Nhóm giải pháp về công tác vận động quần chúng và tranh thủ các

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong quá trình xây dựng đạo đức ở Việt Nam hiện nay qua thực tế ở Hải Phòng (Trang 92)

7. Kết cấu của luận văn

3.4. Nhóm giải pháp về công tác vận động quần chúng và tranh thủ các

chức sắc tôn giáo

Đảng ta đã khẳng định: Công tác vận động quần chúng là nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo. Để phát huy những nét tương đồng, tích cực của đạo đức Phật giáo, hạn chế khắc phục những mặt tiêu cực của nó đối với quá trình xây dựng đạo đức hiện nay, cần phải thường xuyên tuyên truyền động viên

đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập, thống nhất tổ quốc; thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đảm bảo lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chúng, trong đó có đồng bào Phật tử. Những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng với đường lối đổi mới đúng đắn theo định hướng XHCN, công tác vận động quần chúng ở Hải Phòng đạt được nhiều kết quả. Môi trường hoạt động tôn giáo trong không khí cởi mở, hoà nhịp trong công cuộc đổi mới của toàn dân, các chức sắc và tín đồ Phật giáo Hải Phòng luôn ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. Bên cạnh việc thực hiện tốt công tác tôn giáo của mình họ đã tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội như từ thiện, giáo dục, y tế.

Tuy vậy thực tế cho thấy cuộc sống sinh hoạt của tín đồ chức sắc ở một số vùng nông thôn ngoại thành như Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thụy, Thuỷ Nguyên, An Dương còn tẻ nhạt, đơn điệu, các hoạt động của nhà sư những nơi này phổ biến là phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân như cúng giải hạn, làm lễ tang ma, cúng giỗ; ngay cả những ngày giỗ tổ, hội chùa cũng chỉ vài hoạt động tế lễ đơn điệu, lặp lại nhưng cố thu xếp để đặt được nhiều hòm công đức ở các ban và lúc nào cũng sẵn sàng mở rộng 10cm2 để tiếp nhận tiền công đức... Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, đạo đức Phật tử. Có thể nói những hoạt động vụ lợi như vậy chính là cơ chế thị trường đã thâm nhập hoá trong nhà chùa, trên sân chùa, làm tha hoá ngay chính đạo đức, lối sống của một số nhà tu hành và Phật tử không chân chính. Để khắc phục được tình trạng này, thu hút được đông đảo đồng bào Phật tử vừa sống, học tập, lao động đề tốt phần đời vừa đảm bảo phần đạo, hạn chế những hoạt động biến tướng của họ trong Phật giáo, thì các tổ chức quần chúng, xã hội phải thường xuyên cải tiến cách làm việc, tổ chức nhiều hoạt động, mô hình văn hoá xã hội để thu hút tín đồ Phật tử tham gia. Ví dụ: Tổ chức phát triển các hoạt động

văn hoá vừa mang tính chất hiện đại, tiến bộ vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội phụ lão, cần sáng tạo hơn nữa trong cách nhìn nhận đánh giá về đạo đức Phật giáo để từ đó tạo ra những cách thức hoạt động cho phù hợp; thông qua những hoạt động văn hoá, thể thao tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tín đồ, để hướng cho họ đi đúng với đạo đức xã hội hiện tại, tránh việc bị lợi dụng để hoạt động chính trị phản động hay những hoạt động mê tín dị đoan làm băng hoại đạo đức truyền thống tốt đẹp và đạo đức hiện nay mà nhân dân ta đã dày công vun đắp.

Việc các tổ chức xã hội tổ chức các hoạt động cho đồng bào Phật tử chính là làm cho đồng bào có đạo có cuộc sống bình đẳng, hoà hợp với đồng bào không có đạo nhằm phát huy mạnh mẽ sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN. Hiện nay Đảng ta nêu rõ: Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đổi mới nội dung, phương thức công tác vận động đồng bào tín đồ các tôn giáo phù hợp với đặc điểm của đồng bào có nhu cầu luôn gắn bó với sinh hoạt tôn giáo và tổ chức tôn giáo.

Để phát huy được mặt tích cực của đạo đức Phật giáo cũng như hạn chế mặt tiêu cực của nó, chúng ta phải có giải pháp từ chính bản thân nó. Các nhà tu hành, chức sắc chân chính của Phật giáo là những người có uy tín trong đời sống cộng đồng giáo dân. Đối với giáo dân, họ như tấm gương của sự trong sáng, thanh bạch về đạo đức lối sống, lòng nhiệt tình với công việc giúp đời, giúp người. Nên khi coi trọng, vận động, tranh thủ những hoạt động tích cực của họ, thì cũng chính là tạo cho họ đóng góp được nhiều công sức hơn cho quá trình củng cố, xây dựng và phát triển đạo đức hiện nay. Bởi vì quan điểm của Phật giáo, nhất là Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử luôn luôn có quan điểm hoà nhập, dấn thân, gắn bó giữa đạo và đời theo tinh thần: Phật pháp bất ly

thế gian. Thực tiễn trong thời gian qua và hiện nay cho thấy các vị chức sắc của Phật giáo ở Hải Phòng đã tham gia tích cực trong các hoạt động xã hội: Hiện có 1 Hoà thượng là Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố; 3 vị là uỷ viên Uỷ ban Mặt trận tổ quốc thành phố; 1 vị Thượng tọa là Phó chủ tịch Hội từ thiện thành phố; 1 vị tham gia Hội liên hiệp thanh niên thành phố; 1 vị là uỷ viên Ban Chấp hành Hội phụ nữ thành phố; 12 vị tham gia Đại biểu Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp quận, huyện, phường, xã... Qua hoạt động, công tác, các vị chức sắc Phật giáo đã phát huy được vai trò, bổn phận của mình, đóng góp được nhiều ý kiến quan trọng tham mưu cho Đảng, chính quyền, Ban tôn giáo, Mặt trận tổ quốc thực hiện được nhiều kết quả hữu ích, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, góp phần ổn định đời sống xã hội. Đặc biệt trong hoạt động từ thiện; thực hịên đức từ bi của đạo Phật với tinh thần “Phục vụ chúng sinh là cúng giàng chư Phật. Chỉ tính trong năm 2003 (theo báo cáo công tác Phật sự của Thành hội Phật giáo thành phố) Ban trị sự Thành hội đã phát động phong trào đền ơn đáp nghĩa và trợ giúp các đối tượng khó khăn. Xin dẫn ra ở đây: tặng 17 triệu đồng cho gia đình thương binh, liệt sỹ và nạn nhân chất độc mầu da cam; tặng 7 triệu đồng cho trại dưỡng lão; trợ dưỡng 35 cháu mồ côi và 30 cụ già cô đơn mỗi tháng 30.000 đồng/người; ủng hộ Hội người mù 3 triệu đồng; tặng quà 3 triệu đồng cho học sinh mầm non, tiểu học phường Hồ Nam, Dư Hàng Kênh. Xây 8 nhà tình nghĩa với tổng kinh phí là 120 triệu đồng. Đặc biệt Ban đại diện Phật giáo huyện Tiên Lăng đã tổ chức Hội nghị học tập Nghị quyết 7 khoá IX của Đảng về vấn đề dân tộc và tôn giáo, tham dự Hội nghị có 500 chư tăng và Phật tử, nhờ đó các vị Tăng, Ni và đồng bào Phật tử hiểu rõ hơn về chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo, dân tộc, đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên phổ biến các địa phương ỏ cấp xã, phường do nhận thức chưa đúng về vai trò, vị trí của các nhà sư trong hoạt động xã hội, nên chưa thực sự

lôi kéo được họ vào các tổ chức hoạt động của làng xã, chưa tranh thủ tốt khả năng đóng góp tích cực của họ cho quá trình xây dựng đạo đức hiện nay. Do đó cần phải vận động, tranh thủ hơn nữa những hoạt động hữu ích của các nhà tu hành trong các hoạt động cụ thể như: Từ thiện, giáo dục, chữa bệnh, đoàn thể xã hội nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống về vật chất và tinh thần cho đồng bào có đạo nói riêng, cộng đồng dân cư nói chung.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong quá trình xây dựng đạo đức ở Việt Nam hiện nay qua thực tế ở Hải Phòng (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)