Sapharco là một công ty lớn với nguồn vốn gần 500 tỷ đồng, tuy nhiên bộ máy hoạt động cồng kềnh, dư thừa đã không còn phù hợp với xu thế thị trường hiện nay. Với hệ thống mạng lưới rộng, dày đặc, công ty có thể đã sớm trở thành “gã khổng lồ” của ngành dược nếu như không tồn tại các bất cập. Điều này thể hiện rõ qua một số chỉ tiêu phân tích tài chính sau:
Bảng 2.1: So sánh tỷ số tài chính của Sapharco 5
Tỷ số tài chính
Sapharco Dược Hậu Giang TB
Ngành 2011 6 2009 2010 2011 2009 2010 2011
Tỷ sô thanh toán hiện
hành 1,42 1,29 1,27 2,51 3,06 2,74 2,07 Tỷ số thanh toán nhanh 0,90 0,85 0,82 1,86 2,32 1,79 1,1 RoA 5,07 3,71 1,81 28,08 22,90 22,00 9,81 RoE 11,79 10,42 5,31 42,64 33,10 31,30 17,65 RoS 3,43 2,86 1,30 21,01 17,90 16,86 9,9 Vòng quay tồn kho 4,53 4,84 4,61 5,62 3,10 3,00 3,46 Tỷ lệ nợ trên Vốn chủ sở hữu 1,32 1,80 1,92 0,49 0,43 0,41 1,02
5 Tổng hợp từ báo cáo tài chính 2008, 2009, 2010, 2011 của Sapharco và các công ty dược khác. 6
Bảng trên thể hiện sự tương quan về các tỷ số tài chính các năm 2009, 2010 và 2011 giữa Sapharco với trung bình trong ngành và công ty Dược Hậu Giang, đây là một công ty quyền lực nhất trên thị trường dược hiện nay.
Cả tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán hiện hành của Sapharco đều thấp hơn trung bình ngành cả 3 năm liên tiếp, chứng tỏ lưu lượng tiền mặt sẵn có trong công ty rất thấp, tính thanh khoản yếu, nếu có vấn đề về tài chính đột ngột xảy ra (khi lãi suất ngân hàng tăng cao, lạm phát, chủ trương thắt chặt tín dụng của Chính phủ…) thì Sapharco sẽ khó có thể xoay chuyển kịp thời. 2 tỷ số này thấp hơn rất nhiều so với trung bình ngành sẽ là một dấu hiệu đáng báo động cho Sapharco trong những năm hoạt động tiếp theo.
Tỷ số ROI và ROE của Sapharco vẫn rất thấp, thậm chí cả 2 tỷ số này đều có xu hướng giảm qua từng năm. Chứng tỏ việc sử dụng đồng vốn và tài sản của Sapharco không hiệu quả, công ty đã để lãng phí rất nhiều. Đặc biệt tỷ số RoS thấp và giảm sâu vào năm 2011 càng khẳng định việc yếu kém trong vận hành khối tài sản và nguồn vốn khổng lồ của Sapharco. Chỉ số RoS thấp còn lý giải chi phí trong vận hành kinh doanh quá cao; do vậy để cải thiện tỷ số này cũng như góp phần làm tăng lợi nhuận, công ty cần cắt giảm mạnh các chi phí không đáng có, tích cực thanh lọc, rà soát các nguồn phát sinh.
Cùng với tính thanh khoản yếu, việc tỷ số nợ trên vốn chủ sỡ hữu của công ty cao đã đẩy Sapharco vào một tình trạng đáng lo ngại về tài chính. Do vậy song song với việc tung ra một loạt các chiến lược và chính sách phát triển, Sapharco nên xem xét điều chỉnh lại các vấn đề về dư nợ, thanh khoản một cách hợp lý. Điều này sẽ giúp cho công ty tránh được nhiều rủi ro không đáng có khi mà nền kinh tế theo dự đoán sang năm 2013 vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.
Vòng quay hàng tồn kho có lẽ là một điểm sáng nhỏ trong chuỗi tỷ số tài chính của Sapharco khi đạt 4,61 vòng vào năm 2011, cao hơn cả công ty Dược Hậu Giang và trung bình ngành. Có thể nói đây chính là điểm mạnh đặc thù của công ty
Sapharco, và cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc hướng tới mục tiêu trở thành nhà phân phối dược phẩm chuyên nghiệp. 7
2.2.Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của SPC:
Đây là ma trận được xây dựng nhằm tổng hợp các yếu tố nội bộ trong của Sapharco, phân tích đánh giá khả năng năng phản ứng trước các điều kiện để phát triển công ty và nhìn nhận những điểm mạnh, yếu của công ty. Từ đó giúp công ty tận dụng tối đa điểm mạnh để khai thác và chuẩn bị nội lực đối đầu với những điểm yếu và tìm ra những phương thức cải tiến điểm yếu này.
Cơ sở xây dựng Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong: Tác giả liệt kê các yếu tố bên trong có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong việc phát triển, sau khi tham khảo ý kiến của chuyên gia đã chọn ra được 14 yếu tố chính (trong đó có 7 điểm mạnh và 7 điểm yếu) ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Sapharco và đưa vào bảng câu hỏi khảo sát.
Đối tượng phỏng vấn là những chuyên gia, cán bộ quản lý hiện đang công tác hoặc đã từng làm việc tại công ty (Danh sách chuyên gia và bảng câu hỏi khảo sát được đính kèm trong phụ lục 1). Số liệu sau đó sẽ được tổng hợp, tác giả sẽ thực hiện tính toán giá trị tầm quan trọng cũng như trọng số bằng cách tính trung bình dựa trên các giá trị có trong bảng khảo sát. Giá trị của trọng số chính là các ý kiến của các chuyên gia về mức độ tác động ảnh hưởng của các yếu tố này lên hoạt động kinh doanh của công ty.
7
Bảng 2.2: Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) của công ty Sapharco
Các yếu tố bên trong Tầm quan trọng Trọng số Điểm
Điểm mạnh
1. Quy trình quản lý chặt chẽ 0,07 3 0,210 2. Mạng lưới cung ứng rộng 0,08 4 0,320 3. Thương hiệu phổ biến 0,07 3 0,210 4. Nhân lực có trình độ chuyên môn tốt 0,07 3 0,210 5. Vòng quay tồn kho cao 0,08 4 0,320 6. Doanh thu tăng trưởng cao và liên tục 0,06 4 0,240 7. Cơ sở hạ tầng, công nghệ có sẵn 0,07 4 0,280
Điểm yếu
1. Vẫn chưa có sản phẩm tự doanh 0,06 1 0,060 2. Khả năng nắm bắt tình hình thị trường kém 0,08 1 0,080 3. Hệ thống cung ứng đơn giản, lạc hậu 0,08 2 0,160 4. Không có hệ thống tiếp thị, truyền thông 0,06 2 0,120 5. Nhân sự già cỗi, mang nặng tính kinh tế, kế hoạch,
bao cấp 0,06 1 0,060 6. Bộ phận hợp tác rời rạc, thiếu sự phối hợp. 0,08 1 0,080 7. Quản lý chi phí kém hiệu quả 0,08 1 0,080
Tổng điểm 1 2,430
Nhận xét:
Tổng điểm của ma trận là 2.430 < 2.5, điều này chứng tỏ Sapharco đang có những tồn tại khó khăn trong yếu tố nội bộ. Đặc biệt những yếu tố được các chuyên
gia đánh giá là rất quan trọng đối với lĩnh vực kinh doanh dược phẩm thì năng lực nội tại của Sapharco lại thể hiện rất yếu. Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạt động kinh doanh, cũng như kéo theo hàng loạt chỉ số tài chính không khả quan.
2.3.Kết luận:
Sau hơn 35 năm hình thành và phát triển, với những thành tích đạt được lẫn những hạn chế, tồn tại cần khắc phục, Sapharco đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế mà bắt đầu từ năm 2008, năm đầu tiên chuyển đổi sang mô hình mới và đang dần hoàn thiện những bước phát triển non trẻ của một doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con.
Đến năm 2011, khi gặp phải sự biến động của nền kinh tế vĩ mô với các chính sách kiềm chế lạm phát, thắt chặt tín dụng, tăng lãi suất ngân hàng, giảm đầu tư công, … thì hoạt động của Sapharco đã bộc lộ nhiều nhược điểm tiềm ẩn từ hoạt động hỗ trợ tài chính, quản lý chi phí yếu kém, đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và quản trị nguồn lực của công ty.
Những va vấp, sai sót trong hoạt động của công ty thời gian qua vừa là thách thức vừa là cơ hội để Sapharco nhìn nhận lại một cách nghiêm túc hoạt động của mình và không có con đường nào khác để Sapharco nói riêng và các doanh nghiệp nhà nước hiện nay nói chung chính là nâng cao chất lượng, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh, lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính. Chỉ có hình thành một hệ thống kinh doanh dược phẩm hoàn hảo mới có thể giúp Sapharco và các doanh nghiệp dược trong nước sắp xếp, cơ cấu lại hệ thống, tạo được một thế mạnh cạnh tranh đặc thù của ngành dược Việt Nam so với Thế giới.
Hoạch định chiến lược phát triển không những là xu hướng hiện nay mà còn là sự tự vệ sống còn, là sự “lột xác” để tồn tại, phát triển và hội nhập. Dẫu rằng, việc thiết lập ban đầu này được xác định là công đoạn khó khăn nhất trong công cuộc tái lập lại trật tự ngành dược, bởi lẻ bên cạnh quá trình xây dựng và thiết lập là cả một
quá trình thay đổi tư duy, nhận thức, do đó cần có sự quyết tâm của tập thể cả công ty và thống nhất trong toàn ngành.
2.4.Phân tích môi trường bên ngoài - P.E.S.T: 2.4.1.Thể chế chính trị - pháp luật:
Các nhà làm luật của Việt Nam đã đối mặt với rất nhiều thách thức to lớn sau khi quyết định được gia nhập vào WTO có hiệu lực vào năm 2007. Các công ty nước ngoài đã được phép mở chi nhánh tại Việt Nam và được quyền nhập khẩu trực tiếp dược phẩm mặc dù việc cung ứng sản phẩm vẫn còn bị hạn chế. Theo quy định của WTO, Việt Nam buộc phải cam kết thiết lập thuế nhập khẩu mặt hàng dược phẩm không quá 5% và thuế nhập khẩu dự kiến trung bình còn 2,5% sau 5 năm gia nhập.
Các chính sách vĩ mô luôn thay đổi đã phần nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, điển hình là thông tư số 43/2010/TT-BYT của Bộ Y tế về việc “Quy định lộ trình thực hiện tiêu chuẩn GPP”. Tại Chương 2, điều 5 khoản 4, quyết định này quy định:
“Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp đang hoạt động tại phường của quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được tiếp tục hoạt động đến hết 31/12/2011, nếu tại địa bàn đó chưa có đủ một nhà thuốc hoặc quầy thuốc phục vụ 2000 dân”
đã gây cản trở hoạt động của các đại lý, đồng thời việc quy định:
“Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp được bán lẻ thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu (trừ các thuốc kê đơn)”
đã tạo nên sự sụt giảm mạnh về doanh số của hệ thống đại lý và các điều khoản khác đã khiến nhiều đại lý tại các quận nội thành phải đóng cửa do không thể chuyển đổi lên nhà thuốc GPP, làm suy giảm khoảng 70% doanh số của các chi nhánh khu vực của công ty.
Bên cạnh đó, thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT- BYT-BTC_BCT về việc “Hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc dùng cho người” được ban
hành ngày 30/12/2011 cũng đã phần nào góp phần bình ổn lại giá thuốc hiện nay. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế được ban hành nhằm ổn định, hạn chế phần nào các “chiêu trò” làm nhiễu giá của giới đầu cơ chứ không thể can thiệp hòng ngăn chặn triệt để việc thao túng giá cả trong thị trường .
Ngoài ra, chịu sự tác động lạm phát, lãi suất cao, khủng hoảng kinh tế vĩ mô của năm 2011, tình hình khó khăn chung của doanh nghiệp năm 2012, các chính sách thắt chặt tín dụng của Chính phủ đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Sapharco, đặc biệt là trong lĩnh vực nhập khẩu ủy thác và cung ứng. Để thích ứng kịp thời với các chính sách mới, công ty buộc phải ban hành một số quy chế quản lý công nợ nhằm kiểm soát nguồn tín dụng. Tuy nhiên, việc đột ngột thắt chặt tín dụng đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh từ trước của công ty làm suy giảm khả năng cạnh tranh, khiến nhiều khách hàng bỏ đi, doanh thu và lợi nhuận vì thế mà giảm sút.
Bảng 2.3: Mô hình SWOT về môi trường chính trị vĩ mô tác động đến ngành dược tại Việt Nam
Điểm mạnh - Chính trị ổn định, thu hút đầu tư nước ngoài.
- Quan hệ thương mại Việt – Mỹ đã được cải thiện đáng kể. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Dược Việt Nam và Mỹ có cơ hội hợp tác nhiều hơn.
Điểm yếu - Nạn tham nhũng, phong bì, chiết khấu hoa hồng đang ngày càng trở thành vấn nạn lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín ngành Dược nói riêng và Y tế Việt Nam nói chung.
- Sự bất mãn trong công chúng và doanh nghiệp về các chính sách lãnh đạo đang ngày càng gia tăng (nhưng không đáng kể).
Cơ hội - Chính phủ bắt đầu quan tâm đến vấn đề kiểm soát ngăn chặn và xử lý tham nhũng và đã có các biện pháp can thiệp mạnh trong nội bộ Đảng.
- Việt Nam đã cho phép các cơ quan lập pháp góp ý, đánh giá nhiều hơn vào các chính sách mà Nhà nước đưa ra. - Các gói giải cứu đang tích cực được nghiên cứu đưa ra để giúp đỡ doanh nghiệp.
Đe dọa - Bất ổn về kinh tế vĩ mô 2010 và 2011 đã khiến uy tín lãnh đạo của nhiều quan chức Chính phủ bị giảm sút.
- Mặc dù có sự kiểm soát kinh tế đối nội mạnh mẽ, duy trì nền chính trị ổn định. Tuy nhiên về lâu dài, các chính sách có xu hướng gây nên nhiều bất ổn, đặt biệt là đối với các doanh nghiệp trong nước.
- Doanh nghiệp khó tiếp cận được các gói ưu đãi của Chính phủ vì nhiều bất cập.
- Quan hệ Việt - Trung trở nên căng thẳng trong những năm gần đây. Ảnh hưởng lớn đến thương mại hai nước. Đặc biệt trong lĩnh vực nhập khẩu Nguyên – phụ liệu dược, Trung quốc là một trong những nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường Dược phẩm Việt Nam.
2.4.2.Kinh tế:
2.4.2.1.Tình hình kinh tế vĩ mô:
Bảng 2.4: Kinh tế vĩ mô của Việt Nam được tổng hợp qua mô hình SWOT Điểm mạnh - Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển
nhanh nhất trong khu vực Châu Á trong những năm gần đây với GDP tăng trưởng trung bình từ 2001 đến 2010 là 7,2%. - Sự phát triển mạnh của nền kinh tế đã giúp người dân Việt Nam dần thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Tỷ lệ này đã giảm từ 58% (1993) xuống còn 12% (2009).
Điểm yếu - Kinh tế Việt Nam vẫn phải dựa vào nguồn viện trợ và đi vay là chủ yếu. Thâm hụt ngân sách chủ yếu đến từ chi trợ cấp xã hội, vốn dĩ là những khoảng khó thu hồi.
- Việc giảm giá trị tiền đồng giúp gia tăng sản lượng xuất khẩu, tuy nhiên cũng có nghĩa là chi phí nhập khẩu sẽ cao, điều này góp phần áp lực về lạm phát.
Cơ hội - Việc trở thành thành viên của tổ chức WTO đã giúp Việt Nam có được thị trường và nguồn vốn từ nước ngoài, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội gia tăng thị phần và khả năng cạnh tranh.
- Chính phủ sẽ đưa ra các giải pháp kinh tế, tiếp tục thực hiện tái cấu trúc thị trường, trong đó có vấn đề cổ phần hoá và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
- Đô thị hóa tiếp tục tăng trưởng trong dài hạn.
Đe dọa - Lạm phát và dư nợ tín dụng lớn đã khiến một số nhà đầu tư thoái vốn khỏi Việt Nam. Nếu Chính phủ tiếp tục tập trung vào tăng đầu tư công mà không có các giải pháp kiểm soát hiệu quả, rủi ro dẫn đến một cuộc khủng hoảng có thể sẽ xảy ra.
2.4.2.2.Tình hình thị trường Dược phẩm:
Theo báo cáo của tổ chức quốc tế BMI về ngành dược và y tế Việt Nam, năm 2010, doanh số dược phẩm đạt 32.773 tỷ đồng (tương đương 1,71 tỷ USD), tăng 19,7% so với cùng kỳ. Năm 2011, doanh số tăng 18,5% đạt 38.902 tỷ đồng. Năm 2012, doanh số là 45.716 tỷ đồng (tương đương 2,24 tỷ USD), tăng 17,52% so với cùng kỳ. Các chuyên gia BMI dự báo rằng đến năm 2015, tiêu thụ dược phẩm sẽ đạt 70.163 tỷ đồng (tương đương 3,74 tỷ USD), ngang bằng với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm (CAGR) của ngành là 16,44%. Theo dự báo mở rộng đến 2020, CAGR sẽ thấp