Những căn cứ để đề xuất giải pháp hoàn thiện việc phân cấp quản lý NSĐP trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 97 - 99)

- Sở tài chính Phòng TC – KH huyện

3 Nâng cao tính tự chủ, tự quyết

4.3.1. Những căn cứ để đề xuất giải pháp hoàn thiện việc phân cấp quản lý NSĐP trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Hưng Yên

4.3.1. Nhng căn cđểđề xut gii pháp hoàn thin vic phân cp qun lý NSĐP trên địa bàn tnh Hưng Yên địa bàn tnh Hưng Yên

4.3.1.1 Định hướng chung

Thứ nhất: Phân cấp quản lý NSĐP phải thực hiện đồng bộ, phù hợp và gắn với phân cấp quản lý hành chính về kinh tế - xã hội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88 tế - xã hội, cho nên phải phù hợp và gắn chặt với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội. Đồng thời, phân cấp quản lý ngân sách phải gắn với hội nhập kinh tế, tài chính chung của quốc gia, vì vậy đòi hỏi cơ chế phân cấp phải thông suốt, đồng bộ, nhằm đảm bảo tính thống nhất của nền tài chính quốc gia.

Thứ hai: Phân cấp quản lý NSĐP phải đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách cấp trên và tính chủđộng, sáng tạo của ngân sách cấp dưới.

Cơ chế phân cấp phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa tập trung, thống nhất với phân cấp, phân quyền. Phân cấp quá mức ngân sách sẽ dẫn đến phân tán, manh mún, làm yếu vai trò chỉ đạo của ngân sách cấp trên; ngược lại, tập trung quá mức sẽ dẫn đến quan liêu, độc đoán của cấp trên và làm cho cấp dưới bị động, ỷ lại.

Thứ ba: Phân cấp phải đảm bảo ổn định cả nguồn thu và nhiệm vụ chi tương đối lâu dài, phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương và có tính khả thi trong quá trình thực hiện.

Sự phân công, phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội là cơ sở của phân cấp quản lý NSĐP. Vì vậy, trên cơ sở phân định rõ ràng nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền các cấp huyện, cấp xã sẽ tương ứng có các nhiệm vụ chi và nguồn thu ổn định lâu dài.

Thứ tư: Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSĐP phải bảo đảm tính minh bạch, công bằng, hợp lý, bao quát đầy đủ các hoạt động thu và chi của NSĐP.

Do sự khác nhau giữa các địa phương về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các xã, huyện địa bàn tỉnh còn rất lớn về nhiều mặt (thị trường, dân số, khả năng nguồn thu…). Vì thế đòi hỏi việc phân cấp phải căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi địa phương, không thể áp dụng một mô hình phân cấp chung cho tất cả các khu vực hành chính, vì điều kiện đó sẽ làm giảm hiệu lực và hiệu quả quản lý, không điều hòa được sự phát triển kinh tế, tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, ảnh hưởng đến sự phát triển trung của toàn tỉnh.

Thứ năm, phân cấp quản lý ngân sách phải tuân thủ qui trình và hoàn thiện nội dung từng khâu trong quy trình ngân sách.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89 Đẩy mạnh cải cách hành chính trong công tác quản lý NSĐP; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động thu - chi NSĐP và quản lý tài sản công; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối với công tác NSNN để nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong quản lý tài chính - NSĐP đảm bảo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng trong quản lý và sử dụng NSĐP.

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)