Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong quá trình xây dựng đạo đức ở Việt Nam hiện nay qua thực tế ở Hải Phòng (Trang 87)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

Chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã đi vào cuộc sống. Nhân dân, các tín đồ và chức sắc tôn giáo phần đông yên tâm trong cuộc sống, yên tâm công tác Phật sự theo phương châm tốt đời đẹp đạo. Nhà nước ta không chỉ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của

nhân dân, mà còn bảo đảm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo, bảo đảm cho các tôn giáo được tồn tại phát triển chân chính; lên án, loại bỏ tà đạo, kiên quyết đấu tranh đập tan mọi ý đồ, hành vi chia rẽ, phá hoại đoàn kết dân tộc, hoặc các mưu đồ lợi dụng hoạt động tôn giáo của chức sắc tín đồ vì mục đích chính trị để phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN.

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, vì vậy tôn giáo nói chung, đạo Phật nói riêng cũng chịu sự quản lý tất yếu này. Chỉ có thể đảm bảo tự do dân chủ bằng pháp luật XHCN. Vì thế tín đồ và các chức sắc cần nhận rõ vấn đề này, tránh bị kẻ địch, phần tử xấu tuyên truyền kích động: Chúng cho rằng tâm linh, phần hồn phải đứng trên tất cả, và do đó chúng có quyền truyền mọi loại đạo trong đời sống nhân dân. Trường hợp vay mượn giáo lý của Phật giáo để xây dựng một tôn giáo mới như đạo Thanh Hải vô thượng sư, đạo Ngọc Phật Hồ Chí Minh được truyền vào xã Hoàng Động, Tam Hưng ở Thuỷ Nguyên năm 1994 - 1998 đã gây lên sự bất ổn định trong đời sống xã hội nơi đây. Những hoạt động này đã, đang bị pháp luật xử lý để bảo vệ tính tôn nghiêm của đạo Phật nói riêng, tôn giáo truyền thống nói chung ở Hải Phòng.

Mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật. Các tín đồ Phật tử là công dân “đặc biệt” nên ngoài việc thực hiện tròn trách nhiệm trước pháp luật, thì còn phải thực hiện tốt công tác Phật sự, tu hành của mình. Vì thế chính nhà Phật cũng đã nêu rõ: Đối với công dân Phật tử phải thực hiện gương mẫu trong mọi hoạt động của mình có như vậy mới thực hiện được:

Tốt đời đẹp đạo!

Về phía Nhà nước: Cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tôn giáo “Nhà nước cần không ngừng hoàn thiện luật tôn giáo” [20]. Tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng là một hiện tượng của đời sống xã hội, là nhu cầu tinh thần của mội bộ phận nhân dân. Phật giáo đã, đang ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến đời sống xã hội nói chung, đạo đức lối sống nói riêng. Vì

thế việc ứng xử của Đảng, Nhà nước đối với Phật giáo có ý nghĩa vô cùng lớn: Ứng xử đúng, hợp tình, hợp lý thì phát huy được mặt tích cực, hoà đồng của đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội và ngược lại. Trong những năm qua Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách đúng đắn về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, đó là: Nghị quyết 24 của Bộ chính trị ngày 16/10/1990. Điều 70 của hiến pháp 92, Nghị định 69 CP - 1991, Nghị định 26 CP - 1999, Luật tôn giáo. Với đường lối chính sách đúng đắn này và không ngừng được hoàn thiện, nên các tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng đã đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước. Các ngành, các cấp đã chủ động tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, xã hội; làm thất bại những hoạt động lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, làm xói mòn, băng hoại đạo đức xã hội. Tuy vậy hệ thống chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước vẫn chưa đầy đủ, một số vấn đề chưa cụ thể, nhiều quy định vễ xin cấp phép còn thiếu những xác định về điều kiện cụ thể. Ví dụ như: Việc xin xây chùa mới, hay trung đại tu theo quy định của nhà nước thì phải có luận chứng, trong đó phải nêu được nguồn vốn và các điều kiện cụ thể. Điều này với nhà chùa không phù hợp vì tiền còn ở trong túi của nhân dân và phụ thuộc vào lòng hảo tâm công đức cúng giàng của họ. Nên ở nhiều địa phương của Hải Phòng đã phát sinh ra việc: Việc xin cứ xin, việc xây cứ xây; chưa cho hay không cho vẫn cứ xây. Điều này ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến việc chấp hành pháp luật, kinh tế - xã hội ở thành phố. Vì vậy để hoạt động tôn giáo đi vào nề nếp, tuân thủ pháp luật, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; đồng thời ngăn chặn được những hoạt động lợi dụng Phật giáo để phá hoại chế độ xã hội XHCN của các thế lực thù địch… Cần không ngừng hoàn thiện hệ

thống chính sách pháp luật cũng như công tác tổ chức thực hiện đúng đắn, khoa học đối với Phật giáo.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong quá trình xây dựng đạo đức ở Việt Nam hiện nay qua thực tế ở Hải Phòng (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)