Về thu NSĐP

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 87 - 89)

- Sở tài chính Phòng TC – KH huyện

a) Về thu NSĐP

Nhìn chung việc phân cấp nguồn thu NSĐP trên địa bàn tỉnh Hưng Yên thời gian qua được đánh giá là tương đối tốt, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số tồn tại hạn chế như:

- Theo quy định của Luật NSNN, thuế TNDN hạch toán toàn ngành là khoản thu NSTW hưởng 100%, đây là một trong những quy định chưa thực sự phù hợp trong tình hình hiện nay.

- Mặc dù quy định tỉnh có toàn quyền quyết định việc phân cấp nguồn thu cho chính quyền cấp huyện, xã trong phạm vi được phân cấp nhưng một số nội dung phân cấp thu cụ thể lại được quy định trong Luật NSNN (2002) như: (1) Phân cấp tối thiểu 70% các khoản thu thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà, đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất cho ngân sách xã, thị trấn; (2) phân cấp tối thiểu 50% khoản thu lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ nhà, đất cho ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Điều này cũng làm hạn chế quyền của địa phương. Mặt khác, một số xã có nguồn thu lớn, việc quy định trên dẫn tới tình trạng có xã thì thừa nguồn đảm bảo nhiệm vụ chi, có xã thu ít, không dảm bảo đủ chi nhưng không thể thực hiện việc điều hòa ngân sách giữa các xã.

Việc xác định tỷ lệ phần trăm (%) các khoản thu phân chia giữa 3 cấp ngân sách ở địa phương còn bộc lộ nhiều hạn chế; tỷ lệ phân chia cho ngân sách cấp dưới còn ở mức thấp, công tác dự báo tình hình SXKD, lập kế hoạch thu ngân sách hàng năm chưa vững chắc, nên việc xác định tỷ lệ phần trăm (%) các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương chưa đạt được sự công bằng và khách quan, chưa thực sự mạnh dạn phân cấp nguồn thu cho ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã, nguồn thu phát sinh trên địa bàn thì được điều tiết về ngân sách cấp tỉnh. Trong khi đó, để đảm bảo cân đối thu, chi ngân sách cấp mình thì lại phải nhận bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên, điều này gây phức tạp trong việc hạch toán, nguồn thu nhỏ nhưng phải điều tiết cho

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78 nhiều cấp ngân sách. Qua đó, khẳng định cơ chế phân cấp như vậy chưa thực sự tăng cường nguồn lực tại chỗ và chưa thực sự phát huy tính chủ động sáng tạo trong quản lý ngân sách của các cấp chính quyền địa phương.

- Số bổ sung cân đối từ cấp trên cho cấp dưới được thực hiện ổn định theo số tuyệt đối trong thời kỳ ổn định ngân sách dẫn đến cân đối địa phương rất khó khăn.

- Theo quy định sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển NSĐP, thực hiện giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên là chưa hợp lý và không khả thi.

- Quy mô các nguồn thu ngân sách trên địa bàn còn nhỏ, phân tán, một nguồn thu thường được phân chia cho nhiều cấp ngân sách thụ hưởng dẫn đến phải quy định nhiều tỷ lệ điều tiết đối với các nguồn thu, gây khó khăn cho công tác quản lý thu, điều tiết nguồn thu cũng như hạch toán thu ngân sách của cơ quan tài chính, kho bạc nhà nước.

- Một số nội dung phân cấp nguồn thu chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; một số khoản thu phát sinh không ổn định và không đồng đều giữa địa bàn các huyện, xã, nhất là các khoản liên quan tới đất đai, phí, lệ phí nên phần nào đã tác động tới công tác giao dự toán, cân đối, ổn định ngân sách từng năm của ngân sách các cấp.

- Một số khoản thu như: thuế trước bạ nhà, đất, thuế môn bài, thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp của các hộ kinh doanh theo phương thức khoán thuế phần lớn điều tiết cho cấp xã hưởng, nhưng cấp xã chưa phát huy hết việc khai thác triệt để nguồn thu trên đại bàn, còn để thất thoát thu.

- Công tác quản lý thu thuế chưa phân cấp mạnh cho cấp dưới, hầu hết các DN nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn do Cục thuế tỉnh quản lý thu thuế, điều này đã làm hạn chế vai trò quản lý của các Chi cục thuế cấp huyện trong việc phối hợp quản lý thu, chống thất thu ngân sách, nhất là các DN đóng trên địa bàn huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 87 - 89)