Khái quát kinh nghiệm của một số tỉnh

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 33)

2.2.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình

Cùng với quá trình phát triển kinh tế của địa phương trong những năm qua, kinh tế xã hội của các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn cũng đang từng bước được đổi mới, phát triển, cơ chế phân cấp quản lý NSĐP cho thời kỳ ổn định 2007 - 2010 cũng đã được bổ sung, điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, từng vùng, từng địa phương và nội dung được quy định chi tiết rõ ràng hơn.

Về thu ngân sách các cấp: Đối với các khoản thu phân chia đã phân chia thành 2 nhóm đơn vị hành chính (nhóm có điều kiện kinh tế phát triển khá, nguồn thu thấp), phân chia lĩnh vực thu ngoài quốc doanh thành 2 đối tượng thu (thu từ doanh nghiệp; thu từ hộ gia đình, cá nhân); phân chia nguồn thu tiền sử dụng đất thành 3 loại hình (thu từ hộ gia đình cá nhân theo giá quy định; thu từ các doanh nghiệp nộp 1 lần; thu từ đấu giá, đất thương phẩm) ngoài ra còn quy định chi tiết rõ ràng từng khoản thu phân chia thuộc từng lĩnh vực thu…

Về chi ngân sách các cấp: Được quy định rõ ràng nhiệm vụ chi đầu tư XDCB cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn. Đối với nguồn thu từ quỹ đất thương phẩm được phân chia cho xã thì được đầu tư trên địa bàn xã, nguồn thu được phân chia cho huyện thì cấp huyện quản lý đầu tư trên địa bàn huyện theo kế hoạch của UBND tỉnh. Chi ngân sách cấp xã có nhiệm vụ chi sự nghiệp giao thông, kiến thiết đô thị do cấp xã quản lý, chi cho công tác khuyến nông, lâm, ngư thuộc cấp xã quản lý, chi hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 thực hiện Quyết định 84-QĐ/TW về tổ chức cơ sở Đảng.

Bên cạnh những thành công và kết quả đạt được, cơ chế phân cấp quản lý ngân sách ở địa phương cũng còn có những tồn tại, vướng mắc đáng kể, thể hiện trên một số nội dung cơ bản sau:

+ Đối với nhóm nguồn thu 100%: Tuy cả 3 cấp ngân sách ở địa phương đều có các khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP (như tiền thuê đất, trước bạ, phí, lệ phí, thu tại xã…). Tuy vậy ngân sách cấp tỉnh lại được phân cấp hưởng 100% nhiều khoản thu nhất, trong đó có 2 khoản thu có tính ổn định và có tỷ trọng lớn ở địa phương (thuế tài nguyên, tiền thuê đất), nguồn thu 100% ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã là những khoản thu còn lại, đây là những nguồn thu không chắc chắn và không phụ thuộc tăng trưởng kinh tế, hầu hết không có tính chất thuế: đặc biệt là khoản thu tại xã (thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản…) được cân đối chỉ thường xuyên cho ngân sách cấp xã, trong điều kiện địa phương đang thu hút đầu tư, quy hoạch đô thị, quy hoạch cụm công nghiệp, nhiều diện tích đất đã bị thu hồi… đã làm cho nguồn thu hàng năm không ổn định, thậm chí có xu hướng giảm dần.

+ Đối với nhóm các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ:

Đối với 5 khoản thu phân chia giữa ngân sách TW và NSĐP: Sau khi phân chia tỷ lệ với TW, địa phương đã thực hiện phân chia tỷ lệ còn lại cho 3 cấp ngân sách ở địa phương, trong đó ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã chỉ được phân chia các khoản thu (thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TTĐB) thuộc lĩnh vực thu ngoài quốc doanh; ngân sách cấp tỉnh hưởng các khoản thu còn lại thuộc các lĩnh vực thu từ Doanh nghiệp nhà nước do TW quản lý, thu Doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý, thu từ lĩnh vực đầu tư nước ngoài, thuế thu nhập cá nhân, phí xăng dầu. Đây là những khoản thu chủ yếu trong tổng thu nội địa ở địa phương, chính vì vậy có thể khẳng định đây là nguyên nhân chính gây bị động trong điều hành ngân sách, không khuyến khích các địa phương chủ động khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu trên địa bàn.

Việc xác định tỷ lệ phần trăm (%) các khoản thu phân chia giữa 3 cấp ngân sách ở địa phương còn mang tính ước lượng, chưa có đầy đủ những căn cứ; như là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 dự báo tình hình sản xuất kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân; xác định nghĩa vụ nộp NSNN; ý thức chấp hành chính xác nguồn thu phát sinh trên địa bàn của mỗi địa phương, nội dung cụ thể từng khoản thu. Chính vì vậy việc xác định tỷ lệ phần trăm các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương chưa đạt được sự công bằng và khách quan.

Cơ chế phân cấp ở địa phương đã quy định cụ thể nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách trên lĩnh vực, tuy vậy kết quả chi hàng năm, cho thấy nhiệm vụ chi ở ngân sách cấp tỉnh còn chiếm tỷ trọng cao, ngân sách cấp huyện trung bình còn ngân sách cấp xã vẫn ở mức thấp, đã làm hạn chế tính chủ động, linh hoạt của chính quyền cấp dưới trong việc quản lý điều hành ngân sách, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. (Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình, 2011)

2.2.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh

* Những kết quảđã đạt được giai đoạn 2004- 2009

Đối với tỉnh Quảng Ninh, việc điều hành ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền địa phương từ tỉnh đến huyện, xã, phường, thị trấn đã có nhiều tiến bộ, góp phần quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tăng cường nguồn lực tài chính cho các cấp chính quyền địa phương và thực hiện quản lý, sử dụng ngân sách đạt hiệu quả, tiết kiệm. Công tác quản lý ngân sách của tỉnh chủ động và hiệu quả, cụ thể là:

- Đã phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của HĐND và UBND các cấp, của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đơn vị trong lĩnh vực ngân sách như: việc quyết định phân bổ dự toán ngân sách và phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách của HĐND và UBND; trách nhiệm của các cấp, các ngành và đơn vị trong tổ chức quản lý, khai thác nguồn thu và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách được giao.

- Tỉnh đã quy định cụ thể tỷ lệ (%) phân chia nguồn thu, xác định rõ nhiệm vụ chi ngân sách của các cấp chính quyền. Hàng năm, căn cứ vào nghị quyết của HĐND tỉnh và yêu cầu thực tế, UBND tỉnh đã kịp thời điều chỉnh, sửa đổi nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách phù hợp với tình hình thực tế và khả năng quản lý ngân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 sách của các cấp, tạo điều kiện cho chính quyền cấp dưới chủ động trong điều hành ngân sách. Đẩy mạnh tính chịu trách nhiệm trong công tác giải trình lập dự toán và quyết toán, chuyển trách nhiệm giải trình xuống cho chính quyền địa phương theo nguyên tắc phân định các cấp.

- Công tác quản lý điều hành và thực hiện tài chính, ngân sách được nâng lên. Tất cả các khoản thu, chi ngân sách được hạch toán vào ngân sách qua hệ thống kho bạc nhà nước, được quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; quy trình quản lý thu, nộp và cấp phát ngân sách đảm bảo theo luật, xoá bỏ được các hình thức cấp phát gán thu bù chi, hạn chế ghi thu ghi chi, khắc phục tình trạng cấp phát vòng vèo nhiều kênh cấp phát cho một đối tượng, một mục đích. Hầu hết các đơn vị, cá nhân nộp ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách đã nhận thức được trách nhiệm thực hiện tài chính, ngân sách theo luật định.

- Tỉnh đã có quy định về quản lý và điều hành ngân sách địa phương đúng luật và sáng tạo. Hàng năm đều có hướng dẫn cụ thể để điều hành ngân sách chặt chẽ. Sớm có quy định "khoán" thu - chi ngân sách theo dự toán cho một số đơn vị dự toán, có chế độ khuyến khích thưởng vượt thu ngân sách. Tỉnh đã mạnh dạn quyết định nhiều chủ trương, thể chế hoá thành các quy định về ngân sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội.

- Công tác kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước ở các cấp đã đi vào nề nếp, công khai minh bạch, đánh giá chính xác hơn, công khai hơn. Việc công khai tài chính tại các đơn vị và các cấp chính quyền đã thường xuyên, nhất là các đơn vị cơ sở, tăng cường sự giám sát của hội đồng nhân dân các cấp, của nhân dân, góp phần sử dụng ngân sách tiết kiệm, hạn chế tiêu cực, lãng phí.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cơ chế phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền còn một số hạn chế, tồn tại, cụ thể là:

- Trong việc quyết định dự toán, điều chỉnh dự toán và phê chuẩn quyết toán NSĐP có sự trùng lặp thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp. Do đó, chính quyền địa phương phải có quyết định một số chỉ tiêu khi cấp trên đã quyết định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 thời gian giành cho mỗi khâu trong quy trình ngân sách Nhà nước ngắn ảnh hưởng tới thẩm quyền và chất lượng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương. Các cuộc thảo luận xem xét thiếu thời gian chuẩn bị tài liệu, dễ dẫn tới hình thức, thực quyền của HĐND các cấp bị hạ thấp. (Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh, 2010)

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)