Tình hình Phật giáo ở Hải Phòng hiện nay

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong quá trình xây dựng đạo đức ở Việt Nam hiện nay qua thực tế ở Hải Phòng (Trang 47)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Tình hình Phật giáo ở Hải Phòng hiện nay

Chúng ta thấy rằng tôn giáo, tín ngưỡng là sản phẩm của con người và xã hội, nhưng trong quá trình hình thành, hay du nhập và phát triển của nó không tách rời môi trường địa lý tự nhiên và các điều kiện kinh tế xã hội. Do đặc điểm về vị trí địa lý, lịch sử, kinh tế - xã hội có nhiều thuận lợi, nên vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ở Hải Phòng có tính phong phú, đa dạng. Có thể nói Hải Phòng như một bảo tàng về tín ngưỡng, tôn giáo, nghĩa là có rất nhiều các loại tín ngưỡng, tôn giáo lớn, nhỏ, có bản địa và có cả ngoại nhập. Ngoài những đặc điểm chung về bản chất của tôn giáo, tín ngưỡng của mình thì khi du nhập, hay hình thành, tồn tại, phát triển ở Hải Phòng đã mang những dấu ấn, bản sắc riêng của vùng đất địa linh nhân kiệt nơi đây.

Các tôn giáo, tín ngưỡng ở Hải Phòng đều phát triển vì người dân nơi đây dễ tiếp nhận (trong tiếp nhận này có sự sàng lọc và được bản địa hoá). Thực tế cho thấy các tôn giáo để tồn tại và phát triển đều phải điều chỉnh cả về nội dung, hình thức cho phù hợp điều kiện tự nhiên và xã hội ở Hải Phòng. Hơn nữa Hải Phòng là một trong những địa phương thực hiện tốt các quan điểm, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước: Mọi công dân đều có quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo một tôn giáo nào và phương châm của đồng bào có đạo là Đạo pháp, dân tộc và CNXH,

nên Phật giáo cũng có điều kiện phát triển.

Ở Hải Phòng hiện nay có nhiều tôn giáo lớn như Thiên Chúa giáo, Tin lành, Cao đài, đạo Phật. Trong đó đạo Phật được xem là tôn giáo có sự phát triển phong phú hơn cả.

Phật giáo được truyền bá vào Hải Phòng từ đầu công nguyên, trải qua nhiều biến động, đến thế kỷ X mới có sự phát triển mạnh, đầu thế kỷ XVII hệ thống truyền tam phát của thiền gia được thành lập. Phật giáo ở Hải Phòng có 2 tông (đại thừa), 3 phái, 2 sơn môn nội tuyến và các sơn môn ngoại tuyến, (2 sơn môn nội tuyến là ở chùa Đông Khê, Dư Hàng, còn ngoại tuyến

ở nơi khác đến). Phật giáo ở Hải Phòng được thịnh hành nhất thông qua 2 tông: Thiền tông và Tịnh độ tông. Tịnh độ tông dạng phép trí danh đức Phật A Di Đà kết hợp với Thiền tông (Thiền tịnh song tu) được phổ biến rộng rãi trong quần chúng Phật tử. Ba phái thiền là Lâm Tế, Trúc Lâm và Thảo Đường thì chỉ có phái Trúc Lâm do vuaTrần Nhân Tông sáng lập (kết hợp với phái LâmTế vốn thịnh hành từ trước) có ảnh hưởng sâu rộng đối với sự tu hành cũng như quá trình xây dựng đạo đức ở Hải Phòng.

Hiện nay Phật giáo ở Hải Phòng phát triển cả về sự tu hành, giáo lý, kinh sách lẫn cơ sở thờ tự, cũng như số lượng tín đồ đang tăng nhanh. Cụ thể là:

- Về Tăng ni: Toàn thành hội Phật giáo Hải Phòng hiện nay có 272 vị

Tăng ni (năm 1982 chỉ có 81 và năm 1997 có 224 Tăng ni) bao gồm:

Danh tính Năm 1997 Năm 2004

Tỳ kheo 30 35 Tỳ kheo Ni 103 146 Sa di Tăng 11 9 Sadini 15 42 Hình Đồng 40 40 Thức xoa 25 Tổng số 224 272 Cụ thể là :

Địa phương Năm 1997 Năm 2004

- Quận Lê Chân 11 15

- Quận Ngô Quyền 27 29

- Quận Hồng Bàng 6 8

- Quận Kiến An 18 19

- Quận Hải An 17

- Thị xã Đồ Sơn 0 0

- Huyện An Lão 11 24

- Huyện An Dương 44

- Huyện Cát Hải 0 0

- Huyện Bạch Long Vĩ 0 0

- Huyện Kiến Thụy 27 29

- Huyện Tiên Lãng 14 14

- Huyện Vĩnh Bảo 19 27

- Huyện Thủy Nguyên 29 46

Tổng số 224 272

Số tăng ni ở Hải Phòng hiện nay có sự chênh lệch lớn giữa Tăng và Ni. Năm 1997 Tăng 72 vị, ni 152 vị; hiện nay Tăng có 93, còn Ni có 178 sự phân bố giữa các khu vực cũng không đều, ở An Dương và Thuỷ Nguyên là 2 huyện có nhiều người đi tu nhất. Còn có những địa phương có chùa, có Phật tử nhưng lại không có sư, như ở thị xã Đồ Sơn có 3 chùa với hơn 1000 Phật tử mà chưa có sư trụ trì. Do vậy có nhiều hiện tượng phức tạp xảy ra trong niềm tin tôn giáo, nạn mê tín dị đoan xâm nhập vào đời sống tín ngưỡng của nhân dân nơi đây ngày một phát triển. Các nhà sư ở Hải Phòng hiện nay phổ biến đều được đào tạo qua các chương trình đào tạo 4 năm của trường Cơ bản Phật học Hải Phòng (nay là trường Trung cấp Phật học Hải Phòng) và Học viện Phật học tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh: từ 1997 - 2004 Thành hội Phật giáo đã cử 12 Tăng ni theo học và đã tốt nghiệp tại Học viện Phật giáo Việt Nam khoá III, hiện nay có 12 vị đang theo học năm thứ nhất khoá IV. Trong hơn 20 năm qua (từ 1982) Thành hội đã cử đi đào tạo được 35 cử nhân Phật học, 2 cử nhân đại học văn hoá, 3 vị học thêm triết học phương Đông và đã bảo vệ thành công khoá luận tốt nghiệp cử nhân, 3 vị tốt nghiệp cao đẳng Phật học, 75 vị có trình độ trung cấp Phật học. Hiện nay trường trung cấp Phật học đang đào tạo 102 vị tăng ni (đang học năm thứ 2 khoá IV) và có 2 vị đang theo học ở nước ngoài, đó là sư cô Tố Liên đang học tại Úc và sư thầy Thích Giác Nghiên đang học tại Đài Loan.

- Về công tác hoạt động hoằng dương chính pháp. Đây là nhiệm vụ

tại các giảng đường lớn được thực hiện tốt như tại trụ sở Thành hội (chùa Nam Hải - Quận Lê Chân), Tổ đường Dư Hàng - Lê Chân, chùa Phổ Chiếu - Lê Chân, chùa Vĩnh Phúc - Ngô Quyền. Từ đó nhiều Phật tử đã hiểu được phần nào giáo lý của đức Phật với tinh thần khế lý, khế cơ.

Tuy vậy hoạt động phổ biến của các nhà sư hiện nay là hoạt động phần lễ tiết để phục vụ nhân dân trong hoạt động tang lễ, cầu siêu, cúng giai hạn, cầu may… Những hoạt động này mang tính vừa đáp ứng yêu cầu của xã hội, vừa thể hiện sự phù hợp với hiện tại để tồn tại và phát triển của đạo Phật ở Hải Phòng nói riêng, cả nước nói chung. Về trình độ văn hoá xã hội của các nhà tu hành phổ biến còn thấp. Trong hai lớp đang học tại trường trung cấp Phật học hiện nay có tới 35 vị có trình độ thực chất là THCS, nhưng do yêu cầu nên đã bằng mọi cách đi học ở các trung tâm Giáo dục thường xuyên để có bằng PTTH. Như vậy đối với những người này chắc cũng chỉ mong muốn là học xong chương trình Phật học cơ bản để an cư được rồi?! Vậy làm sao họ có diều kiện để phát triển giáo lý của đức Phật? Đây là điều đáng lo lắng cho việc hoằng dương chính pháp ở Hải Phòng. Về phong cách, trước đây các nhà sư là sự xuất thế cầu an, là nương nhờ cửa Phật với tính giản dị, khổ hạnh, thì nay có xu hướng tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội; sử dụng nhiều tư liệu tiêu dùng như quần áo, kính, đồng hồ đắt giá, giường đệm đẹp, điện thoại di động, thậm chí có cả ô tô sang trọng… Nên chính đây cũng là một phần làm giảm sự thiêng hoá trong tâm thức người dân Hải Phòng đối với đạo Phật. - Về cơ sở thờ tự: Trong thời gian gần đây qua quá trình tu sửa, xây

mới nên có sự gia tăng. Hiện nay ở Hải Phòng có 500 ngôi chùa (năm 1982 có 216 chùa và năm 1997 có 474 chùa) cụ thể là:

Địa phương Năm 1997 Năm 2004

- Quận Lê Chân 6 6

- Quận Ngô Quyền 9 10

- Quận Hồng Bàng 4 4

- Quận Kiến An 12 15

- Quận Hải An 15

- Huyện An Hải 73

- Huyện An Lão 44 45

- Huyện An Dương 66

- Huyện Cát Hải 9 9

- Huyện Bạch Long Vĩ 0 0

- Huyện Kiến Thụy 53 55

- Huyện Tiên Lãng 97 98

- Huyện Vĩnh Bảo 97 97

- Huyện Thủy Nguyên 67 77

Tổng số 474 (chùa) 500 (chùa)

Số chùa ở Hải Phòng phân bố không đều (do nhiều yếu tố khách quan, mang tính lịch sử để lại). Trong tổng số 500 chùa, thì 5 quận nội thành có (thêm quận Hải An mới thành lập) chỉ có 50 chùa. Sự phân bố không đều này dẫn đến thực trạng nơi nhiều tín đồ như ở nội thành thì lại ít chùa để sinh hoạt. Thực tế ở nội thành các chùa được tu sửa, nâng cấp, xây mới hiện đại đang gia tăng; do nhu cầu xây dựng chùa nên đã nảy sinh việc xin lại, đòi lại đất chùa cũ để làm chùa mới đã góp phần tạo nên sự phức tạp trong quản lý đất đai đô thị và đời sống tâm lý, văn hoá xã hội ở thành phố. Hiện nay nhiều chùa ở nội thành và những nơi có kinh tế khá như ở huyện Thuỷ Nguyên, An Dương thì được tu sửa, xây mới hiện đại, cao tầng, trang trí kiểu miền Nam, Đài Loan.

Phổ biến tính cổ kính rêu phong của các chùa nơi đô thị Hải Phòng hiện nay đang bị thay thế bằng lối mới, phong cách mới, lộng lẫy, nhiều sắc mầu nổi bật như chùa Đỏ được xây mới, khởi công năm 1997 - hoàn thành năm 2001 hết 14 tỷ: Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc cổ diêm chồng đấu có 3 tầng 20 mái, chùa cao 26m, ở trung tâm hậu cung đặt pho tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cao 5,5m, bệ toà sen cao 2,9 m gồm 500 cánh sen v.v. Chùa

An Đà cũng xây dựng trong thời gian này hết hơn 15 tỷ mà vẫn chưa hoàn thành. Đặc biệt tình hình xây mới, sửa chữa, đại tu các chùa ở Hải Phòng phần lớn không có giấy phép. Hơn nữa thực tế đang diễn ra ở các chùa nhất là ở nội thành có hiện tượng bán đất chùa cho việc ký gửi mộ người chết, đã làm diện mạo của khuôn viên nhà chùa có nhiều thay đổi. Một số ngôi chùa cổ vẫn thường xuyên được duy tu giữ cốt cách truyền thống như chùa Hàng, chùa Phả chiếu(Lê Chân), chùa Mỹ Cụ (Thuỷ Nguyên). Chùa Mỹ Cụ được xây dựng từ thời tiền Lê, đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hải Phòng theo phái Thiên Tề - Trúc Lâm, chùa có nhiều tượng Phật lớn như pho tượng Phật A di đà thân tượng cao 2,5m, chu vi 4,23m, cùng nhiều bộ sách quý hiếm. Chùa Dư Hàng là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời tiền Lê (cuối thế kỷ thứ X) đến thế kỷ XIII (nhà Trần) phái Thiền Trúc Lâm bắt đầu du nhập và phát triển ở đây. Chùa được xây dựng cao rộng theo lối kiến trúc cổ, năm 1961 được xếp hạng di tích lịch sử đặc biệt của Hải Phòng. Hiện nay thượng toạ Thích Quảng Tùng đang trụ trì tại đây, hàng năm có khoảng 800 - 1000 người xin quy y.

- Về tổ chức lãnh đạo Phật giáo Hải Phòng: Thành hội Phật giáo Hải

Phòng được thành lập 1982, trải qua thời gian công tác Phật sự đã không ngừng được trưởng thành. Hiện nay Ban trị sự có Hoà Thượng Thích Quảng Mẫn là trưởng ban, tuy tuổi cao sức yếu nhưng vẫn nhiệt tình cho công tác giáo hội; bên cạnh còn có 2 phó ban: Đó là thượng toạ Thích Quảng Tùng và Đại đức Thích Thanh Giác. Đối với các quận huyện đều có ban đại diện lãnh đạo Tăng, Ni để thực hiện các đường lối của hiến chương giáo hội Phật giáo Việt Nam, hướng dẫn Phật tử thực hiện hoạt động tín ngưỡng theo chủ trương của giáo hội và chấp hành đường lối chính sách của Đảng và nhà nước theo phương châm: Đạo pháp, dân tộc và CNXH.

- Về tín đồ. Khi bàn về đạo Phật thường có câu: Phật tại tâm. Do đó

để xác định một cách chính xác về tín đồ Phật giáo ở Hải Phòng nói riêng, cả nước ta nói chung là công việc không đơn giản, vì nếu căn cứ vào những người có tình cảm với đạo Phật thì không thể xác định được chính xác và nhiều người ở nơi khác đến họ cũng vào chùa thắp hương, đi lễ, dự hội... Hơn nữa đạo Phật không có tổ chức chặt chẽ, nên tín đồ là sự tự tâm, tự nguyện, theo rồi nhưng vẫn có thể tự do bỏ mà không bị giới luật nào ngăn trở. Ở Hải Phòng không có tổ chức gia đình Phật tử như trong Huế nên cũng không thể nắm bắt được cụ thể. Vì lẽ đó hiện nay ngoài số lượng xuất gia tu hành tại vị ở các chùa thì nắm chắc được. Còn đối với Phật tử tại gia thì căn cứ vào hình thức quy y tam bảo để xác định cũng chỉ là một cách tương đối.

Năm 1996 theo kết quả khảo sát của Ban dân vận thành uỷ Hải Phòng thì tín đồ Phật giáo ở 12 quận huyện thị xã của thành phố có 88.535 người đã quy y, phần lớn là người già, phụ nữ ở nông thôn là chủ yếu. Đến nay theo báo cáo tại Đại hội V Phật giáo Hải Phòng thì “toàn thành phố có khoảng 160.000 Phật tử, phần lớn là lứa tuổi già và trung niên, số đông có trình độ văn hoá, có tâm tu theo đạo Phật thật sự”. Như vậy số lượng Phật tử ngày càng tăng nhanh. Tuy vậy đại đa số Phật tử Hải Phòng hiểu rất ít về giáo lý Phật giáo. Có chăng chỉ hiểu chung chung, mơ hồ, chủ yếu họ bị lôi cuốn tu theo phần tế lễ cầu an, cầu may, giải hạn của nhà chùa...

- Về một số hoạt động xã hội của Phật giáo Hải Phòng: Hoạt động từ

thiện, Thành hội phật giáo Hải Phòng đã quyên góp tiền, vật chất tích cực cho hoạt động ủng hộ đồng bào bão lụt, người già cô đơn, trẻ mồ côi, mở lớp học tình thương, ủng hộ nhân dân Cu Ba. Đây chính là những hoạt động có ảnh hưởng tích cực sâu rộng trong đời sống đạo đức của nhân dân Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong quá trình xây dựng đạo đức ở Việt Nam hiện nay qua thực tế ở Hải Phòng (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)