Nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong quá trình xây dựng đạo đức ở Việt Nam hiện nay qua thực tế ở Hải Phòng (Trang 79)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực

Đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì thấy rằng: Nhân sinh quan của Phật giáo là duy tâm chủ quan, nhìn đời một cách bi quan, thiếu tin tưởng ở năng lực hoạt động thực tiễn của con người; tin và dựa vào các nghi lễ thần bí. Vì vậy đây chính là nguyên nhân cơ bản - nguyên nhân từ bản chất của đạo đức Phật giáo đã ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình xây dựng đạo đức hiện nay.

Trong đạo đức Phật giáo, luận điểm nhẫn nhục Balamật cơ bản khác biệt đối với đạo đức của chúng ta hiện nay. Nhà Phật khuyên dạy tín đồ luôn phải có ý thức nhẫn nhục, chịu đựng đến mức cao nhất trong mọi hoàn cảnh. Như thế đủ cho chúng ta nhận thấy đó là sự cam chịu, con người sống yên phận với những gì mà mình đang có, bằng lòng với những gì xảy ra đến với mình, xảy ra xung quanh mình và lấy phương thức này để giải quyết mâu thuẫn. Do đó đã dẫn tới lối sống nhẫn nhục, cam chịu, không đấu tranh, hay tham gia đấu tranh phê phán, lên án và loại bỏ các tiêu cực trong đời sống xã hội bằng các biện pháp cụ thể, thực tế. Họ chỉ lấy ý thức của cái tâm thuần tuý, như vậy là thiếu tính cách mạng, tính khoa học; ở họ cũng muốn cải tạo thế giới nhưng không bằng con đường bạo lực cách mạnh. Ví dụ: Như trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng tệ nạn xã hội hiện nay, rất cần sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân. Vậy mà đạo đức nhà Phật lại khuyên nhẫn nhục, cam chịu, như thế khác nào ỷ lại, thậm chí vô hình đã tiếp tay cho cái xấu tồn tại. Hơn nữa khi an phận với những gì mình đã có, đang có, thì chính là đã cản trở quá trình mà toàn xã hội hiện nay đang thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Về quan niệm hạnh phúc, đạo đức Phật giáo cho rằng, con người được giải thoát để đạt được cõi Niết bàn và đây mới là hạnh phúc thật sự, còn cuộc đời này, mọi sự vật đang hiện hữu này chỉ là giả tạm “Sắc tức không, không

tức sắc”. Quan niệm này đã gần như đảo lộn trật tự cuộc sống xã hội: Cái vận động thực tại thì cho rằng sắc sắc, không không một cách tuyệt đối còn cái Niết bàn hư ảo thì lại cho là thật, là cái cần đạt tới. Để đạt được hạnh phúc đạo đức Phật giáo đưa ra yêu cầu, đối với con người là phải tu, tu Ngũ giới, tu Bát chính đạo nhằm hướng thiện, tránh ác. Nhưng chúng ta thấy, sự hướng thiện đến mức bất khả kháng đối với cái ác, cam chịu trước tấn công của cái ác, thì ở một khía cạnh nhất định lại là sự tiếp tay, đồng loã với cái ác thì còn đâu là điều đảm bảo cho hạnh phúc. Chính cái phương thức luẩn quẩn ấy đã làm cho cuộc sống trần thế này bị coi nhẹ, bị trói buộc, nên đã làm giảm sự tự do sáng tạo, phát triển toàn diện của con người. Xét trong đồng bào Phật tử ở Hải Phòng, thì số người có ý chí vươn lên, lao động sản xuất giỏi không nhiều, nhiều Phật tử đã thực hiện ăn chay và giới luật đến mức máy móc, dập khuân, nên đã làm cho sản xuất, chăn nuôi không phát triển, đời sống bị trì trệ. Điều này trái ngược với quan niệm đạo đức hiện nay: “Hạnh phúc bắt nguồn và tồn tại trong thực tế” [8, tr.87]. Nguồn gốc của hạnh phúc là do quá trình hoạt động thực tiễn của con người như lao động sản xuất, đấu tranh xã hội, hoạt động khoa học tạo lên. Vì chỉ có thông qua những hoạt động này, con người mới được thể hiện, bộc lộ toàn diện và mới tạo được những giá trị vật chất, tinh thần để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của đời sống xã hội... Con người càng được thoả mãn nhu cầu chính đáng bao nhiêu thì càng được hạnh phúc bấy nhiêu. Trong quan hệ cá nhân và xã hội, đạo đức hiện nay quan niệm “Hạnh phúc cá nhân nằm trong hạnh phúc xã hội và khi xã hội càng văn minh thì con người sống càng hạnh phúc” [8, tr.95].

Để đạt được hạnh phúc, đạo đức hiện nay nêu rõ: Con người phải chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động thực tiễn, thực hiện tốt quyền hạn và nghĩa vụ cuả mình đối với gia đình, xã hội. Hoạt động thực tiễn không chỉ là cội nguồn của hạnh phúc, nó còn tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần phục vụ

con người. Qua quá trình hoạt động thực tiễn nhu cầu con người không ngừng được nảy sinh và yêu cầu được thoả mãn, chính vì thế muốn có hạnh phúc con người phải không ngừng vận động vươn lên phía trước vì hạnh phúc của xã hội, của bản thân mình và cho thế hệ tương lai.

Về nhận thức của đồng bào Phật tử ở Hải Phòng còn thấp, họ theo đạo nhưng hiểu giáo lý Phật giáo còn thấp, nông cạn. Ngay cả những vị tu hành, phổ biến có trình độ văn hoá thấp. Do đó việc nghiên cứu, thấy được mặt tích cực, tinh hoa của giáo lý còn rất hạn chế và như vâỵ vô hình chung họ đã không những phát triển giáo lý nhà Phật theo hướng tích cực đúng như ý nghĩa của nó, mà con làm cho nó méo mó, sai lệch đi; có chăng họ vận dụng những thành tựu tiến bộ hiện nay để cố gắng giải thích theo kiểu nguỵ biện cho sự tồn tại hợp lý của đạo Phật, thậm chí họ còn cho rằng chính đạo Phật đã “chấp”,“phá” hết, đã dẫn đường cho khoa học phát triển. Hơn nữa họ đang thiên về xu hướng thế tục hoá tín ngưỡng cúng tế: Ở xã Phả Lễ huyện Thuỷ Nguyên, tình trạng nhân dân ở đây đã tin vào sư (giả), tin vào cửa Phật một cách mù quáng, sự hiểu biết rất ít nhưng lòng nhiệt tình đón sư, phục vụ chùa thì lại có thừa: Bỏ cả ruộng vườn, chăn nuôi ở nhà để đi đến chùa, hăng hái bạch thầy, nuôi 8 con lợn cho thầy - chùa, để thầy... đổi xe đời mới hơn, mua đệm tốt hơn để thầy đi nhanh hơn, nằm ấm, êm hơn. Hay có trường hợp nhiều phụ nữ đã rất cần cù đi quyên góp ngày này qua ngày khác để giúp sư xây sửa chùa mà đã quên đi thiên chức làm vợ, làm mẹ, làm người lao động sản xuất, nuôi dạy con cái, nên có gia đình con cái bỏ học đi lang thang mà những phụ nữ đó vẫn cho rằng cần siêng năng với cửa Phật rồi sẽ được hưởng phúc.

Về công tác tôn giáo ở Hải Phòng trong thời gian qua còn một số hạn chế, cán bộ làm công tác tôn giáo nhưng cũng chưa hiểu cơ bản về những đóng góp tích cực của Phật giáo và những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với đời sống xã hội. Ở nhiều địa phương như Tiên Lãng, Đồ Sơn, Vĩnh Bảo công

tác tôn giáo còn buông lỏng, tín đồ Phật tử chưa nắm vững đường lối chính sách đúng đắn về tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta nên đã xuất hiện tình trạng lạm dụng tự do tín ngưỡng để hoạt động mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh... Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, đến đời sống đạo đức của cộng đồng dân cư khu vực.

Tóm lại, đạo đức Phật giáo đã, đang ảnh hưởng nhiều, cả tích cực lẫn

tiêu cực đến quá trình xây dựng đạo đức hiện nay ở Hải Phòng. Những ảnh hưởng đó đều có nguyên nhân chủ quan, khách quan; nguyên nhân từ bản chất đạo đức Phật giáo và nguyên nhân từ tác động của các yếu tố, cơ chế hoạt động của đạo Phật, của xã hội và con người địa phương Hải Phòng. Nắm vững được đặc điểm tính chất, mức độ ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo với quá trình xây dựng đạo đức hiện nay ở Hải Phòng thì chúng ta mới phát huy được những đóng góp tích cực của đạo đức Phật giáo, đồng thời khắc phục, hạn chế, loại bỏ những mặt tiêu cực của nó nhằm tăng cường đoàn kết dân tộc để tạo ra sức mạnh to lớn hơn nữa cho sự nghiệp CNH, HĐH.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY MẶT TÍCH CỰC, HẠN CHẾ MẶT TIÊU CỰC CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO

ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (QUA THỰC TẾ Ở HẢI PHÒNG)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong quá trình xây dựng đạo đức ở Việt Nam hiện nay qua thực tế ở Hải Phòng (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)