7. Kết cấu của luận văn
1.2.5. Lòng thương người, có chủ nghĩa nhân đạo cao cả
Lòng thương người trọng nhân nghĩa, có lối sống nhân đạo cao cả là một truyền thống đẹp đẽ, sâu sắc của dân tộc Việt Nam. Đây chính là cơ sở cho cách xử thế trong quan hệ của đời sống xã hội Việt Nam và cũng là lẽ sống của con người, dân tộc Việt Nam.
Lòng thương người, đó chính là tinh thần, tư tưởng đề cao sự nhân ái bao dung, là cái đức lớn biểu hiện tình yêu thương, đùm bọc, tôn trọng con người. Tình yêu thương được đặt lên hàng đầu trong quan hệ gia đình: Tình yêu thương giữa vợ chồng, cha mẹ con cái, anh em; nó là thứ tình cảm được xuất hiện một cách tự nhiên và qua quá trình sống, lao động, học tập, giáo dục gia đình… thì tình cảm này ngày càng được phát triển bền vững: Lúc mới sinh ra thì do sự nuôi dưỡng, bú mớm, chăm bón mà đứa trẻ như đã cảm nhận được tất cả từ những gì tốt đẹp nhất mà bố mẹ, ông bà, anh chị đã giành cho nó. Lớn lên tình cảm ấy được xây đắp hơn nữa, những tình cảm của những người thân vẫn tác động đến, tuy đã 18, 25 hay 30 tuổi… Vậy mà đi đâu làm gì, ông bà, bố mẹ, anh em vẫn nhắc nhở phải cẩn thận, cẩn tắc (thậm chí chủ thể được nhắc có lúc, có khi lại tự cho là thừa vì con (cháu, anh, em) đã lớn như thế này rồi mà vẫn phải nhắc…). Đồng thời cũng bằng sự yêu thương nồng hậu, trách nhiệm cao cả của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, quan hệ vợ chồng được xuất phát từ sự chia ngọt, sẻ bùi, đầu gối má kề, đã làm cho tình yêu thương tôn trọng được dâng lên sâu sắc đằm thắm hơn.
Xuất phát từ trong quan hệ gia đình, tình yêu thương được lan toả trong quan hệ họ hàng, quê hương, xã hội. Tình làng nghĩa xóm, thương người như
thể thương thân, một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, bất bình trước những cái ác, sẵn sàng cứu giúp những người gặp hoạn nạn, thậm chí trong cùng cảnh ngộ với nhau đã trở thành tinh thần, lối sống của con người Việt Nam. Trong xã hội phong kiến thực dân đế quốc trước đây, những người nông dân bị đè nén đã liên kết lại làm những cuộc khởi nghĩa đấu tranh để tự cứu mình và những người như mình. Khi bị đế quốc thực dân đô hộ thì giai cấp nông dân đã cùng với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và những người cùng bị đè đầu cưỡi cổ đã vùng lên làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng bản thân mình. Trong chiến hào, trong lao động tinh thần nhường cơm sẻ áo, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều được phát huy mạnh mẽ. Đây chính là cái cốt cách của con người Việt Nam, của toàn thể dân tộc Việt Nam. Trong truyền thống cũng như hiện nay, sự thương yêu, đùm bọc, nhân ái giữa người với người đã tạo lên sức mạnh hơn để vượt qua những trở ngại trong lao động, học tập trong đấu tranh chống thiên tai, ngoại xâm.
Tình thương người, lý tưởng nhân đạo của con người Việt Nam còn thể hiện ở thái độ yêu ghét rõ ràng; lên án những tư tưởng, hành vi vô đạo đức, bạc ác, bất nhân; đấu tranh không khoan nhượng đối với tội ác mà kẻ thù, các thế lực thù địch gây ra để không những bảo vệ người thân, cộng đồng dân tộc mình mà còn bảo vệ đồng loại, vì hạnh phúc chung: Như nhân dân ta đã chiến đấu giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.
Lòng thương người, lý tưởng nhân đạo còn biểu hiện ở tính cách đạo đức rất Việt Nam ở chỗ: dễ tha thứ, lòng vị tha cao cả đối với những con người khi mắc lỗi, sai lầm nhưng có ý thức hối cải. Trong đời sống xã hội Việt Nam có câu châm ngôn: Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại, thậm chí đối với kẻ thù nhưng khi đã ra hàng hoặc bị bắt thì người Việt Nam cũng không nỡ giết bỏ, hay hành hạ. Đây chính là một trong những nét đặc trưng của lòng nhân ái, nhân đạo cao cả mà thế giới đã phải khâm phục ta.
Trong kháng chiến chống Pháp, khi bắt được những tên lính Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và nhân dân ta đã mở lượng khoan hồng; trong kháng chiến chống Mỹ xâm lược cũng vậy, những tên phi công đã dội bom đạn vào nhân dân Việt Nam, vào trẻ thơ Việt Nam đến khi bị ta bắt thì trong đầu chúng nghĩ rằng sẽ cầm chắc cái chết trong tay mà không kịp nói một lời. Vậy mà dân tộc Việt Nam vẫn mở rộng lòng nhân đạo tha cho chúng, tha cho những con người mà bố mẹ, ông bà, tổ tiên chúng là người đã trót mang nặng đẻ đau ra chúng chứ không phải tha cho tội ác của quân đế quốc xâm lược. Chính lòng thương người chính nghĩa, cao cả này đã cảm hoá được con người, cảm hoá được phần người của những kẻ mà trước đây đã từng mang bom đạn dội xuống người dân vô tội. Người dân Pháp, người dân Mỹ và bản thân người lính Pháp, Mỹ trong những năm tháng còn lại có nhiều người đã giành thời gian tiền bạc để trở lại Việt Nam và chắc chắn trong lòng họ khi khắc ghi về sự nhớ ơn trời, chúa, nhớ ơn cha mẹ sinh thành thì họ không thể không nhớ ơn của lòng thương yêu, nhân đạo cao cả của đất nước, con người Việt Nam đã tái sinh cho họ được làm người một lần nữa.
Như vậy từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, với ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH thì truyền thống thương người, trọng nhân nghĩa và chủ nghĩa nhân đạo được nâng lên một tầm cao mới, được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trong công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN hiện nay, lòng yêu nước, thương người và chủ nghĩa nhân đạo luôn là cơ sở, nền tảng vững bền để chúng ta xây dựng, củng cố và phát triển đạo đức cách mạng nhằm phục vụ có kết quả cao trong công cuộc CNH, HĐH mà trong đó con người là yếu tố trung tâm hàng đầu.
Chương 2
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO
ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC HIỆN NAY Ở HẢI PHÒNG 2.1. Những điều kiện về địa lý, kinh tế - xã hội và tình hình Phật giáo hiện nay ở Hải Phòng
2.1.1. Vài nét về điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội của Hải Phòng
Hải Phòng là một vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hoá từ lâu đời. Với vị trí là cửa ngõ của vùng duyên hải Bắc Bộ nên đã, đang là một vị trí chiến lược về kinh tế - xã hội, văn hoá, quốc phòng của cả nước. Vì vậy chính nơi đây đã có những đóng góp vô cùng to lớn để làm lên lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Về vị trí và môi trường tự nhiên: Hải Phòng nằm ở toạ độ 20O
30'39" đến 21O 01'15" vĩ Bắc và 106O23'03" đến 107O08'39" kinh Đông. Trên đất liền phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Ninh - miền đất nối liền với Trung Quốc qua cửa khẩu lớn Móng Cái, phía Tây Bắc giáp Hải Dương - vùng đất tiếp nối liền với Trung tâm kinh tế, văn hoá xã hội của đất nước. Phía Tây Nam giáp Thái Bình, vùng đất có truyền thống tốt đẹp trong lịch sử và đấu tranh cách mạng. Phía Đông giáp biển vịnh Bắc Bộ với 125 km bờ biển - vùng biển có nhiều hải sản, tài nguyên và là nơi giao lưu khu vực Châu Á và quốc tế bằng đường biển. Chính vị trí đặc biệt này là yếu tố quan trọng đã tạo điều kiện cho con người Hải Phòng không những hội tụ được nhiều phẩm chất tốt đẹp của dân tộc, thời đại trong sự giao thoa, mà còn có nét rất đặc trưng của biển: mạnh mẽ mà dịu êm, kiên cường, bất khuất mà nồng ấm trung hậu, bao dung; luôn có xu hướng vươn lên cùng thời đại, vươn rộng ra cùng biển cả.
Địa hình Hải Phòng tương đối phức tạp, đồi núi thấp xen kẽ với đồng bằng và gắn liền với biển. Sự tác động mạnh mẽ của Biển đã tạo nên khí hậu nổi bật của Hải Phòng là nhiệt đới ẩm, với đặc trưng là 2 mùa rõ rệt: Mùa lạnh, nhiệt độ trung bình từ 15O
tháng 3; mùa nóng nhiệt độ trung bình từ 30O
C - 35OC từ tháng 4 đến tháng 10, mùa này mưa nhiều kèm theo gió lớn thất thường. Khí hậu nhiệt đới ẩm có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân, nhưng cũng thường xuyên gây biến động về nhiệt độ và lượng mưa, giông bão, lũ lụt lớn thường xuyên xảy ra. Do đó sự tồn tại và phát triển của con người và cuộc sống nơi đây phải cố gắng vượt lên sự khắc nghiệt của thời tiết, của điều kiện tự nhiên không thuận lợi như nóng, lạnh, nắng gắt, gió lớn, đất đai chua mặn. Đây cũng chính là một trong những yếu tố tạo lên truyền thống yêu nước, sự đoàn kết cộng đồng, sự cần cù chịu khó và tính năng động, sáng tạo của người dân Hải Phòng ngày càng được hun đúc lên mạnh mẽ.
Tài nguyên ở Hải Phòng không nhiều, chủ yếu là muối biển, cát và đá vôi, đất đồng bằng và môi trường biển... Điều này đã tạo lên tiềm năng kinh tế của Hải Phòng chủ yếu là thủ công nghiệp truyền thống, công nghiệp, ngư nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch...
Mạng lưới sông ngòi ở Hải Phòng có mật độ dày đặc, đều là hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển như: Bạch Đằng, Kinh Môn, Lạch Tray, Cấm, Văn úc, Luộc, Thái Bình. Đây là điều kiện quan trọng cho người dân Hải Phòng, sớm có hệ thống giao thông đường thuỷ để quan hệ buôn bán, giao lưu văn hoá với các địa phương khác và quốc tế.
Hải Phòng gắn liền với biển, có hơn 125km bờ biển và có nhiều đảo lớn như Cát Bà, Cát Hải, Đình Vũ, Bạch Long Vĩ. Do đó yếu tố môi trường tự nhiên của Hải Phòng mang tính chất biển, đại dương sâu sắc, đồng thời yếu tố xã hội cũng bị tác động lớn của biển. Đời sống xã hội của người miền biển đã luôn có xu hướng vươn ra biển để làm ăn, gây dựng cơ đồ và đây cũng chính là yếu tố tạo lên tính kiên cường của người dân nơi đầu sóng ngọn gió, khi phải chống và đánh thắng quân xâm lược đi bằng đường biển và những bọn cướp biển. Năm 938 dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền nhân dân Hải Phòng đã cùng với nhiều địa phương đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng,
thời nhà Trần cũng làm lên lịch sử hiển hách tại đây khi đánh thắng quân Nguyên Mông, thời kỳ chống Mỹ cứu nước quân dân Hải Phòng đã làm lên kỳ tích là đánh thắng âm mưu, hành động phong toả vùng biển, cảng Hải Phòng bằng thuỷ lôi. Biển còn mang lại cho người dân nơi đây hơi ấm của biển, luồng văn hoá biển, giao lưu kinh tế, văn hoá qua đường biển. Việt Nam nằm ở giữa hai luồng văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ, là cửa ngõ của lục địa Âu sang Á ra biển theo hướng Tây - Đông, Tây bắc - Đông Nam, cả hai luồng văn hoá này đều vào Việt Nam bằng hai đường bộ và thuỷ, trong đó Hải Phòng là vùng quan trọng được tiếp nhận bằng cả hai con đường này. Chính Phật giáo xâm nhập vào Hải Phòng cũng bằng 2 con đường này. Vừa qua năm 1998 đã tìm thấy di tích tháp Tường Long ở Đồ Sơn, cho thấy Hải Phòng là một trong những nơi đầu tiên đạo Phật đã du nhập vào bằng đường biển.
Về dân cư: Ngay từ thời kỳ đồ đá và đồ đồng đã có người Việt cổ sinh
sống, tạo lên văn hoá Đông Sơn, Phùng Nguyên, Hạ Long (các di chỉ Tràng Kênh, Việt Khê ở Thuỷ Nguyên; Cái Bèo, Eo Bùa ở Cát Bà; Núi Voi ở An Lão đã chứng minh rõ điều này). Trong cư dân Hải Phòng, người Kinh luôn chiếm đại đa số. Qua quá trình lao động sản xuất, đấu tranh chống thiên tai, chống ngoại xâm người Hải Phòng đã tạo lên nền văn hoá đặc sắc mang tính chất đặc thù của một vùng đất với địa hình đa dạng, gắn với biển. Do đặc thù vị trí địa lý có nhiều ưu thế và hạn chế dẫn đến sự biến động về kinh tế, chính trị, xã hội. Điều này cũng gây nên nhiều biến động về dân cư ở nơi đây. Từ thời Hùng Vương đã có nhiều cuộc di dân lớn vào Hải Phòng, đến thời kỳ thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng thì quá trình đô thị hoá có sự biến đổi lớn, sự phân hoá các giai tầng đã diễn ra sâu sắc. Ngoài địa chủ phong kiến, nông dân còn có thêm giai cấp mới xuất hiện như công nhân, tư sản, tiểu tư sản, trí thức. Bên cạnh người Hải Phòng gốc còn có người dân ở các tỉnh, địa phương khác đến làm ăn sinh sống như Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hà
Bắc... Đồng thời còn có người Pháp, người Trung Quốc cũng lập nghiệp ở đây. Sự kiện di tản của người Hoa năm 1978 có tác động lớn đến việc xây dựng cuộc sống, kinh tế - xã hội ở Hải Phòng. Tình hình biến động của sự nhập cư vào đã tác động không nhỏ tới đạo đức, lối sống của người bản địa nơi đây.
Đến nay dân số Hải Phòng có khoảng 1.676500 dân, nhưng phân bố không đều: giữa đô thị và nông thôn, giữa đất liền và hải đảo có sự chênh lệch lớn. Mật độ cao nhất là quận Lê Chân là 34.458 người/km2, thấp nhất là Bạch Long Vĩ chỉ có 45 người/km2, Cát Hải có 84 người/km2. Người Hải Phòng trong truyền thống và hôm nay có trình độ học vấn và dân trí tương đối cao, có tinh thần hiếu học. Hải Phòng đã từng có danh nhân văn hoá như Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng nguyên Lê Ích Mộc, Trạng nguyên Trần Tất Văn, cùng rất nhiều nhà trí thức lớn xưa và nay. Điều này đã tác động ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển văn hoá của nhân dân, đây là cơ sở nền tảng cho việc xây dựng đời sống văn hoá, đạo đức tiến bộ hiện nay.
Về lao động. Hiện nay Hải Phòng có khoảng 850.000 người ở độ tuổi
lao động. Có 4 trường đại học: Đại học Hàng Hải, Đại học Y, Đại học dân lập, Đại học Hải Phòng, 1 trường cao đẳng cộng đồng, 8 trường trung học chuyên nghiệp, 11 trường công nhân kỹ thuật, 2 viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực Hải Dương học, hàng chục các trung tâm dạy nghề, ngoại ngữ, tin học cùng 54 trường PTTH. Những cơ sở đào tạo này đã đang đào tạo được đội ngũ lao động có trình độ cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH cho cả nước nói chung, Hải Phòng nói riêng. Nhưng thực tế cho thấy có khoảng 2/3 số lao động ở Hải Phòng có trình độ thấp lao động thuộc khu vực nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp mang tính phổ thông như giầy da, may mặc vì vậy nhận thức về các vấn đề kinh tế, văn hoá xã hội còn thấp, nên đây là
nơi mà tín ngưỡng tôn giáo dễ xâm nhập trong tư tưởng, đạo đức, lối sống của họ. Đối tượng này đã theo Phật giáo ngày càng tăng.
Hải Phòng có nhiều truyền thống tốt đẹp, nhân dân Hải Phòng luôn anh dũng, kiên cường trong lao động sản xuất và chiến đấu. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân Hải Phòng đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng chung của cả nước, trong đó đã phát huy tính độc lập, tự chủ để giải phóng quê hương mình (ngày 13/5/1955); tham gia trực tiếp đánh đế quốc Mỹ xâm lược thể hiện ở việc đánh thắng chiến tranh xâm lược phá hoại bằng đường thuỷ và đường không tại cảng Hải Phòng và vịnh