Xây dựng bản đồ chiến lược cấp tổ chức:

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển công ty dược Sài Gòn đến năm 2020 (Trang 66)

Mục tiêu xây dựng bản đồ chiến lược cấp tổ chức sẽ giúp Sapharco định hình được các công việc cụ thể của từng chiến lược, từ đó có kế hoạch cho từng bộ phận phòng ban, giúp hạn chế thất bại khi chuyển từ hoạch định sang thực hiện. Để có được bản đồ chiến lược chung cho tổ chức, tác giả tiến hành xây dựng bản đồ cho

từng chiến lược đã đề ra trước đó với điều kiện phải thỏa mãn 4 tiêu chí theo thứ tự về: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, và khả năng phát triển của công ty. 16

Tác giả tiến hành xây dựng 3 bản đồ tương ứng với từng chiến lược đã được lựa chọn như sau: bản đồ chiến lược thâm nhập thị trường; bản đồ chiến lược kết hợp về phía trước, bản đồ chiến lược thu hẹp bớt hoạt động 17

.

Sau khi 3 bản đồ chiến lược trên đã được hình thành, tác giả tiến hành gọp các bản đồ lại với nhau, các mục tiêu trùng sẽ được lược bỏ, sau đó tất cả các mục tiêu này sẽ được hệ thống lại một cách quy cũ nhất sao cho chỉ bao gồm khoảng 15 mục tiêu. Qua đó, bản đồ chiến lược phát triển cấp tổ chức đã được hình thành. Đây là bản đồ chiến lược trình bày các mục tiêu mà công ty cần phải thực hiện để phát triển. Về mặt lý thuyết, nếu Sapharco hoàn thành tốt các mục tiêu này, công ty sẽ nghiễm nhiên hoàn thành toàn bộ 3 chiến lược đã đưa ra trước đó, điều này cũng có nghĩa là một chiến lược phát triển hoàn hảo cơ bản đã được hình thành.

Theo hình 3.6, chiến lược phát triển cấp tổ chức của công ty xác định 3 chủ đề:

Vận hành xuất sắc: bao gồm các mục tiêu về tinh gọn hệ thống quy trình và làm việc thông minh hơn.

Quản lý tốt mạng lưới khách hàng: (bao gồm cả khâu đầu vào và đầu ra), để vượt trội trong nắm bắt thông tin phản hồi, từ đó có cơ sở chính xác về tình hình thị trường để tiến hành các giải pháp hoàn hảo về giá, tiếp thị, dự báo cung cầu để tồn trữ hiệu quả hơn.

Đổi mới: bao gồm các mục tiêu cốt lõi về đào tạo nhân lực, ứng dụng công nghệ và đầu tư nâng cấp, phát triển hạ tầng của công ty.

Như vậy: từ 3 chiến lược đã được đề ra trước đó, tác giả thực hiện xây dựng thành bản đồ chiến lược phát triển cấp tổ chức với mục đích tập trung nguồn lực

16 Phụ lục 12.

17

thực hiện những mục tiêu quan trọng nhất, gắn liền với định hướng phát triển của toàn công ty.

Sau khi bản đồ chiến lược phát triển cấp tổ chức được hình thành, nó sẽ được đưa đến các bộ phận phòng ban trong công ty. Các bộ phận này sẽ đối chiếu các mục tiêu đã được đưa ra với chức năng nhiệm vụ của mình, và tiếp tục hoạch định các kế hoạch, chỉ tiêu riêng cho từng phòng ban. Từ đó một bản đồ chiến lược phát triển cấp phòng ban sẽ được hình thành. Điểm đặc biệt của bản đồ chiến lược này so với các loại hình khác ở chỗ nó giúp gắn kết các nhiệm vụ mục tiêu của các bộ phận, phòng ban với định hướng chiến lược chung của toàn công ty.

Bắt đầu từ giai đoạn này, bản đồ chiến lược phát triển sẽ trở thành nền tảng, là kim chỉ nam để các phòng ban và đặc biệt là từng nhân viên xây dựng các mục tiêu, kế hoạch của mình.

Hình 3.1: Bản đồ chiến lược phát triển cấp tổ chức của Sapharco

Phát triển đội ngũ nhân sự quản lý mới

Ứng dụng công nghệ quản lý nguồn lực

Đầu tư, phát triển hệ thống

thông tin truyền thông Phát triển cơ sở hạ tầng

Đo lường hiệu suất công việc Đồng bộ hoạt động

KD trên toàn hệ thống Phân khúc khách hàng

Bình ổn giá kịp thời Tăng sự thỏa mãn KH

Xây dựng các mối quan hệ bền vững

Tăng doanh thu

Cắt giảm chi phí Gia tăng hiệu quả sử dụng

tài sản Yếu tố học hỏi và phát triển Yếu tố nội bộ Yếu tố Khách hàng Tài chính Tăng chất lượng dịch vụ cung ứng Tăng khả năng nắm bắt thị trường Tinh gọn toàn bộ hệ thống Nguồn vốn tổ chức Nguồn vốn công nghệ

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển công ty dược Sài Gòn đến năm 2020 (Trang 66)