Với những vấn đề trên, việc đưa ra một mô hình mới là điều cần thiết. Và quan trọng hơn tất cả, là Sapharco cần phải xây dựng quyền lực lớn hơn với nhà cung cấp bằng cách: dấn thân sâu hơn một bước vào chuỗi cung ứng, thiết lập chuỗi cung ứng của riêng mình và chủ động hơn trong việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa ổn định và chất lượng cao cho những nhà thuốc của mình.
Nếu như trước đây các chi nhánh chỉ hoạt động giống như một nơi chỉ dùng để nhận và phân phối hàng thì giờ đây các chi nhánh sẽ có chức năng như một trung tâm phân phối trung gian (bên cạnh trung tâm phân phối chính là Tổng kho quận 9) và sẽ quản lý hệ thống vận tải để giao hàng cho các quầy thuốc lẻ trên địa bàn. Với sự sắp xếp như vậy, quy trình đặt hàng và giao nhận hàng hóa cũng sẽ có nhiều thay đổi.
Thành viên trong phòng supply chain sẽ dựa vào thông tin về tồn kho hằng ngày đặt hàng đến nhà cung cấp theo số lượng dự báo (đối với hàng mới) và doanh số (đối với hàng đang kinh doanh) và trữ hàng về kho.
18
Hằng ngày, với lịch đặt hàng cụ thể, các nhà thuốc sẽ đặt hàng về kho và bộ phận quản lý chuỗi cung ứng sẽ tiến hành điều phối phương thức vận chuyển phù hợp.
Với cách sắp xếp và vận hành như trên, sapharco sẽ khắc phục được những yếu điểm của mô hình cũ như công ty sẽ không phải đầu tư nhân lực, không gian và vật dụng trong kho cho những nhà thuốc sắp tới, điều này cũng phù hợp với chiến lược thu hẹp bớt hoạt động mà tác giả đã đề xuất trước đó. Hiệu ứng “bullwhip” sẽ được hạn chế tối thiểu vì sẽ có bộ phận kiểm soát đặt hàng riêng lẻ.