7. Kết cấu của luận văn
3.5. Giải pháp về đội ngũ hoạt động công tác tôn giáo
Tôn giáo nói chung, đạo đức Phật giáo nói riêng ở Hải Phòng là hiện tượng phức tạp, tế nhị trong tình hình hiện nay. Chúng tôi cho rằng một đặc điểm nổi của Phật giáo hiện nay là đang phát triển về hướng lễ nghi,tín ngưỡng thờ cúng cầu xin hơn là về mặt giáo lý, đồng thời phát triển mạnh sang khuynh hướng thế tục hoá, hình thức, bề nổi xã hội như hoạt động từ thiện, y tế, giáo dục.v.v. Như thế tức là Phật giáo đang tự điều chỉnh để thích nghi, phù hợp với hiện thực khách quan để tiếp tục bám rễ, tồn tại, phát triển và tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng cả tích cực và tiêu cực đối với quá trình xây dựng đạo đức hiện nay ở Hải Phòng. Vì vậy công tác tôn giáo hiện nay cũng rất phức tạp. Để công tác tôn giáo đạt kết quả cao trong việc phát huy mặt tích cực của đạo đức Phật giáo, hạn chế mặt tiêu cực của nó thì phải có cán bộ giỏi, nhiệt tình về vấn đề này.
Trong thời gian qua, trong đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo còn nhiều hạn chế do trình độ hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng và nhà nước còn thấp, chưa hiểu sâu sắc về bản thân tôn giáo mà mình phụ trách. Nhất là đội ngũ cán bộ cấp xã, phường trong khi tiến hành giải quyết, ứng xử với hoạt động của Phật giáo còn tỏ ra lúng túng vì nhận thức còn non kém về vấn đề tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng. Chưa khai thác được những ảnh hưởng tích cực của đạo đức Phật giáo cũng như chưa hạn chế có hiệu quả cao về tác động tiêu cực của nó. Có địa phương cán bộ tôn giáo mới chỉ siêng
năng quan tâm đến cái túi, cái hòm công đức sau ngày lễ hội chùa; hay quản lý kinh phí xây, tu bổ chùa chiền mà vô tình quên đi công tác cơ bản nhất là tuyên truyền, giáo dục, định hướng để làm cho nhà sư, tín đồ nắm vững đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước để từ đó có nhiều hoạt động tham gia trong đạo, ngoài đời có ích cho việc xây dựng đạo đức mới hiện nay.
Một hiện tượng đã đang xảy ra ở một số nơi là cán bộ chính quyền còn buông lỏng công tác quản lý tôn giáo nên tình trạng lạm dụng quá trớn quyền tự do tín ngưỡng đã xảy ra ở một số địa phương như Đồ Sơn, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo. Các hoạt động mê tín dị đoan trong nhà chùa và đời sống Phật tử đang có chiều hướng gia tăng, điều này làm cho cuộc sống tâm hồn của Phật tử đã u ám rồi nay lại u ám hơn. Các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp dần bị đẩy lùi mà thay dần vào đó là lười lao động, thiếu trách nhiệm, quan tâm đến đời sống gia đình ở một số Phật tử, nên cũng từ đó mà không ít gia đình bị tan vỡ, suy thoái. Vì vậy Đảng, chính quyền của các địa phương cần quan tâm hơn nữa đến công tác tôn giáo.
Một thực trạng phổ biến hiện nay là đội ngũ cán bộ tôn giáo cấp xã, phường, huyện, quận là chưa được đào tạo có bài bản về công tác tôn giáo, thỉnh thoảng mới được nghe báo cáo tập huấn, nên trình độ, kinh nghiệm còn non kém cũng là một đương nhiên. ở một số cán bộ tôn giáo hiện nay vẫn có tình trạng giải quyết vấn đề tôn giáo theo lối cửa quyền, tả khuynh, phiến diện, tư tưởng hẹp hòi, nên quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân bị vi phạm, tâm lý của họ bị ức chế… Điều này chính là kẽ hở để những kẻ lợi dụng tôn giáo tuyên truyền, kích động đồng bào tôn giáo đấu tranh đòi tự do dân chủ.
Trước tình hình như vậy, cần phải tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo về đạo Phật, xây dựng động viên các lực lượng, các tổ chức cùng quan tâm đến vấn đề tôn giáo. Có như vậy mới phát huy hơn nữa
những ảnh hưởng tích cực của đạo đức Phật giáo đối với việc xây dựng đạo đức hiện nay; đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực của nó. Đảng ta nêu rõ: “Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức làm công tác tôn giáo của Đảng, chính quyền, mặt trận tổ chức và các đoàn thể, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mô hình tổ chức quản lý nhà nước về tôn giáo ở các cấp, xây dựng quy chế phối hợp phát huy sức mạnh và hiệu quả công tác. Xây dựng và thực hiện công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng sử dụng và bảo đảm chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo” [7, tr.55].
KẾT LUẬN
Hải Phòng là vùng đất cổ có cư dân sinh sống từ lâu đời, đã tạo lên nền văn hoá bản địa phong phú của vùng hải địa rộng lớn. Đạo Phật đã du nhập vào Hải Phòng đã được hơn 2000 năm nay với tính nhân bản sâu sắc nên đáp ứng được một phần nhất định khát vọng chân, thiện, mỹ của nhiều tầng lớp nhân dân.
Đạo đức truyền thống Việt Nam nói chung, ở Hải Phòng nói riêng luôn đề cao các giá trị tốt đẹp, nhân ái, nhân văn, nhân đạo. Trong điều kiện lịch sử địa lý, kinh tế đặc thù của mình, con người Hải Phòng luôn có ý thức tự chủ, tự cường vươn lên trong lao động sản xuất và trong chiến đấu chống xâm lược. Trong quá trình ấy lòng yêu nước với các giá trị nhân đạo, hướng thiện tránh ác, đấu tranh với cái ác để khảng định được mình luôn được đặt lên hàng cao nhất trong bảng giá trị đạo đức truyền thống và hiện nay của chúng ta.
Đạo đức Phật giáo là đạo đức của giải thoát, đề cao bình đẳng nhân ái, từ bi... những điểm này có nhiều tương đồng với đạo đức truyền thống ở Hải Phòng. Từ khi du nhập vào, đạo đức Phật giáo đã nhanh chóng được đời sống xã hội, văn hoá bản địa nơi đây tiếp nhận một cách hoà đồng. Chính vì vậy có thể khẳng định Hải Phòng là một trong những nơi tiếp nhận, nuôi dưỡng cho đạo Phật được tồn tại, phát triển.
Hiện nay Hải Phòng là thành phố công nghiệp, quá trình đổi mới đang diễn ra năng động, dễ bắt nhịp; cơ chế thị trường và quá trình CNH, HĐH có xu hướng phát triển hơn một số địa phương khác ở Bắc Bộ. Do đó đạo đức Phật giáo cũng có điều kiện để thể hiện sự biến đổi thích ứng, phong phú, đa dạng, trong đó có sự hoà đồng với đạo đức của dân tộc. Đồng thời thực tiễn lịch sử cũng chứng minh rằng, Phật giáo nói chung, đạo đức Phật giáo nói
riêng đã góp phần không nhỏ vào sự hoàn thiện của đạo đức truyền thống cũng như hiện nay mà chúng ta đang xây dựng: Có nhiều vị thiền sư ở Hải Phòng đã đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc như hoà thượng Thích Trí Hải, hoà thượng Kim Cương Tử.
Tuy vậy, đạo đức Phật giáo cũng bộc lộ nhiều yếu tố hạn chế, về thế giới quan và nhân sinh quan (tuy có yếu tố duy vật và biện chứng). Đó là học thuyết duy tâm chủ quan, hướng nội, đề cao cái tâm, giải thích về đời sống xã hội chỉ nhấn mạnh về nguồn gốc tâm, sinh lý con người mà coi nhẹ nguyên nhân từ tồn tại xã hội, từ đời sống trực tiếp của kinh tế xã hội. Do đó con đường thoát khổ đến với cõi Niết bàn hư ảo chỉ là con đường của sự duy lý, tự thân, nên trong đời sống con người bị thụ động, an phận phủ thường, trốn tránh việc giải quyết những vấn đề nảy sinh của hiện tại... Những điều này đã đang tác động tiêu cực không nhỏ vào đời sống đạo đức truyền thống, gây cản trở nhiều cho quá trình xây dựng đạo đức hiện nay.
Hiện nay chúng ta nghiên cứu ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo với qúa trình xây dựng đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường có ý nghĩa vô cùng lớn. Cơ chế thị trường đã đang thúc đẩy sự phát triển của sản xuất và đời sống xã hội. Tuy vậy mặt trái của nó là xu hướng chạy theo lợi nhuận đồng tiền nên sự phân hoá giàu nghèo đang diễn biến phức tạp, đạo đức bị sa sút, tâm lý tín ngưỡng, tôn giáo cả về mê tín dị đoan đang phát triển. Đồng thời trong bối cảnh đất nước đang tiến hành tham gia ngày càng sâu rộng vào các hoạt động kinh tế - xã hội thế giới, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh; đặc biệt chủ nghĩa đế quốc ngày càng ra sức kích động các vấn đề dân tộc tôn giáo để gây rối, bạo loạn nhằm lật đổ ta, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, làm băng hoại nền đạo đức mà nhân dân ta đang xây dựng phát triển. Vậy phải giải quyết vấn đề ảnh hưởng của đạo
đức Phật giáo trong quá trình xây dựng đạo đức hiện nay như thế nào cho hợp lý ?
Đảng ta đã khẳng định: Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài, tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Do đó để phát huy những ảnh hưởng tích cực, những đóng góp trong sự giáo dục con người cho sự nghiệp CNH, HĐH của đạo đức Phật giáo đồng thời hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nó, chúng ta phải không ngừng nghiên cứu, phát triển bổ xung đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo về công tác đối với tôn giáo.
Trong khuôn khổ luận văn này, như trên đã trình bày phần nội dung và những giải pháp cơ bản. Ở đây chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị:
- Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo .
- Khuyến khích Tăng, Ni, Phật tử làm việc thiện, đóng góp cho xã hội theo tinh thần : Đạo pháp, dân tộc và CNXH.
- Quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tạo việc làm để nâng cao hơn nữa mức sống cho đồng bào Phật tử .
- Việc khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Phật giáo không nên dùng mệnh lệnh mang tính áp đặt.
- Công tác tôn giáo cần được đầu tư, nâng cao, đặc biệt về trình độ chuyên ngành của cán bộ làm công tác tôn giáo và đời sống của đội ngũ này.
- Công tác tôn giáo là công tác của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy cần thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, các cấp để giải quyết có hiệu quả công tác tôn giáo. Không ngừng phát huy khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết các tôn giáo để thực hiện mục tiêu: Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Duẩn (1962), Tạo một sự chuyển biến về công tác tư tưởng, Nxb sự thật, Hà Nội.
2. Đạo đức học Phật giáo (nhiều tác giả) (1995), Viện nghiên cứu Phật học
Việt Nam.
3. Đạo dức Phật giáo trong thời hiện đại (1993), Nxb TP Hồ Chí Minh.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội .
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam(2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị Trung ương 7,
khoá IX (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Giáo trình đạo đức học (1993), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Trần văn Giầu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
10. Dương Tú Hạc (1998), Kinh Lời Vàng, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh. 11. Thích Trí Hải (2000), Gia đình giáo dục, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Thích Thiện Hoa (1997), Phật học phổ thông, Nxb Phật giáo Thành phố
Hồ Chí Minh. 13. Kinh Tăng chi II.
14. Vũ Khiêu (1975), Lao động là nguồn gốc vô tận của mọi giá trị, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
15. V.I.Lênin (1982), Toàn tập, tập 12, Nxb sự thật, Hà Nội.
16. Các.Mác - Ăng ghen (1976), Toàn tập, tập 6, Nxb Sự thật, Hà Nội. 17. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Hồ Chí Minh (1970) Về đạo đức cách mạng, Nxb Sự thật, Hà Nội.
20. Nguyễn Chí Mỳ (1988), “Tôn giáo và hiện thực - một số vấn đề đặt ra”,
Tạp chí Triết học (số 2).
21. Mạng internet (20/6/2003), Đạo Phật ngày nay.
22. Lê Hữu Tuấn (1998), Luận án Tiến sĩ Triết học - Ảnh hưởng của những
tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần ở Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
23. Nguyễn Tài Thư (1997), Ảnh hướng của các hệ tư tưỏng và Tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Đặng Nghiêm Vạn (1996), Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay,
MỤC LỤC
Mở đầu ... 1
1. Lý do chọn đề tài ... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn ... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 3
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ... 5
6. Đóng góp mới của luận văn ... 5
7. Kết cấu của luận văn ... 5
Chương 1. Một số đặc điểm của đạo đức phật giáo và đạo đức ở Việt Nam hiện nay ... 7
1.1. Một số đặc điểm của đạo đức Phật giáo ... 7
1.1.1. Hướng con người tới khát vọng hạnh phúc ... 8
1.1.2. Giáo dục hướng thiện, tránh ác ... 12
1.1.3. Giáo dục tính nhẫn nhục ... 15
1.1.4. Đề cao luân lý ... 18
1.1.5. Tình yêu thương con người, tính vị tha ... 20
1.2. Một số đặc điểm của đạo đức ở Việt Nam hiện nay ... 24
1.2.1. Truyền thống yêu nước,yêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội 24 1.2.2. Tình đoàn kết, tương thân tương ái ... 29
1.2.3. Yêu lao động, cần cù, sáng tạo, ham học hỏi... 32
1.2.4. Tôn trọng chủ nghĩa tập thể, luôn đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân ... 35
1.2.5. Lòng thương người, có chủ nghĩa nhân đạo cao cả ... 38
Chương 2. Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với quá trình xây dựng đạo đức hiện nay ở Hải Phòng ... 41
2.1. Những điều kiện về địa lý, kinh tế - xã hội và tình hình Phật giáo hiện nay ở Hải Phòng ... 41
2.1.1. Vài nét về điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội của Hải Phòng ... 41
2.1.2. Tình hình Phật giáo ở Hải Phòng hiện nay ... 45
2.2. Thực trạng những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo đức Phật giáo đối với quá trình xây dựng đạo đức hiện nay ở Hải Phòng ... 52
2.2.1. Những ảnh hưởng tích cực ... 53
2.3. Nguyên nhân của ảnh hưởng ... 70
2.3.1. Nguyên nhân của ảnh hưởng tích cực ... 70
2.3.2. Nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực ... 77
Chương 3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức phật giáo đối với việc xây dựng đạo đức ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế ở Hải Phòng) ... 81
3.1. Nhóm giải pháp về nhận thức ... 81
3.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách ... 85
3.3. Nhóm giải pháp về tổ chức quần chúng hoạt động thực tiễn, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần ... 88
3.4. Nhóm giải pháp về công tác vận động quần chúng và tranh thủ các chức sắc tôn giáo ... 90
3.5. Giải pháp về đội ngũ hoạt động công tác tôn giáo ... 94