Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân cấp quản lý NSNN ở cấp ngân sách địa phương

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 31)

phương

2.1.5.1. Bối cảnh và xu thế phát triển kinh tế- xã hội ởđịa phương

Trong điều kiện tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương không có sự biến động lớn thì nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN ổn định, khi nền kinh tế, chính trị, xã hội bất ổn định thì nguồn thu NSNN trên địa bàn bị ảnh hưởng, nhiệm vụ chi cho phát triển kinh tế, chi cho đảm bảo an ninh quốc phòng và giải quyết các vấn đề xã hội phải thay đổi theo chiều hướng khác. Khi nền kinh tế càng phát triển khả năng tích luỹ của nền kinh tế càng lớn, khả năng chi cho đầu tư phát triển càng cao. Như vậy cơ chế phân cấp quản lý nhà nước cũng vì thế mà thay đổi cho phù hợp.

Trong điều kiện hiện nay, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang là nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý NSNN ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Bởi lẽ sự tác động của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã làm thay đổi chức năng nhiệm vụ của nhà nước trong thời kỳ mới. Trong thời kỳ hội nhập, nhà nước không can thiệp sâu sắc và trực tiếp vào nền kinh tế mà chỉ đóng vai trò người cầm cân nảy mực, tạo môi trường hành lang pháp lý cho nền kinh tế ở tầm vĩ mô, việc đầu tư trực tiếp cho nền kinh tế bằng nguồn vốn NSNN chỉ tập trung ở những khâu trọng yếu không có khả năng thu hồi vốn và đáp ứng các nhu cầu phúc lợi xã hội. Vì vậy đây là nhân tố gây ảnh hưởng tới phân cấp quản lý NSNN.

2.1.5.2. Tính chất của việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cộng

Hàng hoá và dịch vụ công cộng được hiểu là các hàng hoá, dịch vụ mà việc sử dụng nó của các chủ thể này không làm cản trở tới việc sử dụng các chủ thể khác. Có thể nói đó là các hàng hoá mà tất cả mọi người đều có thể sử dụng và lợi ích từ việc sử dụng đó đối với bất kỳ chủ thể nào cũng hoàn toàn độc lập với các chủ thể khác cùng sử dụng.

Trong quản lý hành chính nhà nước, chính quyền nhà nước các cấp vừa phải đảm bảo chức năng quản lý vừa phải đảm bảo chức năng phục vụ công cộng cho xã hội. Phần lớn các hàng hoá công cộng đều được cung cấp bởi khu vực công (chính quyền nhà nước ở trung ương và địa phương).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 Hàng hoá công cộng được cung cấp ở phạm vi quốc gia như: Quốc phòng, an ninh, phát thanh truyền hình trung ương; ở phạm vi địa phương như phát thanh, truyền hình, đường giao thông, khu vui chơi giải trí thể thao của các cấp chính quyền địa phương…

Đây là yếu tố căn bản khi phân giao quyền hạn và trách nhiệm giữa các cấp trong bộ máy chính quyền giữa trung ương và địa phương trong việc cung cấp hàng hoá công cộng. Điều kiện vật chất để thực thi nhiệm vụ đòi hỏi phải phân chia nguồn lực từ NSNN, đây chính là tiền đề để phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp chính quyền địa phương.

2.1.5.3. Tính hiệu quả của phân cấp quản lý ngân sách địa phương

Phân cấp quản lý NSNN như thế nào? Phân cấp những nguồn thu, nhiệm vụ chi gì cho mỗi cấp, ngoài yêu cầu phải phù hợp với phân cấp quản lý kính tế - xã hội còn phải đặc biệt lưu ý đến tính hiệu quả trong thu, chi NSNN.

Đến lượt mình, tính hiệu quả thể hiện trước hết ở thẩm quyền quyết định ngân sách và phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi. Nguồn thu, nhiệm vụ chi giao cho cấp nào quản lý có hiệu quả thì nên phân cấp cho ngân sách địa phương cấp đó để tránh bị động; những nhiệm vụ chi mang tính xã hội rộng rãi và gắn với quyền lợi của người dân thì phân cho các cấp chính quyền địa phương.

2.1.5.4. Đặc điểm tự nhiên, xã hội ởđịa phương

Đây là một nhân tố có tính đặc thù mà cần được quan tâm. Tính đặc thù đó thường được biểu hiện ở những đặc điểm tự nhiên về địa hình, vùng có tài nguyên, có địa thế hay có điều kiện xã hội đặc biệt. Ở những vùng, những địa phương này có thể coi là một đối tượng đặc biệt của cơ chế phân cấp dẫn tới những nội dung phân cấp đặc thù cho phù hợp.

Sự đa dạng về mặt xã hội tạo ra sự khác biệt về nhu cầu, sở thích đối với hàng hóa dịch vụ công do mức thu nhập tạo ra. Khi sự khác biệt nảy sinh thì đòi hỏi cơ chế phân cấp phù hợp sẽ mang lại hiệu quả hơn.

2.1.5.5. Mức độ phân cấp về quản lý hành chính - kinh tế - xã hội giữa các cấp chính quyền

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 yêu cầu hình thành những cấp NSNN tương ứng với từng cấp hành chính đó. Tuy nhiên đây mới chỉ là điều kiện cần, bởi vì có nhiều cách khác nhau trong việc chuyển giao một bộ phận trong tổng thể các nguồn tài chính cho việc thực hiện các nhiệm vụ của mỗi đơn vị hành chính.

Nhận thức đúng các nhân tố ảnh hưởng này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phân tích, đánh giá thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về ngân sách cấp tỉnh để đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 31)