Truyền thống yêu nước,yêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong quá trình xây dựng đạo đức ở Việt Nam hiện nay qua thực tế ở Hải Phòng (Trang 26)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Truyền thống yêu nước,yêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Trong lịch sử dựng nước, giữ nước và quan hệ, đấu tranh, giao lưu của dân tộc Việt Nam với khu vực và thế giới đã tạo ra giá trị về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức vô cùng rộng lớn sâu sắc, khẳng định bản lĩnh vững vàng của dân tộc, nhân cách phẩm giá sáng ngời của nhân dân lao động Việt Nam. Tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, thương người, tinh thần đoàn kết cộng đồng, đức tính cần cù, sáng tạo, cần kiệm trong lao động. Trong đó “Yêu nước là tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các giá trị. Chủ nghĩa yêu nước là tư tưởng chủ yếu, là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử của dân tộc Việt Nam” [9, tr.94]. Giáo sư Vũ Khiêu cũng đã từng khẳng định: “Yêu nước là động lực tình cảm lớn nhất của đời sống dân tộc đồng thời là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc ta” [14, tr.94].

Ở Việt Nam, yêu nước là một tình cảm lớn, sâu sắc, mang tính tâm lý tự nhiên của con người, thể hiện sự yêu thương quê hương bản quán, đồng thời là tình cảm xã hội mà nội dung là tình yêu và lòng trung thành với tổ quốc nhằm xây dựng quê hương đất nước độc lập giàu mạnh. Điểm đặc thù nổi bật là tinh thần yêu nước đã trở thành nguyên tắc sống của con người, dân tộc Việt Nam. Nó chính là cái cốt tạo lên sức mạnh bất tận, xuyên suốt trong tiến trình lịch sử của dân tộc, đất nước. Chủ tịch Hồ chí Minh đã nói: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng to lớn, nó vượt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước” [17, tr.79].

Chủ nghĩa yêu nước chính là sản phẩm kết tinh của lịch sử Việt Nam được xuất hiện từ rất sớm và luôn được củng cố, rèn dũa, phát triển trong quá trình dựng và giữ nước. Điều đó được bắt nguồn từ những tâm tư, tình cảm

nồng hậu, giản dị trong mối quan hệ gắn bó thân thương, đầm ấm đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên, với những người ruột thịt, thân yêu... Cùng với thời gian và sự trưởng thành không ngừng trong đời sống xã hội đã được nâng lên thành tư tưởng, thành hệ thống nguyên tắc yêu nước. Đương nhiên trong cuộc sống của cộng đồng người Việt, do sản xuất nông nghiệp truyền thống và phải chung sức, chung lòng trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, chống ngoại xâm nên đã hình thành, phát triển tính chất cố kết cộng đồng, khu vực và cả dân tộc. Lòng yêu nước còn được hình thành và phát triển từ truyền thống cảnh giác, không lơ là mất cảnh giác trong đấu tranh chống ngoại xâm và thiên tai, ý thức uống nước nhớ nguồn, ca ngợi, ghi nhận và tôn thờ những vị anh hùng có công với nhân dân, với đất nước. Có thể khẳng định rằng: Trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc, tinh thần truyền thống, nguyên tắc sống yêu nước của dân tộc Việt Nam đã khắc sâu, kết tinh vào những thành quả, giá trị về vật chất và tinh thần của cha ông ta. Yêu nước đối với con người, nhân dân Việt Nam được biểu hiện trước hết là chăm lo xây dựng đất nước về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội để tạo lên sức mạnh bên trong của sự phát triển dân tộc, sức mạnh này là cốt lõi đã làm lên các giá trị đạo đức truyền thống.

Sang thế kỷ XX chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam tiếp tục được phát huy với bước phát triển mới về chất so với yêu nước theo hệ tư tưởng đạo đức phong kiến trước đây. Từ khi Hồ Chí Minh tìm thấy con đường cứu nước và Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 3/2/1930, chủ nghĩa yêu nước phát triển trên một trình độ cao hơn đó là chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh - Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời đại ngày nay. Đó là chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc được đặt trên lập trường của giai cấp công nhân và dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, chính vì vậy chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là sự phát huy được sức mạnh của truyền thống,

đồng thời mang tính cách mạng triệt để, tư tưởng nhân văn sâu sắc và thể hiện sự thống nhất giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người; thống nhất giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thống nhất giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Bởi vậy chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh đã trở thành động lực cơ bản để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ của cách mạng. Do đó dân tộc Việt Nam đã làm nên những kỳ tích có ý nghĩa lịch sử và thời đại vô cùng to lớn: Năm 1945 cách mạng tháng 8 đã thành công đưa đến sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, tiếp sau là 30 năm dòng rã dân tộc Việt Nam đã từng bước đánh thắng và thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp và chống đế quốc Mỹ - điển hình của chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Thời gian qua và ngay cả bây giờ đã có nhiều người nghiên cứu về lịch sử đã đặt ra câu hỏi: Điều gì hay cái gì đã giúp cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam chịu đựng được những gian khổ như tận cùng của gian khổ và vượt qua được? sức mạnh nào giúp cho Việt Nam đã từng đánh thắng tất cả các cuộc xâm lăng và mưu đồ đô hộ thống trị của các thế lực ngoại bang? Xin khẳng định rằng đó chính là sức mạnh bất diệt - sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước chân chính vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Ngày nay Chủ nghĩa yêu nước kết hợp hài hoà với chủ nghĩa Mác - Lênin. Khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn - chủ nghĩa Mác - Lênin, thì Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi, và ngay từ khi được truyền bá vào Việt Nam nó đã có sức nảy mầm mạnh mẽ, bởi được gieo trên bản địa có tính chất phù hợp - đó là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Có thể nói đây là sự gặp gỡ lịch sử giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và thời đại:

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã vạch ra con đường, khuynh hướng cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được phát huy mạnh mẽ hơn, đóng góp được nhiều

hơn. Chủ nghĩa yêu nước là sự thể hiện cốt cách của con người Việt Nam với tâm tư nguyện vọng của nhân dân lao động và của cả dân tộc là xây dựng đất nước giàu mạnh, thì chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định điều đó cao hơn, triệt để hơn nữa về giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng và phát triển con người toàn diện. Chúng ta thấy là Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 3/2/1930 là kết quả của sự kết hợp hài hoà giữa phong trào yêu nước với phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác - Lênin, chính sự kết hợp tất yếu này đã đưa Việt Nam ở thế kỷ XX và giờ đây là đầu thế kỷ XXI phát triển vượt bậc so với các thế kỷ trước đó. Bởi chỉ có thể là sự kết hợp đó mới tạo ra được sức mạnh bất diệt, sức mạnh tổng thể đề giành thắng lợi. Thực tiễn lịch sử đã, đang chứng minh rõ điều này.

Để làm nên truyền thống yêu nước quật cường của dân tộc, Hải Phòng luôn là phên dậu, cửa ngõ phía đông của thủ đô nên đã đóng góp vô cùng lớn vào những thành công trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc: Nữ tướng Lê Chân đã dấy cờ khởi nghĩa góp phần đánh tan quân Đông Hán; tiếp tục tinh thần này, nhân dân Hải Phòng cùng với quân dân cả nước đã đánh thắng quân Nam Hán; quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng. Cuối thế kỷ XIX tinh thần yêu nước của người dân Hải Phòng thể hiện ở hàng loạt các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược như phong trào Mạc Thiên Binh, Bãi Sậy, Tiền Đức và nhiều cơ sở kháng chiến chống Pháp. Sang đầu thế kỷ XX Hải Phòng là một trong những trung tâm của phong trào yêu nước: Phong trào công nhân đấu tranh quyết liệt chống chế độ áp bức bóc lột của thực dân Pháp; nhiều tổ chức cộng sản được thành lập ngay từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX ở Kiến Thuỵ, Thuỷ Nguyên, An Lão, Tiên Lãng đã lãnh đạo thắng lợi các cuộc chiến đấu chống pháo thuyền để tác chiến trong thành phố; các phong trào chiến tranh du kích; các trận đánh lớn như tấn công thị xã Kiến An, trận phá càn Tiên Lãng, trận tập kích sân bay Cát Bi góp phần

làm lên sự thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với tinh thần yêu nước sâu sắc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cao đẹp, quân và dân Hải Phòng đã trực tiếp đánh thắng trận phong toả đường biển, cảng Hải Phòng bằng thuỷ lôi, các phưong tiện hiện đại của đế quốc Mỹ; đồng thời cùng với Hà Nội và nhiều địa phương khác làm lên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không lẫy lừng thế giới vào tháng 12.1972. Do đó Hải Phòng được tặng danh hiệu “Đơn vị anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân”, “Thành phố trung dũng quyết thắng”. Hiện nay quân và dân Hải Phòng đang tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp đó để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH .

Ở Việt Nam yêu nước gắn liền với tình cảm, nguyên tắc độc lập dân tộc và CNXH là một tất yếu lịch sử, phản ánh yêu cầu và xu hướng phát triển của lịch sử, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân lao động, của dân tộc. Chỉ có thể là đôc lập dân tộc gắn liền với CNXH mới đưa Việt Nam phát triển về mọi mặt với mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chính yêu nước đã từng là giá trị cốt lõi tạo lên sức mạnh để đánh và thắng giặc xâm lược thì nay yêu nước vẫn tiếp tục là sức mạnh, động lực cốt lõi để nhân dân ta xây dựng đất nước giàu mạnh và bảo vệ vững chắc chủ quyền của mình Giáo sư Trần Văn Giầu đã nói: “CNXH là con đường là cái đích của chủ nghĩa yêu nước chân chính và như vậy yêu nước cũng là yêu CNXH” [9,tr.142].

Chúng ta thấy rằng yêu nước là một tình cảm lớn mang tính phổ biến trên thế giới, dân tộc nào, đất nước nào cũng có. Song sự thống nhất giữa yêu nước, yêu độc lập dân tộc với yêu giải phóng con người, giải phóng xã hội, yêu CNXH như ở Việt Nam thì hiếm thấy. Đây chính là bản sắc, là động lực để chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN đã và đang giành được thắng lợi to lớn về kinh tế - xã hội và đời sống con người.

1.2.2. Tình đoàn kết, tương thân tương ái

Sức mạnh để làm lên lịch sử Việt Nam đó là sức mạnh của sự cố kết cộng đồng, của tình đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái. Chính chủ nghĩa yêu nước đã sản sinh ra tính đoàn kết. Bởi khi con người và cộng đồng dân tộc có chung một lý tưởng, một mục tiêu thì tất cả sẽ chung ý chí, sẽ kề vai sát cánh để cùng hành động. Tinh thần đoàn kết càng cao, càng chặt chẽ thì càng tạo ra sức mạnh lớn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định một chân lý bất hủ:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công.

Nhờ có sự đoàn kết mà ông cha ta đã tạo lên sức mạnh to lớn để đạt được từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

Từ thực tiễn và lý luận chúng ta thấy ở Việt Nam, đoàn kết là một tất yếu khách quan, tinh thần đoàn kết của dân tộc, của nhân dân lao động ngày càng được hun đúc. Bởi điều kiện tự nhiên ở Việt Nam thường xuyên xảy ra thiên tai khắc nghiệt, bởi điều kiện xã hội mà ta luôn bị các thế lực phản động, hiếu chiến, bành trướng, nhòm ngó, xâm lược. Vì vậy yêu cầu đặt ra là toàn dân phải chung sức, chung lòng thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chính cái nội sinh trong cộng đồng dân cư, dân tộc theo phương thức tình làng nghĩa xóm, quê hương, đất nước, đã tạo lên sức mạnh của sự cố kết cộng đồng đoàn kết dân tộc. Thực tế lịch sử và kinh nghiệm cuộc sống lao động, đấu tranh cho thấy: Đoàn kết thì sống, tồn tại; còn nếu chia rẽ, không đoàn kết thì chết. Nhân dân ta đã đúc kết thành câu: Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Đoàn kết với tinh thần tương thân tương ái sẽ tạo ra sức mạnh bất diệt, đây chính là một đặc trưng trong truyền thống văn hóa, đạo đức của dân tộc Việt Nam: Con người và cả dân tộc Việt

Nam luôn nhận thức và thể hiện được tính chính nghĩa, nhân văn, nhân đạo của sự đoàn kết; đoàn kết không vì lợi ích cục bộ, bản vị trước mắt, đoàn kết không phải để đi xâm lược, giành lợi ích phi nghĩa mà là để xây dựng phát triển đất nước, để đấu tranh chống xâm lược bảo vệ nền độc lập dân tộc và những thành quả cách mạng của mình. Cao cả hơn là dân tộc Việt Nam luôn sẵn sàng bắt tay đoàn kết thân ái với các dân tộc, nhân dân lao động trên toàn thế giới vì mục tiêu chung là hoà bình, độc lập dân tộc, hợp tác và phát triển. Qua các thời đại dân tộc Việt Nam đã đánh thắng được các đội quân xâm lược hùng mạnh nhất. Như vậy, thử hỏi suốt chặng đường dựng nước và tiến hành chiến tranh giành độc lập, bảo vệ tổ quốc của dân tộc Việt Nam sức mạnh nào, trí tuệ nào, làm được điều đó? Chắc chắc rằng đó là sức mạnh của sự thống nhất ý chí, sự đoàn kết gắn bó của toàn dân tộc thành khối vững chắc, sự đoàn kết trên - dưới, vua - tôi, tướng - sĩ, Đảng cộng sản Việt Nam - nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam đã trở thành một khối thống nhất.

Lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc ta đã cho thấy các thế lực thù địch thường xuyên gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, tạo cớ, gây thù hằn dân tộc; chúng nhằm xoá bỏ những thành quả, những phong tục đẹp đẽ của nhân dân ta, nhằm đè bẹp ý chí thống nhất, ý chí độc lập của dân tộc ta. Do đó đã xuất hiện tinh thần gắn bó hơn nữa, đùm bọc hơn nữa để chống chính sách chia rẽ, cô lập, chính sách chia để trị, chính sách xé lẻ bó đũa ra mà bẻ, chính sách dùng người Việt để đánh người Việt. Trong lịch sử các triều đại Lý - Trần - Lê - Nguyễn đều đã có vấn đề này xảy ra và dân tộc ta cũng đã giải quyết thắng lợi trước những vấn đề đó.

Sang thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát huy, phát triển truyền thống đoàn kết của dân tộc và Người đã nâng lên một tầm cao mới, thành chiến lược trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN. Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của toàn thể dân chúng Việt Nam,

cách mạng muốn thành công thì phải có lực lượng, lực lượng đó phải đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội mới, để có lực lượng thì phải đoàn kết, đoàn kết phải rộng rãi, đoàn kết trong nước, đoàn kết

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong quá trình xây dựng đạo đức ở Việt Nam hiện nay qua thực tế ở Hải Phòng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)