương xã hội hóa kinh phí hoạt động ở một cơ quan quản lý nhà nước có nguồn thu. Sau 2 năm thí điểm, chế độ tự đảm bảo kinh phí hoạt động đã tiết kiệm chi ngân sách 7.9 tỷ đồng, cho phép Ban quản lý chủ động theo kế hoạch chi tiêu theo Luật ngân sách, đảm bảo kịp thời nhu cầu chi cho hoạt động của
Ban quản lý. Từ kết quả đó, ngày 19/12/2001, Bộ Trưởng Bộ Tài Chính đã ký quyết định số 138/2001/QĐ – BTC Ban hành quy chế tạm thời về chế độ tự đảm bảo kinh phí tự hoạt động của Ban quản lý và quyết định số 03/2003/QĐ – BTC của Bộ tài chính ngày 10/01/2003 về việc thực hiện chế độ thí điểm mở rộng diện thu phí quản lý ở các KCX-KCN. Với nguồn thu được mở rộng Ban quản lý có điều kiện cung cấp các dịch vụ hộ trợ hoạt động cho các chủ đầu tư, nhằm quản lý và phát triển các KCX-KCN ngày càng tốt hơn.
2.2 Hiệu quả hoạt động của các KCX –KCN Thành Phố Hồ Chí Minh sau 20 năm hình thành và phát triển. năm hình thành và phát triển.
2.2.1 Về thu hút vốn đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh
Sau 20 năm hình thành và phát triển trên địa bàn thành phố có 3 KCX và 11 KCN đã đi vào hoạt động với diện tích 2.761.07ha, diện tích đất thương phẩm cho thuê là 1.185.34ha đã thu hút được 1.222 dự án đầu tư vào 14 KCX-KCN tổng số vốn là 7,7 tỷ USD trong đó có 483 dự án FDI tổng vốn đầu tư 4.024 tỷ USD các ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật, chất xám như điện, điện điện tử chiếm 25.47% tổng vốn đầu tư, hóa nhựa chiếm 14.9%, cơ khí chiếm 13.1%. Năm 2011 theo ban quản lý KCX-KCN (HEPZA) trên địa bàn thành phố có 118 dự án được cấp mới và điều chỉnh thu hút 1.5 tỷ USD vốn đầu tư, vượt 7.15% năm 2011 trong vốn đâu tư nước ngoài 1.3 tỷ USD tăng gần 409% so năm 2010 trong khi vốn đầu tư trong nước chỉ đặt gần 264 triệu USD giảm 51% so năm 2010 (riêng KCN đông nam số vốn thu hút 1 tỷUSD)
5 tháng đầu năm 2012khoảng 90 dự án tổng vốn thu hút kể cả cấp mới và điều chỉnh chỉ đặt 134.07 triệu USD giảm 88.85% so với cùng kỳ, tổng vốn đầu tư FDI đạt 70.93 triệu USD, giảm 0.85% so với cùng kỳ, vốn đầu tư trong nước đạt 63.14 triệu USD giảm 88%, diện tích nhà xưởng cho thuê cũng giảm 48% so với cùng kỳ chỉ đạt 10.232m2
Theo thống kê của HEPZA hiện nay Có 1.039 dự án đang hoạt động, 26 dự án xây dựng, 69 dự án đang triển khai, 88 dự án ngưng hoạt động và giải thể.
Về đầu tư hạ tầng KCX-KCN có 14 công ty với tổng vốn đầu tư 749.47 triệu USD
Các nhà đầu tư nước ngoài có số vốn đầu tư các nhất như Singapore chiếm 26,87%, nhật bản 21,94%, đài loan 11,64%, hàn quốc 4,46%
Các ngành nghề chiếm tỷ trọng vốn lớn trong tổng vốn đầu tư đăng ký như hóa nhựa 22,52%, cơ khí 15,75%, thực phẩm 15,11%, dịch vụ 12,82%.
Năm 2010 HEPZA đóng góp cho ngân sách 3.000 tỷ đồng và kế hoạch trong gia đoạn 2011 -2015 thu ngân sách bình quân tăng 30% đạt hơn 12.000 tỷ đồng Năm 2012 HEPZA đóng góp cho ngân sách 2.700 tỷ đồng tăng 13% so với năm 2011
2.2.3 Về kim ngạch xuất nhập khẩu
Từ năm 1991- 2010 kim gach xuất nhập khẩu các doanh nghiệp trong KCX - KCN là 42,83 tỷUSD trong đó riêng xuất khẩu đạt 23,21 tỷ USD chiếm 12,53% xuất khẩu chung của thành phố, khoảng 40% xuất khẩu công nghiệp của thành phố nhìn chung kim gạch xuất khẩu các doanh nghiệp không ngừng tăng nếu trong gia đoạn năm 1996-2000 xuất khẩu mới đạt 2,18 tỷ USD thì trong gia đoạn 2001-2005 đã lên 6,9 tỷ USD tăng 218% giai đoạn tiếp theo năm 2006 -2010 đạt 14 tỷ USD tăng 103% so với 2001 – 2005 Hàng hóa xuất khẩu đến 45 nước trên thế giới trong đó thị trường nhật 42.11%, EU 16,27%, mỹ 15,44%, trung quốc 5,24%
Theo kế hoạch của HEPZA cho biết từ năm 2011 – 2015 mục tiêu xuất khẩu tăng bình quân là 15% đến năm 2015 đạt 6 tỷ USD thu ngân sách tăng bình quân 30%/năm đến năm 2015 đạt 12.000 tỷ đồng góp phần cân đối ngoại tệ cho thành phố và ổn định kinh tế vĩ mô.
2.2.4 Về trình độ kỹ thuật, công nghệ mới và kinh nghiệm quản lý.
Công nghệ của các doanh nghiệp trong KCX-KCN thời gian ban đầu thường là các loại công nghệ thâm dụng lao động, sử dụng nguồn nguyên liệu dễ tìm trên thị trường như các ngành dệt may, lắp ráp điện tử; chủ yếu là gia công.
Càng về sau, khi độ an toàn đầu tư môi trường cho phép, các nhà đầu tư nâng trình độ công nghệ lên, đi vào những lĩnh vực công nghệ cao như cơ khí chính xác, tự động hóa. Một số lĩnh vực kỹ thuật công nghệ cao tại KCX-KCN đã được các doanh nghiệp đầu tư thể hiện qua các dây truyền sản xuất các sản phẩm như Hợp số tự động ô tô, cáp điện, linh kiện điện – điện tử của các công ty Furakawa, Nikkiso, Saigon, Precision, Chupu – Rika, Nidec Tosok. Ngoài ra, một số nhà đầu tư đi vào nền kinh tế tri thức như thiết kế, sản xuất con chíp, phần mềm điện toán, như công ty Renesas.
Mặt khác, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp KCX-KCN đã chuyển giao dần việc quản lý và điều hành sản xuất cho người lao động Việt Nam. Hầu hết các doanh nghiệp đã bố trí, sử dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí, chức danh công việc quan trọng như: Tổ trưởng các bộ phận, quản đốc, Trưởng phòng, Giám đốc, Phó giám đốc, hoạt thành viên Hội đồng quản trị. Qua đó, giúp lao động Việt Nam tiếp cận và học hỏi trình độ quản lý tiên tiến của nước ngoài.
2.2.5 Giải quyết việc làm
Các KCX-KCN và sự gia tăng của các khu vực đầu tư nước ngoài đã thu hút, giải quyết việc làm ngày càng nhiều cho lao động kể cả lao động của Thành phố và các tỉnh. Tính đến ngày 31/12/2011 các KCX-KCN đã thu hút được 269.192 lao động, trong đó làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 179.383 người, chiếm tỷ lệ 66,63%. Lực lượng lao động trong KCX-KCN chủ yếu là lao động trẻ có độ tuổi trung bình từ 18 – 25, lao động nhập cư chiếm trên 60%.
Bảng 2.1 Tình hình thu hút lao động của các KCX, KCN Tp.HCM Tính đến 31/12/2011
1 Tân Thuận 62.971 49.952 2 Linh Trung 46.929 37.310 3 Hiệp Phước 8.206 1.569 4 Tân Tạo 24.978 11.343 5 Tân Bình 24.595 14.279 6 Vĩnh Lộc 20.922 9.264 7 Tây Bắc Củ Chi 20.016 11.688
8 Tân Thới Hiệp 10.915 4.665
9 Lê Minh Xuân 9.309 4.017
10 Linh Trung 2 30.072 14.540 11 Bình Chiểu 4.179 2.340 12 Cát Lái 3.636 1.641 13 Tân Phú Trung 4.029 593 14 Đông nam - - Tổng cộng 269,192 163.201
Nguồn:Báo cáo ban quản lý KCX-KCN
Lao động trong KCX, KCN liên tục tăng qua các năm, đặc biệt là trong giai đoạn đầu hình thành KCX, KCN. Trong 5 năm đầu, tốc độ tăng hàng năm trên 100%. Những năm kế tiếp, tốc độ tăng lao động giảm hơn so với trước. Nguyên nhân là do giai đoạn này hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã dần ổn định và KCX, KCN đã khai thác gần như lấp đầy.
Vấn đề tồn tại hiện nay là nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và số lượng. Đa số lao động phải tuyển dụng từ các tỉnh khác, do đó thị trường lao động luôn biến động và không ổn đinh. Sự chuyển dịch cơ cầu đầu tư, khuyến khích các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, giảm dần tỷ lệ các ngành nghề thâm dụng lao động dẫn đến tình trạng thiếu lao động kỹ thuật. Đồng thời, chương trình giảng dạy tại các trường còn mang nặng tính lý thuyết, chậm đổi mới, nội dung đào tạo chưa gắn với nhu cầu thực tiễn, nhiều lao động đã được qua trường lớp nhưng khi được tuyển dụng, doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại. Do đó, việc cung ứng nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động chất xám, kỹ thuật cao, luôn gặp khó khăn.
2.2.6 Về thúc đẩy kinh tế xã hội của thành phố phát triển
Quá trình mở rộng và phát triển các KCX-KCN là quá trình góp phần đáng kểù vào chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố, chuyển từ một vùng nông nghiệp lạc hậu với năng suất thấp thành vùng công nghiệp, phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hôi.
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố, trước đây Tân Bình, Thủ Đức, Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè là những huyện nông thôn ngoại thành, ven thành phố, giá trị sản xuất công nghiệp thấp; tuy nhiên, từ khi có KCX-KCN trên các địa bàn này, đã chuyển hóa những vùng nông thôn, đầm lầy hoang hóa, vùng đất bạc màu tại nơi đây thành những nơi trù phú về sản xuất công nghiệp, khang trang về hạ tầng xã hội, có không gian xanh tươi. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh của các quận, huyện trên trong vòng vài năm đã tăng đáng kể.
Năm 1991 sự hình thành KCX Tân Thuận (một trong năm chương trình phát triển để hướng phát triển thành phố về hướng Nam và ra biển Đông) đã mở ra đường Bắc Nhà Bè – Nam Bình Chánh (nay là đại lộ Nguyễn Văn Linh) với khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng hiện đại, mở ra KCN Hiệp Phước, Nhà máy điện Hiệp Phước cùng với hệ thống cảng tổng hợp sẽ được xây dựng. Như vậy, KCX Tân Thuận đã góp phần tạo sự chuyển hướng từ một vùng nông nghiệp lạc hậu trở thành vùng đô thị công nghiệp phát triển trong tương lai.
Về cơ sở hạ tầng, trong thời gian qua thành phố đã nổ lực dần xây dựng cơ sở hạ tầng bên ngoài kết nối đến KCX-KCN nhằm phục vụ cho sự hình thành và phát triển KCX-KCN TP.HCM, như đã xây dựng và mở rộng các hệ thống trục giao thông chính (Quốc lộ 1, đường Trường Chinh, xa lộ Bắc Nam, xa lộ Đông Tây, xây dựng thêm cầu Kinh Tẻ, cầu Tân Thuận 2, hầm chui trên Quốc lộ 1 tại các điểm tiếp giáp KCN) cũng như các hệ thống điện, nước, viễn thông phát triển.
Một số công ty phát triển hạ tầng KCX-KCN và doanh nghiệp trong khu đã đầu tư phát triển các hạ tầng xã hội như Khu nhà ở chuyên gia, nhà lưu trú công nhân, khu ăn uống, vui chơi giải trí thể thao, phòng khám y tế
2.3 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của các KCX- KCN TP.HCM 2.3.1 Tình hình cung ứng nguồn nhân lực trong KCX- KCN 2.3.1 Tình hình cung ứng nguồn nhân lực trong KCX- KCN
2.3.1.1 Sự phát triển về số lượng lao động
Khu chế xuất TP.HCM ra đời vào cuối năm 1991. Đến đầu năm 1993 doanh nghiệp đầu tiên ở KCX Tân Thuận bắt đầu hoạt động, với chuyên ngành sản xuất là kéo sợi. Đây là mốc khởi đầu của hoạt động, huy động, bồi dưỡng và cung ứng lao động cho sản xuất công nghiệp của toàn bộ qui trình hình thành và phát triển của hệ thống của KCX -KCN.
Trong quá trình phát triển của KCX-KCN TP.HCM một đầu mối thu hút một lực lượng lao động đông đảo từ quỹ lao động tự có tại TP.HCM cũng như từ các địa phương bạn, kể cả những địa phương cách rất xa Thành phố.