Trên cơ sở kinh nghiệm phân cấp quản lý tài chính ngân sách ở tỉnh Thái Bình và tỉnh Quảng Ninh, có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm. Đó là để tiến hành phân cấp quản lý ngân sách cho cấp chính quyền địa phương (từ tỉnh đến huyện và xã), trước hết phải thực hiện theo nguyên tắc:
Một là, phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của nhà nước và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.
Hai là, ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.
Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu, chi ngân sách.
Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trong phạm vi quản lý.
Ba là,việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định, thời gian thực hiện phân cấp phải phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách ở địa phương; cấp xã, thị trấn được tăng cường nguồn thu, phương tiện và cán bộ, thực hiện nhiệm vụ thu, quản lý tài chính - ngân sách tốt, có hiệu quả các nguồn lực trên địa bàn được phân cấp.
Thứ tư, sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, HĐND cấp tỉnh căn cứ vào nguồn thu phân chia giữa NSNN với NSĐP và sự phát triển nguồn thu nhiệm vụ chi của cấp NSĐP (tỉnh, huyện, xã) để điều chỉnh tỷ lệ phần trăm(%) phân chia nguồn thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương sao cho phù hợp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28