Bảng 2.4: Kinh tế vĩ mô của Việt Nam được tổng hợp qua mô hình SWOT Điểm mạnh - Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển
nhanh nhất trong khu vực Châu Á trong những năm gần đây với GDP tăng trưởng trung bình từ 2001 đến 2010 là 7,2%. - Sự phát triển mạnh của nền kinh tế đã giúp người dân Việt Nam dần thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Tỷ lệ này đã giảm từ 58% (1993) xuống còn 12% (2009).
Điểm yếu - Kinh tế Việt Nam vẫn phải dựa vào nguồn viện trợ và đi vay là chủ yếu. Thâm hụt ngân sách chủ yếu đến từ chi trợ cấp xã hội, vốn dĩ là những khoảng khó thu hồi.
- Việc giảm giá trị tiền đồng giúp gia tăng sản lượng xuất khẩu, tuy nhiên cũng có nghĩa là chi phí nhập khẩu sẽ cao, điều này góp phần áp lực về lạm phát.
Cơ hội - Việc trở thành thành viên của tổ chức WTO đã giúp Việt Nam có được thị trường và nguồn vốn từ nước ngoài, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội gia tăng thị phần và khả năng cạnh tranh.
- Chính phủ sẽ đưa ra các giải pháp kinh tế, tiếp tục thực hiện tái cấu trúc thị trường, trong đó có vấn đề cổ phần hoá và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
- Đô thị hóa tiếp tục tăng trưởng trong dài hạn.
Đe dọa - Lạm phát và dư nợ tín dụng lớn đã khiến một số nhà đầu tư thoái vốn khỏi Việt Nam. Nếu Chính phủ tiếp tục tập trung vào tăng đầu tư công mà không có các giải pháp kiểm soát hiệu quả, rủi ro dẫn đến một cuộc khủng hoảng có thể sẽ xảy ra.