Những ảnh hưởng tích cực

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong quá trình xây dựng đạo đức ở Việt Nam hiện nay qua thực tế ở Hải Phòng (Trang 55)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1.Những ảnh hưởng tích cực

Thực tế ở Hải Phòng trong những năm gần đây nói riêng, cả nước nói chung cho thấy hoạt động của Phật giáo đang có sự vận động phát triển mạnh, cả về nội dung và hình thức của bản thân giáo lý cũng như hoạt động tín ngưỡng của tín đồ. Điều này được thể hiện ở sự cố gắng, phát triển giáo lý Phật giáo để phù hợp với xã hội hiện tại, số kinh sách được xuất bản ngày càng tăng về số lượng và nội dung, phổ biến cả trên mạng internet, số lượng tín đồ ở Hải Phòng theo Phật giáo ngày càng đông, số Tăng ni gia tăng nhanh, được đào tạo cơ bản qua hệ thống các trường Phật học, sinh hoạt lễ hội Phật giáo ngày càng có vị trí, vai trò lớn trong đời sống xã hội của người dân theo đạo... Như vậy Phật giáo đã đang tác động, ảnh hưởng nhiều đến con người, xã hội; đã góp phần xây dựng, củng cố nhân cách đạo đức của con người Hải Phòng truyền thống cũng như hiện nay.

Đức Phật đã dạy: “Các ngươi phải siêng năng tu tập các điều thiện, nhờ tu tập điều thiện mà được sống lâu dài, nhan sắc thắm tươi, sống yên ổn, vui vẻ, của cái dồi dào, uy tín đầy đủ” [22, tr.108]. Chính vì thế, đạo Phật ngay từ khi du nhập vào nước ta cho đến nay, đã tham gia vào việc xây dựng đạo đức dân tộc một cách hài hoà, tích cực.

Trong quá trình xây dựng đạo đức, ở Hải Phòng xác định con người có đạo đức cách mạng là nền tảng cho công cuộc xây dựng quê hương đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Con người thời đại ngày nay phải vừa có đạo đức vừa phải có tài năng, trong đó đạo đức là gốc của con người, xã hội. Nội dung cơ bản của đạo đức mà chúng ta đang xây dựng, phát triển được thể hiện ở hệ thống những chuẩn mực, nguyên tắc nhằm xây dựng phát triển con người, xã hội tiến bộ, công bằng, dân chủ, văn minh; con người tuân theo chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa nhân đạo XHCN. Đạo đức hiện nay mang tính cách mạng và khoa học. Đây là những tiêu chí để phân biệt sự khác nhau cơ bản, bản chất, giữa đạo đức XHCN ngày nay với đạo đức cũ, đạo đức tôn giáo, đạo đức phi

XHCN. Nhưng cần nhận thức rõ là đạo đức cách mạng XHCN không thoát ly, tách biệt với đạo đức truyền thống. Đã có thời gian chúng ta vói sự nhận thức chủ quan, nông cạn, nóng vội, nên cho rằng việc xây dựng đạo đức mới thì đồng thời phải không được cùng đường với đạo đức cũ, truyền thống, do đó phải quét sạch những tàn dư của Nho giáo, Phật giáo mà không thấy được rằng trong quá trình xây dựng đạo đức mới, nhân tố mới, xã hội mới theo định hướng XHCN trong thời kỳ quá độ, thì luôn phải quán triệt quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử và phát triển. Cái mới ra đời, tồn tại và phát triển chính là phải được xây dựng, tổ chức trên cơ sở kế thừa những yếu tố tích cực của truyền thống.

Đối với Hải Phòng - Một địa bàn có lịch sử, truyền thống, văn hoá, xã hội từ lâu đời, nên quá trình hình thành, phát triển của đạo đức truyền thống cũng như hiện nay không nằm ngoài xu hướng chung của đất nước. Nơi đây đã đang hội tụ đầy đủ những đặc điểm, tính chất chung của sự tác động, ảnh hưởng giữa đạo đức Phật giáo với đạo đức truyền thống và quá trình xây dựng đạo đức hiện nay. Tuy nhiên do tác động của những yếu tố như vị trí địa lý, lịch sử văn hoá, truyền thống, quan hệ tín ngưỡng, tôn giáo ở Hải Phòng mang sắc thái riêng, nên ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo với quá trình xây dựng đạo đức truyền thống cũng như hiện nay cũng mang dấu ấn đặc thù.

Trong quá trình xây dựng đạo đức ở Hải Phòng hiện nay thì đạo đức Phật giáo có ảnh hưởng tác động không nhỏ, vì đạo Phật là tôn giáo lớn đã tồn tại phát triển cùng với tiến trình lịch sử của con người, địa phương Hải Phòng. Hơn nữa đó là do đạo đức Phật giáo có một số nét tiêu biểu tương đồng với đạo đức truyền thống và đạo đức hiện nay mà chúng ta đang xây dựng. Tuy triết lý của đạo Phật là duy tâm, nhưng có những yếu tố duy vật và biện chứng thể hiện trong quan niệm vô thường, vô ngã. Tinh thần của đạo đức Phật giáo là tiếng nói phản kháng sự phân biệt, là lên án sự bất công, đề cao sự bình đẳng, dân chủ, tự do, đồng thời biểu hiện khát vọng giải thoát khỏi những bi kịch, khổ đau trong đời sống xã hội. Ý nghĩa của con đường

giải thoát, của Bát chính đạo, của Tứ vô lượng tâm (từ - bi - hỉ - xả) trong đạo đức Phật giáo đã thẩm thấu vào đời sống đạo đức của dân tộc nói chung, vào Hải Phòng nói riêng. Có những vấn đề trong đạo đức Phật giáo đã thực sự trở thành chỗ dựa tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân, vì nó khơi dậy, phát huy được những giá trị văn hoá trong con người để hướng tới những nấc thang cao của chân, thiện, mỹ; khơi dậy khát khao của con người muốn được vượt qua, giải thoát trước những đau khổ, bế tắc trong đời sống xã hội để làm cho cuộc sống con người ngày càng có giá trị người hơn. Đạo Phật coi trọng chữ Tâm làm gốc và đây cũng chính là việc góp phần tạo lên sự thống nhất nhân tâm, thống nhất tư tưởng để tạo lên sức mạnh làm động lực cho sự phát triển xã hội

* Những đặc điểm chủ yếu biểu hiện sự tác động, ảnh hưởng tích cực của đạo đức Phật giáo đối với quá trình xây dựng đạo đức ở Hải Phòng hiện nay

- Trong hoạt động lao động sản xuất.

Trong quá trình du nhập, tồn tại và phát triển cũng như phát huy ảnh hưởng của mình trong đời sống xã hội, đạo Phật đã tự gắn liền, tham gia trực tiếp vào đời sống xã hội bằng nhiều phương thức hoạt động phù hợp với điều kiện địa phương Hải Phòng. Phật giáo ở Hải Phòng có xu hướng nhập thế, thế tục hoá ngày càng sâu rộng nhằm phù hợp và đáp ứng yêu cầu của đời sống xã hội. Đạo đức Phật giáo khẳng định: “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” tức là một ngày không lao động thì một ngày không ăn, lấy việc phục vụ xã hội làm một trong những tiêu chí cơ bản của việc tu hành. Quan niệm này đã góp phần giáo dục nguyên tắc sống cho người tu hành cũng như mọi người dân bình thường phải tự lực, tự chủ, phải có tinh thần thái độ hăng hái lao động sản xuất; lao động sản xuất là cái gốc, động lực của mọi hoạt động xã hội. Với tinh thần này các nhà sư ở các chùa vùng nông thôn không ngừng tận dụng đất đai để trồng lúa, hoa màu, thu được nhiều thành quả. Tổng kết

nhiệm kỳ 1997 - 2003, Đại hội V Phật giáo Hải Phòng đã nêu rõ: Các chùa ngoại thành thu hoạch được 60 tấn thóc, hàng trăm tấn rau, quả, củ; ở chùa nội thành các Tăng ni đã tổ chức làm các nghề thủ công như thêu, may, làm hương, làm tương phục vụ nhu cầu nhà chùa và cộng đồng khu vực. Vì thế đời sống của Tăng ni được ổn định, các nhà sư đã tự khẳng định là họ không phải vào chùa để ăn bám của bố thí. Quan điểm tôn trọng lao động sẵn sàng chịu đựng mọi sự bần khổ của nhà Phật được thông qua cuộc sống thực tiễn của các nhà sư đã thẩm thấu từng bước vào trong tầng lớp quần chúng lao động. Sự tác động này nếu chỉ thấy ở hình thức thì không khác các địa phương khác, ở Hải Phòng là nơi đầu sóng đầu gió nên cuộc sống của con người nơi đây mang nét nổi bật của sự hiên ngang chống xâm lược, chống thiên tai, của sự cần cù, chịu khó, vất vả, một nắng hai sương thì lại càng cho thấy đúng như tinh thần Phật giáo: Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực.

Để đóng góp cũng như để tự thay đổi, phù hợp với tình hình mới, Thành hội Phật giáo Hải Phòng đã tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (1982 - 2002); Đại hội Phật giáo Hải Phòng lần thứ V (2003) đã bàn đến việc giáo dục những chuẩn mực đạo đức Phật giáo như: Đạo đức của người Phật tử tại gia, phải sống tốt đời đẹp đạo, phải biết thắng chính mình, vượt qua mọi khó khăn, cản trở bằng nghị lực trí tuệ, phải luôn tu dưỡng, học tập để có kiến thức nhằm đóng góp cho xã hội theo phương châm: Đạo pháp, dân tộc và CNXH; và như Phật tổ đã dạy: Ngay thánh nhân cũng không thể chuyển thắng thành bại ở một con người đã chiến thắng bản thân mình; hoặc: Không phải do dòng đời mà chỉ do đạo đức của mình, con người mới có thể trở thành kẻ hạ đẳng hoặc Brahman.

Trong cơ chế thị trường định hướng XHCN đòi hỏi con người phải không ngừng nỗ lực vươn lên, làm theo năng lực hưởng theo khả năng; trong hoạt động thực tiễn lấy ý thức tự giác làm đầu... Những tư tưởng này đang

ảnh hưởng trực tiếp đến những người trong đạo và cả những người có thiện cảm với đạo Phật. Trong lao động sản xuất người dân Hải Phòng đã luôn độc lập, tự chủ, sáng tạo, không ỷ lại. Đây là những yếu tố có vai trò không nhỏ đưa Hải Phòng từng bước phát triển vững chắc.

- Về tư tưởng làm điều thiện tránh điều ác

Đây là một trong những phạm trù đạo đức cơ bản mà xã hội ta đang xây dựng, phát triển. Thiện là những suy nghĩ, chủ trương, việc làm mang tinh thần chân, thiện, mỹ. Hiện nay chúng ta đang phấn đấu để có một xã hội mà trong đó: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây là cái thiện lớn nhất, bao trùm nhất. Một yêu cầu thực tiễn đặt ra là cái thiện phải được thể hiện trong đời sống xã hội hiện thực, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, đem lại lợi ích thật sự cho mọi người và bản thân mình, cái thiện phải là cái đem đến giải phóng cho con người, tạo cho con người được phát triển toàn diện, phải làm cho cuộc sống xã hội ngày càng đẹp hơn, hoàn thiện hơn, con người với con người có sự gắn kết bằng tình thương yêu, cùng nhau chung sức, chung lòng xây dựng thành công CNXH. Sống thiện là một nét đẹp đặc trưng của nhân dân ta nói chung, của người Hải Phòng nói riêng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố và tinh thần nhiệt huyết cách mạng của nhân dân Hải Phòng, nên trong những năm tháng có chiến tranh Hải Phòng đã thực hiện xuất sắc vai trò nghĩa vụ là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến. Nhân dân Hải Phòng vững tay cày, chắc tay súng, sản xuất hạt thóc để chia ba, phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, hăng hái trong lao động và chiến đấu trước những hành động xâm lược tàn ác của đế quốc Mỹ khi chúng phong toả cảng Hải Phòng và mang máy bay B52 để hủy diệt nơi đây. Nhưng nhân dân Hải Phòng đã không hề run sợ, trái lại còn thể hiện rõ khí phách hiên ngang giám đánh và chắc thắng để góp phần kết thúc thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Để làm lên những thắng lợi này

phải kể đến sự đóng góp của đạo đức Phật giáo, với tư tưởng đạo đức Tứ vô lượng tâm: Từ - Bi - Hỉ - Xả, cứu khổ, cứu nạn đã làm cho nét đẹp đạo đức,

lối sống của người Hải Phòng được nhân lên nhiều hơn. Tư tưởng sắc sắc, không không đã giúp thêm cho con người nơi đầu sóng ngọn gió luôn dũng mãnh vươn lên chiến thắng thiên tai, chiến thắng kẻ thù xâm lược.

Trong đời sống hiện nay có sự phân chia giàu nghèo, khi nhận thức còn chưa cao, chưa đều, khi con người trong cuộc sống còn những may rủi, hoạn nạn thì tư tưởng cứu khổ, ban vui của đạo đức nhà Phật đã, đang và vẫn có ảnh hưởng rất lớn, nó tác động tích cực, là động lực tinh thần góp phần làm lên đạo lý con người phải luôn sống vì cái đẹp trong cả cách nghĩ và hành vi. Đạo đức Phật giáo luôn yêu cầu thực hiện Ngũ giới, Bát giới, Thập giới; phải “tu”, thực hiện bằng con đường chính đạo, làm điều thiện, tránh điều ác. Đây thực sự là những chuẩn mực tích cực của đạo đức Phật giáo, những chuẩn mực này đã, đang tham gia vào điều chỉnh suy nghĩ, hành vi đối với đồng bào Phật tử và cả với những người có tình cảm yêu mến đạo Phật. Ở những nơi, khu vực dân cư theo đạo Phật, hay trong những gia đình có nhiều người theo đạo thì thực tế cho thấy tỷ lệ trộm cắp, giết người cướp của ít hơn so với khu vực không theo đạo. Những người Phật tử luôn có tâm thức thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức với phương châm: Tốt đời, đẹp đạo vì thế bản tính của họ hiền lành, chính trực, thẳng thắn, luôn xả thân vì điều thiện, kiên quyết chống cái ác. Như thế đã cho thấy: Việc thực hiện những nguyên tắc, chuẩn mực trong đạo đức Phật giáo là phương thức để giải thoát, nhưng với xã hội thì góp phần làm cho xã hội có cuộc sống yên bình, lành mạnh.

- Trong việc giáo dục xây dựng, củng cố gia đình.

Gia đình là đơn vị, tế bào để tạo lên xã hội, gia đình là môi trường đầu tiên cho mỗi cá nhân được thể hiện những mong muốn, tình cảm, xu hướng phát triển. Do đó muốn xây dựng cơ thể xã hội tốt đẹp thì công việc gốc phải

đồng thời bắt nguồn từ việc giáo dục, xây dựng, củng cố phát triển gia đình về mọi mặt kinh tế, văn hoá, đạo đức, lối sống.

Hải phòng trong không khí chung của quá trình xây dựng đạo đức cách mạng hiện nay, vì thế đòi hỏi mỗi thành viên, mỗi gia đình phải nhận thức và hành động đúng đắn, tích cực theo vai trò, vị trí của mình; nhất là cha mẹ, các thành viên trưởng thành, phải luôn gương mẫu, thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ con cháu trên quan điểm nhân ái, nhân văn, tiến bộ. Đồng thời con cháu phải khắc sâu lòng biết ơn, kính yêu ông bà, cha mẹ, người đã sinh thành nuôi dưỡng ta lên người; tình yêu thương, sự gương mẫu của ông bà, cha mẹ và người lớn là yếu tố vô cùng quan trọng, có tác động trực tiếp trong giáo dục gia đình, từ đó yêu cầu đặt ra là ông bà, cha mẹ... phải nhận thức và giáo dục cho mỗi thành viên hiểu, thực hiện tinh thần đặt lợi ích của tổ quốc, dân tộc lên trên lợi ích của gia đình khi đất nước có yêu cầu.

Trong quá trình xây dựng đạo đức hiện nay, trong hoàn cảnh cả nước nói chung, Hải Phòng nói riêng tiến hành công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN. Để đạt được mục tiêu này thì việc xây dựng, củng cố đạo đức gia đình phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, nghiêm túc. Bởi trong cơ chế thị trường, ở Hải Phòng cho thấy có nhiều chuyện biểu hiện của sự xuống cấp, suy thoái đạo lý gia đình; tình cha, nghĩa mẹ thiêng liêng là vậy mà ở một số gia đình có sự bất hiếu, con cái đánh chửi lại bố mẹ, ông bà. Bố mẹ già yếu, bệnh tật thì bỏ mặc không nuôi dưỡng hay có những người con cháu chỉ nghĩ đến tiền bạc, quyền lực mà quên đi nghĩa vụ chăm dưỡng của mình đối với cha mẹ, ông bà. Có trường hợp lúc cha mẹ, ông bà già yếu thì thiếu sự chăm sóc thường nhật nhưng mượn cớ là sinh nhật, ra lão, mừng thọ cho bố mẹ (mà cái ngày ấy, số tuổi ấy có khi chính là đứa con tự nghĩ ra, chứ thực tế đâu phải như vậy) rất linh đình, người bố mẹ ấy đứng mỏi gối, ngồi mờ cả

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong quá trình xây dựng đạo đức ở Việt Nam hiện nay qua thực tế ở Hải Phòng (Trang 55)