7. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Tôn trọng chủ nghĩa tập thể, luôn đấu tranh chống chủ nghĩa
Từ khi chủ nghĩa Mác - Lênin được du nhập vào nước ta với công lao truyền bá vĩ đại của Hồ Chí Minh, nên phong trào công nhân Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển đi theo khuynh hướng cách mạng vô sản. Chính vì vậy mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời vào năm 1930, và từ đây việc xây dựng, phát triển chủ nghĩa tập thể ở Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn Việt Nam cho thấy chỉ có thể giải phóng được xã hội thì giai cấp mới được giải phóng và chỉ giải phóng giai cấp thì mới giải phóng được con người. Giải quyết đúng đắn mỗi quan hệ này chủ nghĩa tập thể đã phát huy được tác dụng to lớn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang như cách mạng tháng 8 năm 1945 đã thành công đến sự ra đời
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tiếp đến là giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp và đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược…
Chủ nghĩa tập thể là một trong những kết quả tổng hợp của toàn bộ quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hoá. Chủ nghĩa tập thể đối lập với chủ nghĩa cá nhân. Đạo đức cách mạng của xã hội ta hiện nay là phải xây dựng con người vừa có đức, vừa có tài để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của quần chúng nhân dân vì vậy đòi hỏi tinh thần, sự nhất trí và sức mạnh của tập thể, để thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội tốt đẹp, để trong đó con người, cá nhân được phát triển toàn diện. Bởi vậy nếu đặt lợi ích cá nhân cục bộ, đặt cái bản vị của mình lên trên tất cả thì chắc chắn sẽ đối lập với chủ trương, mục tiêu của con đường XHCN mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Chủ nghĩa cá nhân được xuất phát từ chế độ sở hữu tư nhân và quan điểm trên cơ sở chế độ đó, vì vậy cần phải đấu tranh khắc phục, loại bỏ .
Ngày nay chúng ta thấy rằng: CNXH càng phát triển thì các quan hệ trong xã hội ngày càng được mở rộng và đòi hỏi không ngừng được đảm bảo bằng tổ chức, bằng thể chế, nguyên tắc tiêu chuẩn. Trên cở đó chủ nghĩa tập thể được hoàn thiện, củng cố và phát triển dần, nhằm đảm bảo cho nhân dân không ngừng củng cố quyền làm chủ thật sự mà còn có mọi điều kiện thuận lợi nhất để phát huy năng lực làm chủ xã hội, làm chủ cuộc sống của chính mình một cách có hiệu quả nhất, để phát triển được toàn diện nhất. Chủ nghĩa tập thể không thủ tiêu lợi ích cá nhân, đồng chí Lê Duẩn đã nói: “Chủ nghĩa xã hội và chủ nghịã cộng sản không bao giờ chủ trương xoá bỏ quyền lợi cá nhân, mà chỉ làm sao cho quyền lợi cá nhân và quyền lợi tập thể được nhất trí. Ta khuyến khích mỗi người cố gắng tiến lên để cho đời sống chung và riêng được khá hơn... Đã là người thì phải có cái riêng của mỗi người, không thể có
con người siêu hình; không thể phá địa vị con người. Không còn cái riêng của con người nữa thì xã hội sẽ mất hết ý nghĩa” [1, tr.42].
Trong quá trình xây dựng, phát triển đạo đức cách mạng chúng ta vừa đề cao chủ nghĩa tập thể, vừa chống chủ nghĩa cá nhân, chống cái thứ mà chỉ biết đến lợi ích cá nhân mình, chống sự tư hữu, trục lợi chứ không phải xoá nhoà tất cả những lợi ích riêng tư chính đáng của con người. Hồ Chí Minh đã nói: “Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn sa vào tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành. Họ tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập tiến bộ” [18, tr.64].
Chủ nghĩa tập thể vừa phấn đấu cho lợi ích chung của tất cả, vừa phải chăm lo đến lợi ích, hạnh phúc và tiến bộ cho mỗi con người, tức giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội gắn liền với giải phóng con người, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện. Chỉ có chủ nghĩa tập thể XHCN được xây dựng trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất mới có điều kiện để giải quyết đúng đắn, khoa học mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, kết hợp hữu cơ quyền làm chủ tập thể với quyền tự do chân chính của cá nhân, thống nhất nghĩa vụ và quyền lợi “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” [16, tr.78].
Hiện nay chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN, việc xây dựng phát triển cơ chế thị trường đã, đang phát huy nhiều mặt tích cực về kinh tế - xã hội. Nhưng cũng nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực như lối sống của một bộ phận không nhỏ trong nhân dân chỉ vì lợi ích cá nhân trước mắt, thực dụng, coi giá trị đồng tiền là tất cả nên lợi ích chung bị vi phạm. Từ đó sức mạnh của khối đoàn kết tập thể bị giảm sút. Do vậy yêu cầu đặt ra hiện nay là phải đề cao hơn nữa vấn đề tôn trọng, đảm bảo phát
triển chủ nghĩa tập thể; giải quyết hài hoà lợi ích của cá nhân với lợi ích tập thể, quốc gia, dân tộc. Đảng ta đã nhấn mạnh rằng: tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội, thực hiện mục tiêu: dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.