7. Kết cấu của luận văn
3.3. Nhóm giải pháp về tổ chức quần chúng hoạt động thực tiễn, chăm
đời sống vật chất, tinh thần
Tổ chức tốt lao động sản xuất giải quyết việc làm cho đồng bào có đạo, là một trong những vấn đề cơ bản nhất vì đây là việc làm thiết thực, phát huy tác dụng hình thành những phẩm chất đạo đức mới, tích cực đồng thời hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Phật giáo.
Hải Phòng là thành phố có điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội thuận lợi cho việc phát triển sản xuất đa ngành, đa nghề. Do đó tổ chức tốt lao động sản xuất, giải quyết việc làm cho nhân dân thành phố nói chúng, đồng bào có đạo nói riêng là hoàn toàn có khả thi cao. Chỉ có thể tạo được môi trường lao động sản xuất tốt, những tín đồ Phật giáo trong độ tuổi lao động có việc làm ổn định, thu nhập đảm bảo cuộc sống hiện hành thì chính sự mê say lao động để tạo ra của cải vật chất sẽ lảm giảm đi thời gian nhàn dỗi, vô bổ mà đây cũng chính là quan điểm thực túc của nhà Phật. Qua lao động nhiều giá trị đạo đức tốt đẹp được hình thành phát triển, những giá trị này sẽ không ngừng thẩm thấu, lan rộng trong bản thân và cộng đồng, nó làm cho những niềm tin ảo tưởng dần bị giảm đi, mất chỗ ngự trị chủ đạo trong tâm hồn con người lao động. Thay vào đó là tình cảm đối với lao động, bản lĩnh vững vàng được đào luyện qua lao động, nhận thức sáng tạo khoa học, niềm tin khoa học vào giá trị đích thực hiện hữu.
Tổ chức tốt việc lao động sản xuất, hoạt động thực tiễn, chúng ta sẽ từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, các tầng lớp dân cư, giữa đồng bào Phật tử với các đồng bào tôn giáo khác với nhân dân nói chung. Lao động sẽ tạo điều kiện tiếp xúc với khoa học công nghệ, nâng mức sống về vật chất và tinh thần. Từ đó giúp cho tín đồ
Phật tử tin yêu chính cuộc sống hiện thực này, tin vào khả năng sức lực của mình nơi trần thế; lao động sẽ cho thấy rõ giá trị con đường vươn lên của con người hiện thực chứ không phải tính nhẫn nhục, cam chịu mà đạo đức Phật giáo đã khuyên dạy họ. Phát triển lao động sản xuất, giải quyết tốt việc làm cho đồng bào có đạo là để xoá đói giảm nghèo, lạc hậu - nguồn gốc làm nảy sinh nhu cầu ảo tưởng, nhu cầu cần được che trở bởi một thế lực đại hùng, đại bi. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần chính là kiến tạo được thiên đường Niết bàn ở thế giới hiện hữu này. Có thể khẳng định rằng nghèo đói, bất công cùng bao nỗi đắng cay gây khổ đau cho con người mà không còn, nhường chỗ cho hạnh phúc đích thực, thì Niết bàn cũng chẳng hấp dẫn được bao nhiêu.Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX đã chỉ rõ: “Thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo” [7, tr.51].
Để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức Phật giáo, các cấp, các ban ngành ở Hải Phòng phải bằng nhiều hình thức, biện pháp nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt cho đồng bào Phật tử, làm cho họ hiểu được thực tiễn luôn là tiêu chuẩn để đánh giá xem xét các hành vi chứ không phải nhận thức là nhận thức của chủ thể, của cái tâm chủ quan. Thực
chất nguồn gốc nhận thức của Phật giáo là sự cường điệu hoá mặt chủ thể nhận thức của con người. Bởi vậy công tác tuyên truyền, giáo dục định hướng cho những người theo đạo là công việc hết sức có ý nghĩa, quan trọng; phải làm cho cả nhận thức, tâm lý của họ hiểu được cái hài, cái bi, các hạnh phúc của hiện thực khách quan là tất yếu để từ đó lao động, học tập, phấn đấu vươn lên chứ không phải là nhận thức, tâm lý ảo tưởng vào cái không hiện thực, rồi đi đến bi quan, chán nản. Trong đời sống thực tế đã có nhiều chuyện, nhiều cuộc đời do có các yếu tố chủ quan và khách quan cùng tác hợp tạo lên sự bi,
hài hay hạnh phúc. Do nhận thức chưa đúng về vấn đề này nên nhiều người cho rằng đó là Trời, Phật có sự thưởng, phạt tạo ra. Đặc biệt hiện tượng tâm lý truyền tiếp đang phát triển ở Hải Phòng đó là một bộ phận nhân dân tự đặt ra câu hỏi và tự kết luận: Tại sao trong những người đi chùa cầu may, giải hạn nơi cửa Phật có không ít người đang có chức, quyền, có nhận thức cao và lại gặp nhiều vận may do siêng năng đi lễ chùa. Vì vậy nhiều người thuộc tầng lớp bình dân đã ảo ưởng trong nhận thức, trong thực tiễn nên gia tăng đi chùa để cầu phước chờ hưởng lộc... Cứ như thế số tín đồ tế lễ Phật giáo ngày càng tăng. Điều này cho thấy họ đã không nhận thức được cái ngẫu nhiên và tất nhiên xảy ra, đan xen trong đời sống xã hội tạo lên kết quả chứ không phải mang lễ vật đến cúng đức Phật thì sẽ được ban phát. Phải chăng, có vận may ngẫu nhiên thì cũng chỉ là 1% còn 99% là mồ hôi, nước mắt mới có được sự thành đạt. Đó là thực tế ở cuộc đời.
Như vậy, việc tổ chức phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao nhận thức trình độ cho Phật tử, thực hiện tốt các hoạt động thực tiễn, giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh thì mới tạo ra môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho việc hình thành, giáo dục những phẩm chất đạo đức mới. Có như vậy việc hình thành phát triển đạo đức hiện nay theo định hướng XHCN mới thâm nhập sâu rộng và khẳng định vị thế ưu việt, tiến bộ của mình trong đời sống đạo đức của đồng bào Phật tử và như thế cũng sẽ hạn chế, thu hẹp dần những ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Phật giáo.