Những hạn chế, tồn tạ

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 84 - 86)

- Sở tài chính Phòng TC – KH huyện

26 78,7 97 21,21 5 Tỷ lệ % thụ hưởng của một số nguồn thu giữa

4.2.2. Những hạn chế, tồn tạ

4.2.2.1. Những hạn chế trong phân cấp ban hành chếđộ chính sách, tiêu chuẩn, định mức và trong phân cấp về quản lý chu trình ngân sách

Bên cạnh những mặt thành công và kết quả đạt được cơ chế phân cấp quản lý ngân sách ở địa phương cũng có những tồn tại, vướng mắc đáng kể, thể hiện trên một số điểm cơ bản sau:

Bảng 4.16 Đánh giá của cán bộ quản lý các cấp về những tồn tại trong công tác ban hành chếđộ chính sách, tiêu chuẩn, định mức quản lý NSĐP

TT Nội dung Tốt Chưa tốt

SL % SL %

1

Các chỉ tiêu Ngân sách (Từ khâu lập dự toán, chấp hành và quyết toán)

18 54,55 15 45,45

2

Tính tự chủ, tự quyết trong phê duyệt NSĐP của các cấp chính quyền (tỉnh, huyện, xã)

16 48,48 17 51,52

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

- Các chỉ tiêu ngân sách (từ khâu lập dự toán đến chấp hành và quyết toán) còn rất cồng kềnh, phức tạp; quá trình lập, xét duyệt, phê chuẩn ngân sách qua rất nhiều khâu, nhiều nấc, nhiều lần trong cùng một cấp, trong khi đó yêu cầu về thời gian lập và xem xét quyết định ngân sách lại rất ngắn. Một số chỉ tiêu ngân sách nhiều khi chỉ do thói quen mà không tính đến sự biến đổi và sự cần thiết hữu hiệu trong thực tế hoặc yêu cầu cấp dưới rất chi tiết và tính toán cụ thể cho từng loại chi, nhưng quá trình xét duyệt của cấp trên chưa được tính toán trên cơ sở khoa học và căn cứ vững chắc; một số chỉ tiêu mang nặng tính áp đặt chủ quan. Khi cấp phát kinh phí cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách không sát với thực tế, nhưng lại bắt buộc các đơn vị sử dụng phải thực hiện đúng số cấp phát, không được làm theo nhu cầu thực tế. Các chỉ tiêu thu, chi ngân sách như: định mức chi hành chính quá lạc hậu, rất chậm sửa đổi các định mức chi cho sự nghiệp kinh tế, chưa ban hành cho từng loại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 hình, các căn cứ xác định số thu chưa đầy đủ.

- Quyền hạn về phê duyệt ngân sách chồng chéo giữa Nhà nước Trung ương và chính quyền địa phương như: Quốc hội có quyền phê chuẩn dự toán NSNN bao gồm NSTW và NSĐP, nhưng theo Luật tổ chức HĐND và UBND thì HĐND duyệt dự toán NSĐP; hoặc thẩm quyền phê chuẩn quyết toán NSĐP là do HĐND địa phương, sau đó Bộ Tài chính tổng hợp trình Quốc hội thông qua. Như vậy, cùng một nội dung ngân sách địa phương lại có hai cơ quan cùng quyết định, trên thực tế vai trò của chính quyền địa phương đặt vào thế bị động, phê chuẩn lại cái đã được cấp trên phê chuẩn.

UBND địa phương thường phải họp nhiều lần để xem xét sửa đổi hoàn chỉnh dự toán ngân sách trình HĐND cùng cấp. Thời gian họp HĐND để thảo luận và quyết định dự toán NSĐP có hạn, các đại biểu HĐND chưa được thông báo trước dự toán ngân sách để có đủ thời gian nghiên cứu, tìm hiểu tham gia ý kiến; mặt khác, sự hiểu biết về ngân sách của một số đại biểu lại có hạn và chưa đáp ứng yêu cầu.

- Thủ tục hành chính trong lập dự toán, cấp phát, thanh toán chi ngân sách còn phức tạp, phải qua nhiều công đoạn mới đến đơn vị sử dụng ngân sách.

Quy trình, thủ tục duyệt quyết toán của cơ quan tài chính còn mang tính chất hình thức và chưa thực chất.

HĐND chỉ căn cứ vào báo cáo quyết toán ngân sách do UBND đệ trình mà xét duyệt, không nghiên cứu thẩm tra kỹ quyết toán ngân sách. UBND lại cơ bản căn cứ vào các báo cáo quyết toán của ngành chức năng mà thu thập không có ý kiến xử lý.

Quy định về kiểm toán quyết toán ngân sách còn bất cập như: thời điểm kiểm toán chưa quy định rõ ràng, có nhiều trường hợp cơ quan kiểm toán thực hiện kiểm toán và có ý kiến sau khi quyết toán đã được HĐND phê chuẩn.

Quyết toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách thường có tình trạng chế biến các mục chi để hợp pháp bảng quyết toán, những vấn đề này ít bị xử lý và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

Công tác thanh tra, kiểm tra đôi lúc còn e dè, còn bỏ sót một số sai phạm trong quản lý NSĐP.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 Công tác kiểm soát chi nhất là kiểm soát qua hệ thống KBNN bị động. Trong quá trình cấp phát ngân sách, ba cơ quan tài chính, KBNN và cơ quan chủ quản chủ yếu là kiểm tra ở khâu trước và trong khi xuất quỹ ngân sách; còn thực tế đơn vị thụ hưởng ngân sách chi tiêu như thế nào thì phải chờ quyết toán mới biết được, nhiều khoản chi thực hiện tính chất "khoán trắng" không có sự kiểm tra, kiểm soát thường xuyên.

Bảng 4.17 Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về những tồn tại trong định mức phân bổ NSĐP qua các năm

TT Nội dung Tốt Chưa tốt

SL % SL %

2 Tính hiệu quả, hợp lý và công bẳng tương đối của

các chỉ tiêu phân bổ NSĐP 22 66,67 11 33,33 3 Khả năng đảm bảo tính chủ động, linh hoạt cho

các cơ quan xây dựng dự toán và quản lý ngân sách

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 84 - 86)