57,5 83 6 Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chức năng

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 91)

- Sở tài chính Phòng TC – KH huyện

19 57,5 83 6 Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chức năng

6 Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chức năng

trong quản lý NSĐP chưa cao 13 39,39 5

7 Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý NS chưa

đáp ứng được yêu cầu thực tế 8 24,24 8

8 Tỷ trọng phân cấp giữa NS tỉnh, huyện và xã, giữa

các ngành, các cơ quan, đơn vị chưa hợp lý 14 42,42 4

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82 Từ đánh giá của cán bộ điều tra cho thấy:

- Hệ thống ngân sách hiện nay mang tính lồng ghép (giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương) dẫn đến tình trạng trùng lắp, chồng chéo về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp ngân sách; hạn chế tính độc lập của từng cấp ngân sách; làm cho quy trình ngân sách phức tạp và kéo dài, việc lập dự toán, tổng hợp dự toán cũng như quyết toán ở mỗi cấp bị lệ thuộc vào cấp dưới và việc quyết định dự toán ở cấp dưới mang tính hình thức vì phụ thuộc vào quyết định dự toán của cấp trên. Mặt khác, định mức tiêu chuẩn chi tiêu NSĐP do Trung ương quy định đến nay có những nội dung quá lạc hậu so với thực tế nhưng chưa được chỉnh sửa như: chế độ chi công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị, ... dẫn đến tình trạng thực tế ở các đơn vị chi tiêu vượt định mức, thoát ly chỉ tiêu kế hoạch dự toán đã lập ban đầu mang tính phổ biến; đặc biệt đối với cấp ngân sách cấp xã việc chi tiêu ngân sách vượt so với kế hoạch dự toán khá phổ biến, dẫn đến tình trạng cấp xã thường huy động thêm các khoản đóng góp của nhân dân, tự đặt ra các khoản thu phí, lệ phí không đúng quy định của pháp luật.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hoạt động quản lý NSĐP trên địa bàn tỉnh Hưng Yên những năm vừa qua còn chưa hiệu quả. Công tác kiểm tra, thanh tra là công tác rất phức tạp bị nhiều lực cản khác nhau. Đây là công việc được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo nhưng chưa đạt đến sự thống nhất cao hoặc trong chỉ đạo, giữa lời nói và việc làm khác biệt nhau, do đó khó thực hiện có hiệu quả.

Ngoài hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, thì hiệu lực của các hoạt động trên lại phụ thuộc chính vào cơ quan quản lý các cấp. Mặc dù Pháp lệnh thanh tra đã qui định rõ quyền hạn, trách nhiệm kết luận, xử lý của thanh tra nhưng chỉ mang tính hình thức, thực tế kết luận, xử lý phụ thuộc phần lớn vào sự chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan và bị ràng buộc bởi cơ chế tổ chức. Do vậy tính độc lập và trung thực của thanh tra chưa được phát huy đầy đủ, kết luận của thanh tra sẽ thiếu khách quan nếu người kiểm tra thiếu trung thực, sự chỉ đạo của người điều hành mang tính cá nhân, chủ quan, thiên vị, ... Bởi nhiều lý do khác nhau, công tác kiểm tra, kiểm soát, thanh tra còn chồng chéo lên nhau, gây phiền nhiễu cho các đơn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83 vị cơ sở trong khi vẫn không đảm bảo được hiệu quả kiểm tra, kiểm soát.

- Về kiểm soát chi ngân sách, mới dừng ở mức kiểm soát số lượng, chưa đặt vấn đề kiểm soát hiệu quả. Trách nhiệm của KBNN đang quá tải nên kiểm soát chi càng thiếu hiệu quả.

- Thẩm quyền quyết định dự toán, phê chuẩn và quyết toán NSĐP phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị theo quy định của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính. Quy trình này đang bị chồng chéo giữa NSTW và NSĐP như:

+ Về duyệt và giao dự toán ngân sách chậm, gây khó khăn cho kiểm soát quản lý chi, tồn đọng quỹ NSĐP và chi sai mục lục NSĐP.

+ Thuộc về cơ quan tài chính và các cơ quan quản lý nhà nước: Trong khâu lập kế hoạch, không chú trọng đến nguyên tắc lập từ cơ sở và tổng hợp từ dưới lên. Số liệu quyết toán thường là điều chỉnh theo ý muốn chủ quan, nhằm "làm đẹp" số liệu trước khi trình duyệt.

+ Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành có liên quan trong công tác kiểm soát chi NSĐP còn rất hạn chế. Việc thực hiện Luật NSNN của nhiều cơ quan, đơn vị thiếu tự giác, đây là yếu tố khó khăn cho việc quản lý chi NSĐP.

+ Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia quản lý ngân sách còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng công tác quản lý trong điều kiện hiện nay.

- Việc điều chỉnh mục lục ngân sách cho thấy chất lượng của việc lập dự toán không sát với thực tế. Ngân sách xã còn nhiều khó khăn do văn bản hướng dẫn Luật NSNN chưa được triển khai đồng bộ, trình độ chuyên môn cán bộ làm công tác ngân sách ở xã còn yếu, chủ yếu làm theo thói quen và kinh nghiệm.

Hệ thống các trường mầm non, trạm y tế, đến nay đã mở tài khoản tại KBNN, nhưng cán bộ kế toán ở đây phần lớn làm kiêm nhiệm, vì vậy việc tổng hợp báo cáo thường không kịp thời chính xác, tình trạng tự thu, tự chi chưa được khắc phục triệt để.

- Về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSĐP trên địa bàn tỉnh Hưng Yên thời gian qua:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84 tình hình thực tế nên khi áp dụng địa phương gặp rất nhiều khó khăn như: quy định cứng nhắc về số bổ sung cân đối từ cấp trên cho cấp dưới, quy định quá cụ thể khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương như: thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà, đất; thuế môn bài thu từ hộ cá nhân, hộ kinh doanh, …

+ Kế hoạch ngân sách thường bị động theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trong khi đó, vì chạy theo thành tích nên kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thường được đặt quá cao so với khả năng và yêu cầu đáp ứng của địa phương. Do đó, việc xây dựng các chỉ tiêu thu - chi ngân sách thường không đúng với thực tế. Ví dụ như: tại Thành phố Hưng Yên, xây dựng chỉ tiêu thu tiền sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp hay tiền bán đất đổi lấy cơ sở hạ tầng đặt quá cao; trong khi tình hình kinh tế hiện nay gặp nhiều khó khăn, khả năng bán được đất không nhiều dẫn đến tình trạng nợ đọng XDCB khá nhiều.

+ Công tác dự báo tình hình SXKD, lập kế hoạch thu hàng năm chưa cũng chắc nên việc xác định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu hàng năm ở địa phương chưa được khách quan và công bằng.

+ Công tác quản lý thu thuế chưa được phân cấp mạnh cho cấp dưới, thiếu sự phối hợp trong công tác quản lý thu trên địa bàn tỉnh.

+ Việc xác định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu hàng năm ở địa phương chưa sát thực với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng huyện, chưa ưu tiên tăng tỷ lệ phần trăm phân chia cho các huyện có điều kiện kinh tế kém phát triển để tăng nguồn lực vật chất cho các huyện, tạo điều kiện cho các huyện phát triển đồng đều.

+ Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung hàng năm của địa phương do ngân sách cấp tỉnh quản lý là chủ yếu. Nguyên nhân là do:

Đối với các dự án, công trình được đầu tư trên địa bàn huyện, xã, khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng do huyện, xã trực tiếp quản lý, sử dụng là những dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của chính quyền cấp huyện, xã và do UBND cấp huyện, xã làm chủ đầu tư, lại đều được tập trung để phân bổ giao kế hoạch vốn từ nguồn vốn tập trung do ngân sách cấp tỉnh quản lý, quá trình thanh toán, quyết toán vốn đầu tư chủ yếu do Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện. Do vậy, khi hạch toán và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85 tổng hợp báo cáo thì nhiệm vụ chi trên thuộc về chi ngân sách cấp tỉnh.

Đối với ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã, nhiệm vụ chi đầu tư phát triển chủ yếu cho các dự án, công trình có nguồn vốn hình thành từ nguồn thu để lại (nguồn thu tiền sử dụng đất và các khoản huy động đóng góp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng). Chính vì vậy, trên báo cáo quyết toán hàng năm, nhiệm vụ chi đầu tư phát triển thuộc ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã chiếm tỷ trọng rất thấp (ngân sách cấp huyện đạt tỷ trọng bình quân 16,98%, cấp xã 12,43%) so với tổng chi đầu tư phát triển của địa phương.

+ Nhìn tổng quan thì chi thường xuyên của ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã có tỷ trọng cao hơn chi đầu tư phát triển (ngân sách cấp huyện 25,61%, ngân sách cấp xã 16,10%). Tuy nhiên, xét đến từng sự nghiệp trong lĩnh vực chi thường xuyên ở địa phương thấy rằng: đối với chi sự nghiệp y tế (ngân sách cấp tỉnh 90,98%, ngân sách cấp huyện 5,31%, ngân sách cấp xã 3,71%); đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề (ngân sách cấp tỉnh 89,01%, ngân sách cấp huyện 8,98%, ngân sách cấp xã 2,01%). Như vậy, có thể nhận định: việc phân cấp nhiệm vụ chi cho cấp dưới còn hạn chế, nguyên nhân chính là do Trạm y tế xã, phường, thị trấn là đơn vị sự nghiệp thuộc Trung tâm y tế huyện; Trung tâm y tế huyện, bệnh viện đa khoa tuyến huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế; Sở Y tế là đơn vị dự toán cấp 1 của tỉnh. Như vậy, khi tổng hợp báo cáo thì nguồn kinh phí trên thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh. Ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã chỉ đảm bảo nhiệm vụ chi của các hoạt động y tế xã, phường, thị trấn. Chính vì vậy, quy mô chi của ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã đạt số thấp so với tổng chi NSĐP.

Nhiệm vụ chi chưa được phân cấp mạnh cho cấp dưới là do khả năng quản lý ngân sách ở nhiều đơn vị thụ hưởng ngân sách còn hạn chế, tổ chức hạch toán kế toán ngân sách yếu kém; nhiều cán bộ lãnh đạo không nắm được nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, nên có yêu cầu, chỉ đạo sử dụng kinh phí tùy tiện, đặc biệt đối với ngân sách cấp xã.

Trong quá trình điều tra, tác giả đã tiến hành lấy ý kiến cán bộ điều tra về việc hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách tại địa phương; kết quả tổng kết các ý kiến của cán bộ điều tra được tổng hợp tại bảng 4.16.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86 Qua bảng 4.20, nhận thấy hầu hết các ý kiến đưa ra đều được các cán bộ điều tra đánh giá là rất cần thiết và cần thiết. Trong đó các ý kiến được đánh giá là cấp thiết cần thực hiện nhất hiện nay là: đổi mới hệ thống cơ cấu, định mức trong lập, phân bổ dự toán ngân sách, và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp trong quản lý NS, với trên 80% cán bộ được hỏi trả lời đây là việc cần thiết phải làm để hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách tại địa phương.

Bảng 4.20 Ý kiến của cán bộđiều tra về hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách tại địa phương

TT Nội dung

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Đổi mới hệ thống cơ cấu, định mức trong lập và phân bổ dự toán ngân sách 11 33,33 17 51,52 5 15,15 2 Phân định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp trong quản lý NS 10 30,30 19 57,58 4 12,12 3 Tăng tỷ lệđiều tiết cho cấp dưới, tiến tới tự cân đối thu chi, tăng tính chủđộng và tự

chịu trách nhiệm 8 24,24 14 42,42 11 33,33

4

Cần xây dựng các tỷ lệđịnh mức phân cấp thu, chi tùy theo điều kiện phát triển kinh

tế - xã hội của từng huyện, xã 7 21,21 16 48,48 10 30,30

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Mục đích của việc phân cấp quản lý ngân sách địa phương là nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng NSNN tại địa phương, do đó việc thực hiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương cần phải kết hợp đồng thời với các biện pháp nâng cao quản lý NSNN khác để đạt được hiệu quả lớn nhất. Vì vậy trong quá trình điều tra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87 tác giả cũng đã tiến hành lấy ý kiến cán bộ điều tra về vấn đề nâng cao quản lý NSNN tại địa phương (bảng 4.21)

Bảng 4.21 Ý kiến của các cán bộđiều tra về vấn đề nâng cao quản lý NSNN tại địa phương

TT Nội dung

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thu, chi NSNN

12 36,36 19 57,58 2 6,06

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 91)